Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối, đặc biệt những người có độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị sao cho hiệu quả, để giảm tỷ lệ tàn tật do bệnh gây ra.Thoái hóa khớp gốiBệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Theo chức năng giải phẫu của khớp gối cho thấy, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương đó là đầu trên của xương chày, đầu dưới của xương đùi và mặt sau của xương bánh chè được che phủ bởi phần sụn khớp. Khớp gối có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể và được xem như khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ gây ra tình trạng thoái hóa khớp đầu gối.

I. Kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối

A. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối tiếng Anh gọi là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis, gây tổn thương sụn khớp gối và xương dưới sụn. Lúc này, dịch khớp gối điều tiết bị giảm thiểu, khiến các khớp xương sụn và xương đùi va vào nhau gây bào mòn phần sụn và dẫn đến hiện tượng sưng, viêm.

B. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp đầu gối

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra có thể do chấn thương hay các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cơ học hay các loại viêm khớp khác.

# Chấn thương

Chấn thương đặc biệt chấn thương vùng đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ dây chằng, túi chứa chất lỏng (Bursae) hay gân,… các bộ phận bao quanh khớp gối cũng như phần xương, dây chằng và phần sụn. Một số chấn thương đầu gối điển hình có thể gây thoái hóa khớp gối như sau

Chấn thương khớp gốiChấn thương khớp gối – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

# Bệnh lý về khớp

Theo các chuyên gia nhận định, có hơn 100 loại xương khớp khác nhau và chúng đều gây ảnh hưởng đến đầu gối, gây thoái hóa khớp gối.

# Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối:

Dư thừa trọng lượng gây thoái hóa khớp gốiTrọng lượng – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

C. Nhận biết biểu hiện thoái hóa đầu gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngoài các triệu chứng chung nêu trên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:

Nhận biết thoái hóa khớp đầu gối chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn sớm: Đây là giai đoạn khớp gối mới bắt đầu khởi phát. Do đó, người bệnh thường không có cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc nếu có tình trạng này xảy ra rất nhỏ, chỉ thoáng qua.

+ Giai đoạn giữa: Có thể được coi là giai đoạn nhẹ. Bởi khi chụp X – quang ở giai đoạn này, hình chụp có thể cho thấy xương phát triển, sụn bình thường và không gian giữa xương cũng bình thường nên không xảy ra hiện tượng cọ sát. Tuy nhiên, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau sau khi chạy bộ hoặc đi bộ một ngày dài. Khớp có dấu hiệu co cứng khi không hoạt động vài giờ, cũng có thể đau khi uốn hoặc quỳ gối.

+ Giai đoạn nặng: Trong giai đoạn này, phần sụn bị tổn thương một cách rõ ràng và khoảng cách giữa các xương có biểu hiện gần sát vào nhau. Người bệnh sẽ gặp phải biểu hiện co cứng khớp, đau nhức và không thể đi lại. Đồng thời, khớp có triệu chứng sưng tấy sau một thời gian vận động. Ngoài ra, chất dịch hoạt bắt đầu suy giảm và không còn giúp cản trở ma sát giữa các bộ phận khớp.

D. Những biến chứng thoái hóa khớp gối có thể gây ra

Bệnh thoái hóa đầu gối khi không được điều trị kịp thời có thể gây giảm thiểu chức năng vận động. Chẳng hạn như cứng khớp, đi lại khó khăn, thậm chí nhiều người phải sử dụng nạng để nâng đỡ. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị cơn đau nhức hành hạ, dẫn đến trường hợp đi lại khó khăn. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng gây ra biến dạng khớp, chi dưới có thể bị vẹo hoặc cong. Một số trường hợp còn bị teo cơ, tàn phế phải ngồi xe lăn.

II/ Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối về cơ bản không thể giải quyết triệt để các triệu chứng của bệnh có thể được quản lý hiệu quả bằng việc can thiệp các phương pháp điều trị từ bên ngoài và thay đổi lối sống.

1/ Chữa thoái hóa khớp gối theo Tây y

Thuốc uống, tiêm thuốc hay phẫu thuật,… đều là các biện pháp chữa thoái hóa khớp và thoái hóa khớp gối theo Tây y, được bác sĩ áp dụng tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp gốiChữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức

#1. Thuốc uống chữa thoái hóa khớp gối

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau hoặc chữa trị một số bệnh lý tiềm ẩn gây thoái hóa khớp chẳng hạn như:

→ Cảnh báo rủi ro: Thuốc có tác dụng phụ có thể gây tổn thương gan và các bộ phận khác trong cơ thể vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

#2. Chữa thoái hóa khớp gối bằng biện pháp tiêm thuốc

→ Cảnh báo rủi ro: Với biện pháp tiêm nhiều lúc không mang lại hiệu quả cao trong điều trị và thường sử dụng với liều lượng mạnh nên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

#3. Điều trị thoái hóa khớp đầu gối bằng phẫu thuật

Khi tất cả các liệu pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả điều trị hiệu quả. Phẫu thuật chính là phương án cuối cùng được bác sĩ chỉ định và lựa chọn, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại khớp gối.

Các phương pháp phẫu thuật xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu được bác sĩ khuyến cáo sử dụng đó là:

→ Cảnh báo rủi ro: Bất kỳ biện pháp chữa thoái hóa khớp gối nào cũng mang ưu và nhược điểm riêng, phẫu thuật cũng nằm trong số đó. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện.

2/ Thuốc trị thoái hóa khớp gối theo Đông y

Qua thực tiễn lâm sàng, thuốc Tây không chỉ giúp giảm đau hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng thuốc cũng chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh chứ không giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Song song đó dùng thuốc tây vẫn còn đó những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hiện nay đa phần bệnh nhân đều chuyển sang chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y.

Thuốc đông y không những tập trung tác động vào can phế kinh tỳ, giúp nâng cao thể trạng sức khỏe mà còn giúp khí huyết lưu thông tốt, giảm nhanh cơn đau hiệu quả. Đồng thời, thuốc được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn cho người sử dụng và có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng hơi chậm, đòi hỏi người bệnh phải có tính kiên trì trong việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp gối.

III/ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Một số biện pháp chăm sóc khớp gối các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng đau như sau:

Nghỉ ngơi điều trị thoái hóa khớp gốiKhắc phục bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

# Nghỉ ngơi

Đây được xem là giải pháp khắc phục thoái hóa khớp gối đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Với biện pháp này, bạn sẽ giảm tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại lên đầu khớp gối, giúp khớp gối có thời gian nghỉ ngơi và tự chữa lành.

# Giảm cân

Tăng cân, thừa cân là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp gối chịu nhiều áp lực dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối.

# Tập thể dục

Tập thể dục sẽ khớp cơ bắp và các khớp xương khỏe mạnh, phòng tránh được tình trạng cứng khớp. Cần chọn những bài tập vừa sức và thực hiện đều đặn hàng ngày, một số bài tập mà bạn có thể tham khảo: bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, yoga…

# Kem giảm đau không kê toa

Một số loại thuốc dạng gel hoặc kem có bày bán không theo toa ở các quầy thuốc giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng.

# Nước đá

Sử dụng nước đá cũng chính là cách giúp giảm đau thoái hóa khớp gối hiệu quả. Nhiệt độ lạnh, giúp giảm viêm và sưng ở khớp gối. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nước đá lâu hơn 20 phút có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác dưới da.

# Kê cao đầu gối

Đây cũng là cách giúp kiểm soát cơn đau co bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Các bạn hãy thử đặt chân lên trên ghế tựa hoặc lên gối, cơn đau nhức sẽ được xoa dịu.

Kết luận:

Trên đây là các cách chữa thoái hóa khớp gối cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả. Ngoài điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc, người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng kết hợp với các liệu pháp thay thế như sử dụng thực phẩm chức năng, thực hiện châm cứu trị liệu để bệnh mau chóng hồi phục.

Thay vì chờ bệnh phát triển mới tiến hành điều trị, các bạn cần có hướng chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện, các bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh ngay.

Nguồn tham khảo: https://vcep.vn/

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:57