• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Thông tin y học

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất

  • PDF.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối, đặc biệt những người có độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị sao cho hiệu quả, để giảm tỷ lệ tàn tật do bệnh gây ra.Thoái hóa khớp gốiBệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Theo chức năng giải phẫu của khớp gối cho thấy, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương đó là đầu trên của xương chày, đầu dưới của xương đùi và mặt sau của xương bánh chè được che phủ bởi phần sụn khớp. Khớp gối có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể và được xem như khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ gây ra tình trạng thoái hóa khớp đầu gối.

I. Kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối

A. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối tiếng Anh gọi là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis, gây tổn thương sụn khớp gối và xương dưới sụn. Lúc này, dịch khớp gối điều tiết bị giảm thiểu, khiến các khớp xương sụn và xương đùi va vào nhau gây bào mòn phần sụn và dẫn đến hiện tượng sưng, viêm.

B. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp đầu gối

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra có thể do chấn thương hay các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cơ học hay các loại viêm khớp khác.

# Chấn thương

Chấn thương đặc biệt chấn thương vùng đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ dây chằng, túi chứa chất lỏng (Bursae) hay gân,… các bộ phận bao quanh khớp gối cũng như phần xương, dây chằng và phần sụn. Một số chấn thương đầu gối điển hình có thể gây thoái hóa khớp gối như sau

Chấn thương khớp gốiChấn thương khớp gối – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

  • Chấn thương ALC: Xảy ra do rách dây chằng trước (ACL). Đây được xem là một trong bốn chằng kết nối với phần xương sống và xương đùi lại với nhau. Chấn thương này xảy ra khi bạn tham gia chơi bóng rổ hoặc các môn thể thao khác đòi hỏi thay đổi hướng đột ngột.

  • Gãy xương: Một va chạm xảy ra có thể làm gãy xương đầu gối, trong đó có xương bánh chè. Ở một số trường hợp, xương bị suy yếu, vì vậy, người bệnh chỉ cần đi sai cách cũng khiến xương có thể gãy.

  • Viêm bao quanh đầu gối: Một số chấn thương đầu gối có thể gây viêm trong hoặc gây ảnh hưởng đến dây chằng cũng chính là nguyên nhân gây thoái hóa đầu gối.

  • Viêm gân Patellar: Những người chạy bộ, đi xe đạp, trượt tuyết hay những người tham gia các môn thể thao chạy nhảy thường có xu hướng bị viêm bao gân sao và gây đau nhức. Gân này kết nối với xương ống và 4 đầu ở phía đùi trước. chính vì vậy, người bệnh chơi các môn thể thao này thường có khả năng thoái hóa khớp cao hơn những người còn lại.

# Bệnh lý về khớp

Theo các chuyên gia nhận định, có hơn 100 loại xương khớp khác nhau và chúng đều gây ảnh hưởng đến đầu gối, gây thoái hóa khớp gối.

  • Viêm xương khớp: Đây là bệnh xương khớp khá phổ biến. Căn bệnh này còn có tên gọi khác đó là viêm khớp thoái hóa. Tình trạng bệnh xuất hiện khi sụn đầu gối bị bào mòn do vấn đề tuổi tác hay do sử dụng thuốc gây ra.

  • Viêm khớp dạng thấp: Là một trình trạng tự miễn gây ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, trong đó có khớp gối,

  • Bệnh gout: Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra trong trường hợp này. Bởi các tinh thể acid uric tích tụ trong khớp và gây đau nhức ở các đốt ngón chân cái rồi sau đó lan đến đầu gối.

  • Pseudogout: Bệnh xuất hiện là do các tinh thể canxi phát triển trong dịch khớp tạo ra hiện tượng giả mạc và đầu gối chính là khớp bị ảnh hưởng của giả nhiều nhất. Thông thường, người bệnh thường nhầm lẫn giữa Pseudogout với bệnh gout.

  • Viêm khớp: Thoái hóa khớp gối xảy ra cũng có thể do khớp gối bị nhiễm trùng dẫn đến sưng đỏ và gây đau.

# Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối:

  • Hội chứng xương bánh chè (Patellofemoral pain syndrome): Hiện tượng này rất hay gặp ở các vận động viên thể thao và người trẻ tuổi, đặc biệt những người có dị tật ở xương bánh chè. Hội chứng xương bánh chè là thuật ngữ dùng chỉ sự đau đớn xảy ra ở giữa xương bánh chè và xương đùi dưới.

  • Dư thừa trọng lượng: Thừa cân hay béo phì chính là nguyên nhân gây tăng áp lực lên khớp gối. Nhất là khi người bệnh hoạt động đi lại hoặc lên xuống cầu thang. Chính vì yếu tố này làm tăng khả năng thoái hóa khớp bằng cách thúc đẩy sự phân hủy lớp sụn và khớp.

Dư thừa trọng lượng gây thoái hóa khớp gốiTrọng lượng – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

  • Yếu cơ hoặc cơ thể bị thiếu linh hoạt: Cơ bị yếu dẫn đến việc hỗ trợ nâng đỡ các khớp xương bị yếu đi và gây mất thăng bằng. Đồng thời, xương khớp thiếu sự linh hoạt cũng chính là yếu tố khiến khớp đầu gối dễ bị chấn thương.

  • Một số môn thể thao: Chơi thể thao với các bộ môn như trượt tuyết, bóng rổ,… chính là nguyên nhân làm tăng áp lực lên khớp gối của bạn và tăng khả năng bị tổn thương khớp gối gây thoái hóa khớp gối.

  • Chấn thương trước đó: Ở một số người nếu có tình trạng chấn thương khớp gối trước đó thì nguy cơ khớp gối bị tổn thương lần nữa là điều không thể tránh khỏi.

C. Nhận biết biểu hiện thoái hóa đầu gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối.

  • Người bệnh thường có cảm giác thường xuyên đau nhức ở vùng khớp gối và cơn đau tăng dần lên khi bệnh nhân hoạt động hoặc di chuyển. Bên cạnh đó, các cử động nhẹ nhàng như duỗi chân thường nghe có tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu khớp gối.

  • Ngoài ra, người bệnh cũng hay bắt gặp hiện tượng cứng khớp, co khớp gối xảy ra vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, việc cử động dường như là không thể, bệnh nhân phải mất khoảng 20 – 30 phút để làm ấm khớp mới có thể cử động được.

  • Ở một số trường hợp thoái hóa khớp gối, người bệnh cảm thấy nhấc chân khó, đi tập tễnh hoặc ngồi xuống rồi đứng lên cảm thấy khó khăn. Nhiều người khi đứng lên cần phải có vật để vịn hoặc có sự giúp đỡ của người xung quanh.

  • Đồng thời, biểu hiện đau nhức khi đi cầu thang thể hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp gối. Khi bệnh chuyển nặng, người bệnh không thể bước lên cầu thang hoặc co được chân vì quá đau.

  • Mặt khác, thoái hóa sẽ dẫn đến tình trạng khớp gối bị sưng lên do tràn dịch khớp. Vấn đề đau nhức này sẽ được cải thiện khi người bệnh tiến hành chọc hút dịch.

Ngoài các triệu chứng chung nêu trên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:

Nhận biết thoái hóa khớp đầu gối chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn sớm: Đây là giai đoạn khớp gối mới bắt đầu khởi phát. Do đó, người bệnh thường không có cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc nếu có tình trạng này xảy ra rất nhỏ, chỉ thoáng qua.

+ Giai đoạn giữa: Có thể được coi là giai đoạn nhẹ. Bởi khi chụp X – quang ở giai đoạn này, hình chụp có thể cho thấy xương phát triển, sụn bình thường và không gian giữa xương cũng bình thường nên không xảy ra hiện tượng cọ sát. Tuy nhiên, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau sau khi chạy bộ hoặc đi bộ một ngày dài. Khớp có dấu hiệu co cứng khi không hoạt động vài giờ, cũng có thể đau khi uốn hoặc quỳ gối.

+ Giai đoạn nặng: Trong giai đoạn này, phần sụn bị tổn thương một cách rõ ràng và khoảng cách giữa các xương có biểu hiện gần sát vào nhau. Người bệnh sẽ gặp phải biểu hiện co cứng khớp, đau nhức và không thể đi lại. Đồng thời, khớp có triệu chứng sưng tấy sau một thời gian vận động. Ngoài ra, chất dịch hoạt bắt đầu suy giảm và không còn giúp cản trở ma sát giữa các bộ phận khớp.

D. Những biến chứng thoái hóa khớp gối có thể gây ra

Bệnh thoái hóa đầu gối khi không được điều trị kịp thời có thể gây giảm thiểu chức năng vận động. Chẳng hạn như cứng khớp, đi lại khó khăn, thậm chí nhiều người phải sử dụng nạng để nâng đỡ. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị cơn đau nhức hành hạ, dẫn đến trường hợp đi lại khó khăn. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng gây ra biến dạng khớp, chi dưới có thể bị vẹo hoặc cong. Một số trường hợp còn bị teo cơ, tàn phế phải ngồi xe lăn.

II/ Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối về cơ bản không thể giải quyết triệt để các triệu chứng của bệnh có thể được quản lý hiệu quả bằng việc can thiệp các phương pháp điều trị từ bên ngoài và thay đổi lối sống.

1/ Chữa thoái hóa khớp gối theo Tây y

Thuốc uống, tiêm thuốc hay phẫu thuật,… đều là các biện pháp chữa thoái hóa khớp và thoái hóa khớp gối theo Tây y, được bác sĩ áp dụng tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp gốiChữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức

#1. Thuốc uống chữa thoái hóa khớp gối

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau hoặc chữa trị một số bệnh lý tiềm ẩn gây thoái hóa khớp chẳng hạn như:

  • Thuốc Acetaminophen: dùng chữa thoái hóa khớp gối cho bệnh nhân đau nhẹ đến trung bình.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NASID): Thuốc này có loại kê đơn và không kê đơn. Một số loại không kê đơn như natri naproxen (Aleve) và ibuprofen (Advil, Motrin IB), thuốc giúp giảm đau nhất là giảm đau khớp gối. Tuy nhiên các bác sĩ còn có thể cho liều mạnh hơn trong trường hợp nặng.

  • Duloxetine (Cymbalta): Thuốc được sử dụng như chất chống trầm cảm, thường được dùng để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn mãn tính, giúp giảm đau và viêm.

→ Cảnh báo rủi ro: Thuốc có tác dụng phụ có thể gây tổn thương gan và các bộ phận khác trong cơ thể vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

#2. Chữa thoái hóa khớp gối bằng biện pháp tiêm thuốc

  • Corticosteroid: Tiêm trực tiếp Corticosteroid vào khớp gối giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm tình trạng đau nhức trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, biện pháp này không phải với trường hợp bệnh nào cũng mang lại hiệu quả.

  • Axit hyaluronic: Đây là chất lỏng dày tương tự như chất bôi trơn khớp, giúp giảm đau bằng cách cung cấp vào khớp gối, giúp cải thiện tính di động và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêm acid hyaluronic mang lại kết quả giảm đau không bằng giả dược nhưng chúng khá giống với thành phần chứa trong khớp. Do dó, bác sĩ vẫn chỉ định cho bệnh nhân sử dụng để giảm đau trong vài tháng.

  • Tiêm huyết tương (PRP): PRP là tên viết tắt của Platelet Rich Plasma và có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Chúng có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng khác nhau, giúp giảm viêm và thúc đẩy bệnh mau chóng hồi phục. Loại tiêm này thường được áp dụng cho những người có xu hướng thoái hóa khớp gối nhẹ hoặc người trẻ tuổi.

→ Cảnh báo rủi ro: Với biện pháp tiêm nhiều lúc không mang lại hiệu quả cao trong điều trị và thường sử dụng với liều lượng mạnh nên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

#3. Điều trị thoái hóa khớp đầu gối bằng phẫu thuật

Khi tất cả các liệu pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả điều trị hiệu quả. Phẫu thuật chính là phương án cuối cùng được bác sĩ chỉ định và lựa chọn, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại khớp gối.

Các phương pháp phẫu thuật xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu được bác sĩ khuyến cáo sử dụng đó là:

  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp chữa thoái hóa khớp gối, giúp bác sĩ có thể kiểm tra vị trí xương khớp bị tổn thương và giúp sửa chữa xương khớp bằng máy ảnh sợi quang và công cụ kèm theo. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ này vào đầu gối của bạn thông qua một vài vết một nhỏ quanh đầu gối. Với biện pháp chữa thoái hóa khớp gối bằng nội soi sẽ giúp loại bỏ các cơ quan lỏng lẻo ra khỏi khớp gối hoặc sửa chửa hoặc tái tạo phần sụn bị hư hỏng, dây chằng bị rách.

  • Phẫu thuật thay thế đầu khớp gối một phần (arthroplasty unicompartmental): Bác sĩ sẽ làm ca phẫu thuật để loại bỏ một phần đầu khớp gối bị hư hỏng nhất định và thay thế vào đó khớp gối khác được làm bằng nhựa hay kim loại. Phẫu thuật này được bác sĩ hành thông qua các lỗ rạch nhỏ và các vết rạch này cơ cơ chế phục hồi nhanh hơn phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp gối.

  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ đầu gối: Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần sụn và xương bị tổn thương ra khỏi xương đùi, xương bánh chè và thay thế vào đó khớp nhân tạo bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa.

→ Cảnh báo rủi ro: Bất kỳ biện pháp chữa thoái hóa khớp gối nào cũng mang ưu và nhược điểm riêng, phẫu thuật cũng nằm trong số đó. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện.

2/ Thuốc trị thoái hóa khớp gối theo Đông y

Qua thực tiễn lâm sàng, thuốc Tây không chỉ giúp giảm đau hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng thuốc cũng chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh chứ không giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Song song đó dùng thuốc tây vẫn còn đó những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hiện nay đa phần bệnh nhân đều chuyển sang chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y.

Thuốc đông y không những tập trung tác động vào can phế kinh tỳ, giúp nâng cao thể trạng sức khỏe mà còn giúp khí huyết lưu thông tốt, giảm nhanh cơn đau hiệu quả. Đồng thời, thuốc được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn cho người sử dụng và có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng hơi chậm, đòi hỏi người bệnh phải có tính kiên trì trong việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp gối.

III/ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Một số biện pháp chăm sóc khớp gối các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng đau như sau:

Nghỉ ngơi điều trị thoái hóa khớp gốiKhắc phục bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

# Nghỉ ngơi

Đây được xem là giải pháp khắc phục thoái hóa khớp gối đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Với biện pháp này, bạn sẽ giảm tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại lên đầu khớp gối, giúp khớp gối có thời gian nghỉ ngơi và tự chữa lành.

# Giảm cân

Tăng cân, thừa cân là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp gối chịu nhiều áp lực dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối.

# Tập thể dục

Tập thể dục sẽ khớp cơ bắp và các khớp xương khỏe mạnh, phòng tránh được tình trạng cứng khớp. Cần chọn những bài tập vừa sức và thực hiện đều đặn hàng ngày, một số bài tập mà bạn có thể tham khảo: bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, yoga…

# Kem giảm đau không kê toa

Một số loại thuốc dạng gel hoặc kem có bày bán không theo toa ở các quầy thuốc giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng.

# Nước đá

Sử dụng nước đá cũng chính là cách giúp giảm đau thoái hóa khớp gối hiệu quả. Nhiệt độ lạnh, giúp giảm viêm và sưng ở khớp gối. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nước đá lâu hơn 20 phút có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác dưới da.

# Kê cao đầu gối

Đây cũng là cách giúp kiểm soát cơn đau co bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Các bạn hãy thử đặt chân lên trên ghế tựa hoặc lên gối, cơn đau nhức sẽ được xoa dịu.

Kết luận:

Trên đây là các cách chữa thoái hóa khớp gối cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả. Ngoài điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc, người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng kết hợp với các liệu pháp thay thế như sử dụng thực phẩm chức năng, thực hiện châm cứu trị liệu để bệnh mau chóng hồi phục.

Thay vì chờ bệnh phát triển mới tiến hành điều trị, các bạn cần có hướng chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện, các bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh ngay.

Nguồn tham khảo: https://vcep.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:57

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì? 14 cách điều trị tốt nhất

  • PDF.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 chưa xuất hiện biến chứng chèn ép nặng nề, bệnh nhân không cần phẫu thuật mà vẫn có thể khỏi bệnh nhờ cách chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 theo phương pháp bảo tồn kết hợp Đông và Tây y.

I. Kiến thức về thoát vị đĩa đệm L5-S1

A. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L5-S1 nói riêng không chỉ gây khó chịu cho người mắc phải bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm, để khắc phục và kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để chữa và phòng tránh bệnh, tốt nhất bệnh nhân cần nắm rõ thông tin về bệnh. Chẳng hạn bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 là gì và thông số L5-S1 có ý nghĩa như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm L5-S1 - Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1Hình ảnh đốt thắt lưng 5 (L5) và xương cùng thứ nhất (S1) của cột sống

Theo nhận định của Giáo sư Trần Ngọc Ân (Nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai): Bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 là bệnh lý liên quan đến đĩa đệm trong cột sống thắt lưng số 5 bị thoát ra ngoài.

Có thể hiểu sâu hơn, thoát vị đĩa đệm L5-S1 được xem là điểm tựa chính của cột sống giúp cột sống có thể di chuyển linh hoạt như cúi người, vặn trái, bặn phải,… Và L5 và S1 có ý nghĩa như sau, L5 là phần thấp nhất của năm đốt sống cột sống thắt lưng vị trí số 5 (L5), nó nằm gần xương cùng đầu tiên. Đốt sống này có thể bị trượt về phía trước trên đốt sống đầu tiên của xương ống (S1) và gây đau cho người bệnh khi rễ dây thần kinh bị đè nén.

Bác sĩ Ngọc Ân cho biết thêm: Thông thường, đốt sống L5 và S1 được kết nối ở mặt sau của cột sống bởi hai khớp xương và nếu chúng có những chuyển động bất thường do thoái hóa sẽ dẫn đến đau nhức.

B. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5-S1?

Ở Việt Nam, bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi do quá trình lão hóa xương khớp. Tuổi tác càng cao thì chức năng của cột sống càng suy giảm và dẫn đến thoái hóa. Thoái hóa đốt sống lâu ngày có thể gây thoái hóa đĩa đệm và tiến triển thành thoát vị đĩa đệm kèm theo sự hình thành gai xương chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5S1 - Thoát vị đĩa đệm L5 S1Một vài nguyên nhân điển hình gây thoát vị đĩa đệm L5S1

Không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà thoát vị đĩa đệm cũng ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Đoạn cột sống L5-S1 là bản lề để cột sống thực hiện các động tác cúi, nghiêng, ưỡn người… nên đoạn đĩa đệm này thường phải chịu nhiều áp lực nên dễ bị chấn thương và suy yếu. Trong quá trình vận động khó tránh khỏi những va đập do té ngã, tại nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương đĩa đệm có thể khiến nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm. Chưa kể, một số người trẻ ngồi làm việc sai tư thế, cúi nâng vật nặng đột ngột, mang vác nặng, chơi thể thao không đúng tư thế cũng làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về đĩa đệm, cột sống hay bất thường về cấu trúc cột sống như gai cột sống, gù vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng cực kỳ cao.

C. Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5-S1

Triệu chứng đau nhức của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1 có thể xuất hiện chậm hoặc đột ngột, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng người. Khi bệnh mới phát triển, đĩa  đệm của bạn có dấu hiệu phình ra và bạn sẽ gặp phải một vài biểu hiện rắc rối sau đây:

  • Đau dây thần kinh tọa: Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện cơn đau lưng dai dẳng. Cơn đau có thể đau âm ỉ và sau đó có thể tăng lên gây đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, cơn đau giảm dần khi bệnh nhân nghỉ ngơi và thư giãn.

  • Cơn đau thường lan tỏa ở phía sau chân và không xa hơn đầu gối.

  • Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức tăng lên khi thực hiện các hoạt động như uống hoặc nâng đồ vật.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5S1 - Chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1Thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây đau nhức vùng lưng và sau đó lan rộng xuống đùi và chân.

Khi đĩa đệm phát triển thành thoát vị (trường hợp nặng), người bệnh sẽ bị đau thần kinh tọa. Biểu hiện của bệnh đó là bệnh nhân cảm thấy cơn đau lưng gia tăng và có cảm giác đau nhức vùng hông lan dần xuống vùng mông và đùi rồi xuống chân. Điều này xảy ra, do hệ thần kinh cảm giác dưới chân bị ảnh hưởng gây ra phản ứng viêm dây thần kinh, gây đau nhức các vùng xung quanh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Đau ở chân khi ho hoặc hắt hơi.

  • Chân bị tê bì hoặc mất cảm giác.

  • Yếu cơ ở chân.

  • Mất cảm giác ở một bên đùi hoặc cả hai bên.

  • Người bệnh cảm thấy vận động, di chuyển khó khăn, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

  • Mặt khác, rối loạn chức năng ruột và bàng quang cũng có thể xảy ra trong trường hợp bệnh này.

D. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L5-S1?

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra sau đây:

# Rối loạn chức năng tiết niệu và bài tiết

Các dây thần kinh rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thống bài tiết và tiết niệu xuống tủy sống như một phần của cauda equina (Bó dây thần kinh cột sống, nối dài từ tủy sống qua trung tâm của cột sống). Nếu thoát vị đĩa đệm L5-S1 gây đèn nén cauda equina, chúng sẽ trở thành hội chứng equina cauda (chùm đuôi ngựa).

Chính vì vậy, Một khi các sợi dây thần kinh này bị ảnh hưởng và tổn thương do thoát vị đĩa đệm L5-S1 gây ra. Chúng có thể gây ra một vài rối loạn như rối loạn bàng quang, gây khó khăn trong tiểu tiện hoặc tiểu tiện không kiểm soát được.

Theo trung tâm Y tế Đại học Maryland cảnh cáo, hội chứng equina cauda có thể gây tổn thương vĩnh viễn bàng quang và không có khả năng hồi phục.

# Gây rối loạn cảm giác

Tổn thương từ hội chứng equina cauda có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác và gây đau nhức và tê bì ở một bên chân hoặc cũng có thể xảy ra ở cả hai bên. Thậm chí, trường hợp bệnh nặng có thể gây teo cơ hoặc bị tê liệt.

II/ 14 cách chữa trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 phổ biến

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 hiện nay bao gồm điều trị nội khoa, phục hồi chức năng và ngoại khoa (theo Tây y); điều trị bằng thuốc, kết hợp châm cứu, xoa bóp (theo Đông y)… Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị, mức độ chèn ép, các biểu hiện lâm sàng, thể trạng bệnh nhân, nguy cơ về biến chứng,… mà áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 phù hợp.

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, chưa xuất hiện biến chứng chèn ép nặng nề thì không cần phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể cải thiện bệnh hiệu quả bằng các biện pháp điều trị bảo tồn, kết hợp Đông và Tây y sau đây:

1- Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng Tây y

Nếu bạn đang gặp rắc rối với căn bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1, thuốc Tây sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn.

#1. Thuốc giảm đau chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1

Với những cơn đau từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen (Tylenol…), ibuprofen (Advil…)  hoặc naproxen (Aleve…). Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc sử dụng acetaminophen liều cao có thể gây hại cho gan nên cần phải thận trọng.

#2. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng thuốc giãn cơ

Một số loại thuốc giãn cơ như diazepam (Valium) hoặc cyclobenzaprine (Flexeril) cũng có thể chỉ định trong chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 nếu bệnh nhân thấy đau lưng hoặc co thắt các chi. Thuốc có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt.

Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm sau khi dùng các thuốc trên, bác sĩ có thể kê chất opiat (codeine) hoặc kết hợp hydrocodone – acetaminophen (Lortab, Vicodin) trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, lẫn lộn, buồn nôn, táo bón khi sử dụng.

Thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1 - Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1Giảm đau thoát vị đĩa đệm L5S1 hiệu quả bằng thuốc Tây

#3. Thuốc trấn tĩnh thần kinh – Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 

Một số loại thuốc giúp an thần, trấn tĩnh thần kinh như gabapentin (Neurontin…), vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12)  có thể được sử dụng. Bác sĩ điều trị có thể tiêm corticoid trực tiếp vào khu vực xung quanh các dây thần kinh cột sống L5 S1 để ức chế viêm.

Chú ý: Việc sử dụng thuốc trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

#4. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh. Theo thuật ngữ y khoa, phẫu thuật được xem là thủ thuật ngoại khoa xâm lấn và phương pháp này được sử dụng khi bệnh thoát vị đĩa đệm không có khả năng thuyên giảm sau khi sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa và bệnh có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Theo một số báo cáo của chuyên khoa xương khớp tại các bệnh viện lớn, các ca phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 có tỷ lệ phục hồi bệnh khá cao (đạt 90%). Tiến trình sau phẫu thuật khá tốt, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh chóng chỉ sau đó vài ngày. Người bệnh chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ sau đó vài tháng, bệnh sẽ được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Phẫu thuật cũng vậy, biện pháp này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng cụ thể như nhiễm trùng, viêm tắc tĩnh mạch, cứng khớp hoặc liệt khớp,… Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Vì sao phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại?

2- Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu là cách trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 mang đến hiệu quả cao. Các phương pháp trị liệu cho người thoát vị đĩa đệm L5 S1  bao gồm:

#1. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng nhiệt trị liệu

Chườm nóng (túi nước nóng, muối rang, cám rang, ngải cứu, lá lốt nướng nóng), hồng ngoại, đắp Paraphin , tắm ngâm suối bùn nóng… có tác dụng giảm đau và chống co cứng cơ, làm giãn mạch và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.

#2. Điện trị liệu – Phục hồi chức năng bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1

– Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề và giảm đau, chống viêm.

– Dòng xung điện giúp kích thích thần kinh cơ, giảm đau và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.

– Dòng Gavanic và Faradic có tác dụng tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ việc đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương tốt hơn.

#3. Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng LaserChữa thoát vị đĩa đệm L5S1 bằng Laser - Cách trị thoát vị đĩa đệm L5S1

Laser có tác dụng làm mềm mô cơ, giảm đau, chống viêm và tăng cường tái tạo các tổ chức nên thường được sử dụng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1.

#4. Siêu âm giúp điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Siêu âm giúp làm mềm tổ chức tổn thương và xơ sẹo ở trong sâu, giảm đau, chống viêm, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổ chức.

#5. Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng phương pháp kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống giúp giải phóng nhân nhầy đĩa đệm trở về vị trí cũ, giảm chèn ép dây thần kinh và tủy sống, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhằm tái tạo các tổ chức ở đĩa đệm. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định kéo giãn cột sống sao cho phù hợp.

#6. Bài tập vận động điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Bệnh nhân được yêu cầu tập các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống. Một số trường hợp có thể cho tập yoga để tăng sự chắc khỏe của cơ bắp và sự linh hoạt của cột sống.

Bệnh nhân có thể tham khảo bài tập vận động đơn giản hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 như sau:

  • Nằm ngửa, cong đầu gối sao cho lưng ở vị trí trung lập – không quá cong và không được ép thành sàn, không được nghiêng hông lên.

  • Co cơ bụng và nâng hông khỏi sàn nhà.

  • Xếp thẳng hông với đầu gối và vai, giữ vị trí này và thở sâu 3 lần hoặc giữ trong khoảng 5 – 8 giây.

  • Lặp lại bài tập này nhiều lần.

Tham khảo thêm: 10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả

3- Cách chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng các phương pháp bổ trợ

#1. Biện pháp xoa bóp – massage điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Các kỹ thuật xoa bóp – massage tác động vào da thịt, mạch máu, thần kinh và các cơ quan thụ cảm có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, chống viêm và giảm phù nề, tăng cường trao đổi chất, làm giãn các vùng cơ co cứng, tăng tính linh hoạt của khớp, cải thiện vận động, hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1.

#2. Thủ thuật châm cứu – bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1

Châm cứu – bấm huyệt là một thủ thuật chữa bệnh phổ biến trong Đông y và Y học cổ truyền có tác dụng giải tỏa thần kinh, giảm đau nhức,kích thích quá trình lưu thông máu, tăng cường phục hồi tổn thương, tăng cường sức đề kháng… hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp nói chung, cách trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nói riêng.

#3. Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cột sống L5-S1

Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự tập trung cao độ của tinh thần và thể chất dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ nguyên tư thế. Yoga giúp thư giãn tinh thần và thể chất, tăng cường thể lực, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả. Yoga được ứng dụng trong chữa thoát vị đĩa đệm giúp điều tiết lưu thông máu, giảm đau, tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai của cột sống. Bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia Yoga sẽ thiết kế những bài tập yoga phù hợp với mức độ bệnh và thể chất người bệnh.

#4. Đông y chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1

Với một số trường hợp bệnh nhẹ, điều trị thoát vị đĩa đệm L5 – S1 là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Bởi thuốc không chỉ an toàn mà còn tác động vào trực tiếp vào bộ phận gây đau, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh hiệu quả. Đồng thời, thuốc đông y còn có công dụng bồi bổ khí huyết, giúp máu lưu thông tốt đến hệ xương khớp, giúp giảm đau nhức.

Tuy nhiên, thuốc đông y được chiết xuất từ các vị thuốc tự nhiên nên hiệu quả mà thuốc mang lại không nhanh như thuốc Tây. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

III/ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự chuyển biến tích cực của cơ thể sau vài tháng điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng để có thể điều trị dứt điểm, ngoài việc kiên trì thực hiện các phương pháp chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần phải  thay đổi lối sống cho phù hợp để phòng ngừa bệnh tái phát:

#1. Vận động hợp lý và duy trì đúng tư thế

Tránh xa các hoạt động mạnh có thể gây đau nhức nhiều hơn như uốn cong người, nâng và hạ vật nặng. Duy trì các tư thế tốt để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

#2. Tập thể dục hàng ngày

Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng , chơi các môn thể thao phù hợp để giúp hệ xương khớp chắc khỏe, tăng cường cơ bắp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống.

#3. Kiểm soát cân nặng

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1 bằng cách kiểm soát cân nặng

Bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cân nặng ổn định, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp. Tránh tình trạng thừa cân, béo phì tạo áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trầm trọng hơn.

#4. Từ bỏ các thói quen không tốt

Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác để giảm thiểu các vấn đề về xương, khớp và cột sống. Hạn chế làm việc quá sức, nên giảm khối lượng công việc để có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi cột sống và đĩa đệm.

Ngoài ra, người bênh cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin nhóm B như B1, B6, B2, giúp giảm thiểu các triệu chứng tê bì tay chân, và hỗ trợ máu lưu thông tốt.

Trên đây là các thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu hơn về bệnh. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường liên quan đến các triệu chứng mà chúng tôi đề cập bên trên. Điều bạn cần làm ngay bây giờ đó là đến ngay bệnh cơ sở thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1.

Nguồn tham khảo:  https://vcep.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:57

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp - Phiền toái, cần điều trị sớm

  • PDF.

Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều hướng điều trị viêm khớp dạng thấp tuy nhiên việc nhận diện sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm khớp và xây dựng hướng điều trị phù hợp là đặc biệt quan trọng.

Nhận diện sớm rất quan trọng trong điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

I. Kiến thức về bệnh viêm đa khớp dạng thấp

A. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp thuộc thể tự miễn. Hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Viêm khớp dạng thấp không đến từ một căn nguyên cụ thể mà hình thành do sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau, từ đó dẫn đến một dạng viêm không đặc hiệu và mạn tính.

Ở người bị viêm đa khớp dạng thấp, màng hoạt dịch khớp bị ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng. Mức độ ảnh hưởng ở nhiều vị trí khớp khác nhau, thường gặp nhất là các vị trí như khớp bàn tay, viêm khớp cổ tay, mắt cá chân và bàn chân. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sụn khớp, xương dưới sụn, màng hoạt dịch.

Theo thống kê của bệnh viện, ở nước ta hàng năm có hơn 800/1,000,000 người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, phần lớn bệnh nhân có độ tuổi từ 15 trở lên. Đa số bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp rơi vào nhóm tuổi trung niên. Đây là một con số rất đáng chú ý.

B. Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp

Hiện tại vẫn chưa thể nhận diện chắc chắn và đầy đủ nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Tuy nhiên các chuyên gia xem các yếu tố miễn dịch trong cơ thể có thể gây ra viêm khớp dạng thấp nếu gặp trục trặc. Vì thế, khác với những dạng bệnh xương khớp khác, viêm đa khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với rất nhiều yếu tố tạo thành bệnh.

Ở người bệnh viêm đa khớp dạng thấp, người ta nhận thấy tình trạng các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Những tế bào bạch cầu này vì một lý do nào đó mà hoạt động bất thường, tạo ra các protein gây viêm và các chất gây phản ứng viêm như TNF-alpha. Quá trình tự miễn này diễn ra âm thầm và khiến cho sức khỏe xương khớp suy yếu dần.

✽ Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp

Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về cơ chế thúc đẩy quá trình tự miễn nhưng một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể góp phần thúc đẩy quá trình tự miễn gây ra viêm khớp dạng thấp:

  • Giới tính

Mặc dù chưa có nghiên cứu chắc chắn cũng như chưa thể giải thích nguyên nhân vì sao giới tính lại ảnh hưởng đến nguy cơ viêm khớp dạng thấp nhưng yếu tố này được xem là một yếu tố nguy cơ. Dựa trên khảo sát từ các bệnh viện, tỷ lệ người mắc viêm khớp dạng thấp là nữ giới luôn cao hơn rất nhiều so với nam giới. Số người mắc viêm khớp dạng thấp là nữ giới thường cao hơn so với nam giới từ 2 – 3 lần. Ở một số nơi, tỷ lệ này đạt từ 70 – 80% bệnh nhân là nữ giới.

  • Độ tuổi

Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ tuổi thiếu niên cho đến người cao tuổi. Tuy nhiên độ tuổi từ 40 – 60 tập trung nhiều người mắc viêm đa khớp dạng thấp nhất. Do đó yếu tố tuổi tác có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm đa khớp dạng thấp ở bệnh nhân.

Tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đa khớp dạng thấp - Benh viem da khopTuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

  • Di truyền, tiền sử gia đình

Đây cũng là yếu tố nguy cơ viêm đa khớp dạng thấp đáng chú ý. Theo các chuyên gia, viêm đa khớp dạng thấp thường có tính di truyền. Những gia đình có thành viên mà tiền sử liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 thường có tỉ lệ viêm đa khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường.

  • Các nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch

Do viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn nên các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch đều có thể gây rối loạn cơ chế phòng vệ của các tế bào bạch cầu, dẫn đến hiện tượng tế bào bạch cầu tự tấn công vào màng bao quanh khớp. Đáng chú ý nhất trong các nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch là môi trường sống ẩm thấp, cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch do nhiễm lạnh, sau phẫu thuật và nhiều yếu tố khác làm cho hệ miễn dịch yếu đi.

C. Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

  • Dấu hiệu đối xứng

Một đặc điểm đáng chú ý của viêm đa khớp dạng thấp là dấu hiệu đối xứng. Khác với những bệnh xương khớp khác, viêm đa khớp dạng thấp thường có các triệu chứng đối xứng nhau ở cả hai bên cơ thể. Những vị trí viêm đối xứng như viêm hai bên đầu gối, viêm khớp ngón tay ở hai bên cùng vị trí, hai bàn tay,… khi bị viêm đa khớp dạng thấp thường có triệu chứng cùng lúc với nhau.

Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp luôn có dấu hiệu đối xứngNgười bệnh viêm đa khớp dạng thấp luôn có dấu hiệu đối xứng

  • Đau khớp

Là dấu hiệu chung của hầu hết các bệnh xương khớp. Cơn đau xảy ra đối xứng ở hai bên là đặc điểm riêng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Ngoài ra, khi xuất hiện cơn đau không có dấu hiệu đỏ, tấy như viêm khớp thông thường mà chỉ có dấu hiệu sưng đau. Nguyên nhân do viêm khớp thông thường đau dưới sự ảnh hưởng, va chạm giữa hai đầu xương. Còn viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu đau do sự tấn công của tế bào bạch cầu vào màng khớp gây đau nên không có dấu hiệu tấy đỏ.

Vị trí các khớp bị đau thường là các khớp ở chi như bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân. Đây cũng là những vị trí điển hình của viêm khớp dạng thấp.

Đau khớp, sưng khớp do viêm khớp dạng thấp gây raĐau khớp, sưng khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra

  • Cứng khớp

Dấu hiệu cứng khớp khá giống với nhiều bệnh viêm khớp khác. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường bị cứng khớp vào buổi sáng. Người bệnh không thể vận động ngay được mà phải xoa bóp, cử động nhẹ các khớp trong một thời gian nhất định mới có thể cử động lại các khớp một cách bình thường.

Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ cứng khớp cũng khác nhau. Những bệnh nhân bị cứng khớp có thể kéo dài từ vài chục phút đến khoảng một giờ, thậm chí lâu hơn. Tương tự như các triệu chứng khác, cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng xảy ra đối xứng ở cả hai bên.

Viêm khớp dạng thấp gây cứng khớpViêm khớp dạng thấp gây cứng khớp

  • Sưng, phù nề

Tình trạng sưng, phù nề các khớp thường xảy ra do tụ dịch dưới khớp. Đi kèm với tình trạng này là cảm giác tê, ngứa râm ran dưới khớp do các mô viêm tác động lên dây thần kinh cảm ứng đau dưới da. Người bệnh có thể bị sưng, phù nề, ngứa, tê đối xứng ở cả hai bên xảy ra phù nề.

  • Các hạt dưới da

Là một trong số các đặc trưng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tại các vị trí sưng đau sẽ xuất hiện những hạt cộm dưới da, thường tập trung nhiều ở vùng khớp và những bề mặt duỗi, các vùng gần mặt khớp khi thăm khám.

Hạt dưới da ở bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, xuất hiện chủ yếu ở các đầu khớpHạt dưới da ở bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, xuất hiện chủ yếu ở các đầu khớp

  • Biến dạng khớp

Dấu hiệu biến dạng khớp tại bàn tay, bàn chân thường xuất hiện ở bệnh nhân khi viêm đa khớp dạng thấp đã bắt đầu tiến triển nặng. Đa phần bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp có biến dạng khớp đều đã có các dấu hiệu của bệnh trong thời gian dài nhưng không được can thiệp, điều trị một cách phù hợp.

Biến dạng khớp cũng có các mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu vẫn không có hướng can thiệp, điều trị, tình trạng biến dạng khớp có thể dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vận động của bệnh nhân.

Biến dạng khớp xảy ra ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp lâu năm - Benh viem khop dang thapBiến dạng khớp xảy ra ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp lâu năm

  • Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Do viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, do đó các xét nghiệm rất cần thiết trong chẩn đoán bệnh. Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường được chỉ định các xét nghiệm chung, đánh giá biểu hiện tại khớp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm huyết thanh, chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang,… Tùy theo tình trạng của bệnh thoái hóa khớp, một số trường hợp có thể cần xét nghiệm thêm chức năng gan, thận, X-quang tim phổi, điện tâm đồ,…

Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp khi bệnh trên 6 tuần, thực hiện các xét nghiệm, thăm khám lâm sàng có từ 4 tiêu chuẩn trong 7 tiêu chuẩn ARA của hội thấp khớp Hoa Kỳ hiện đang được áp dụng, gồm có:

  • Cứng khớp vào buổi sáng và thường kéo dài trên 1 giờ.

  • Đau khớp kéo dài ở 3 khớp trong 14 khớp

  • Có sưng khớp đối xứng.

  • Có hạt thấp dưới da.

  • Xét nghiệm dương tính với yếu tố thấp khớp.

  • Xét nghiệm hình ảnh có tổn thương X-Quang điển hình.

II. Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Theo nhận định của các chuyên gia, viêm đa khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn mạn tính, hiện chưa điều trị dứt điểm được mà cần điều trị liên tục. Hiện nay căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, bằng Tây Y và Đông Y. Ngoài ra còn kết hợp vật lý trị liệu, các biện pháp chỉnh hình, luyện tập, châm cứu,…

Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng biệt trong điều trị bệnh. Các phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiện nay đều cần điều trị liên tục thường xuyên và thăm khám định kỳ.

1. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng Tây Y

Điều trị bằng các phương pháp Tây Y hiện nay tập trung vào điều trị nội khoa, ngoại khoa và kết hợp vật lý trị liệu, các bài tập cải thiện sức khoẻ xương khớp tuỳ theo từng giai đoạn bệnh.

A. Điều trị nội khoa chữa viêm đa khớp dạng thấp:

  • Đối với viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn I (thể nhẹ)

Bệnh nhân có thể được chỉ định một số thuốc chống viêm không corticoid sau: indomethacine, voltarel, profenid, piroxicam, meloxicam, ibuprofen, diclofenac, naprosen, nifluril, feldel,… Các thuốc chống viêm này có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, kháng viêm, giảm tập kết tiểu cầu và giúp hạ sốt nhẹ.

Một số thuốc tiêm cũng có thể được chỉ định sử dụng với liều phù hợp, thực hiện bơm rửa ổ khớp bằng nước muối NaCl 0,9% trước khi tiêm. Mỗi đợt điều trị bằng thuốc có thể thực hiện trong thời gian từ 15 – 20 ngày. Song song với thuốc, bệnh nhân giai đoạn này còn được chỉ định luyện tập vật lý trị liệu và các bài tập phù hợp.

Các loại thuốc trong điều trị cho bệnh nhân giai đoạn đầu có thể kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến da, giác mạc,… Do đó cần tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị để đảm bảo sức khoẻ.

Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp - khỏi bệnh nhờ đúng thuốc - Chua viem khop da thapĐiều trị viêm khớp dạng thấp bằng các loại thuốc Tây

  • Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn II (thể trung bình)

Ở giai đoạn này bác sĩ có thể chỉ định một trong số các loại thuốc chống viêm không steroid gồm có voltaren, profenid, piroxicam, (feldene); tenoxiam (tilcotil), meloxicam (mobic), rofecoxib (vioxx) với lượng và thời gian phù hợp. Một số ổ khớp có thể chỉ định tiêm hydrocortison hoặc depo-medrol để kiểm soát tình trạng viêm.

Bệnh nhân sẽ được theo dõi mức độ hiệu quả khi sử dụng các thuốc chống viêm, nếu một trong số các thuốc chống viêm không hiệu quả thì có thể được thay thế thuốc khác. Các loại thuốc chống viêm đều có tác dụng phụ do đó cần lưu ý sử dụng đúng liều, lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ quy định cho mỗi bệnh nhân một khoảng thời gian điều trị theo từng đợt. Kết thúc mỗi đợt điều trị, người bệnh sẽ được tái khám lại để đưa ra những đánh giá mức độ đáp ứng thuốc, tiến triển của bệnh để có những hướng điều trị tiếp theo.

  • Viêm khớp dạng thấp giai đoạn III, IV (thể nặng, tiến triển nhiều)

Bệnh nhân giai đoạn này có thể được chỉ định điều trị với Prednisolon để kiểm soát các triệu chứng, giảm sốt cao. Nếu có đáp ứng thuốc thì dùng liều giảm dần và cắt thuốc, tiếp tục điều trị với liệu trình theo giai đoạn I, II.

Một số thuốc như Methotrexat, Salazopyrin, D. penicilamin cũng có thể được chỉ định điều trị để cải thiện các triệu chứng ở thể nặng. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài trong thời gian từ 2 – 3 tháng và theo dõi sát tình trạng bệnh nhân. Nếu không có kết quả hoặc có tai biến trong quá trình sử dụng thì phải cắt thuốc, ngừng thuốc.

Các thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể được chỉ định sử dụng để kìm hãm phản ứng miễn dịch, giảm sự hoạt động của các tế bào miễn dịch tấn công lên màng sụn khớp khi bệnh nhân tiến triển sang giai đoạn nặng.

Bệnh nhân giai đoạn nặng cũng cần theo dõi sát, xét nghiệm máu và một số xét nghiệm khác hằng tháng để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu khả quan có thể giảm liều, chuyển sang liều thấp. Với những trường hợp viêm đa khớp dạng thấp nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Đồng thời uống đủ nước để tránh viêm bàng quang, xuất huyết.

  • Điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp là đặc biệt quan trọng. Cách này giúp cho người bệnh tránh được các di chứng của viêm đa khớp dạng thấp ở mức thấp nhất, cải thiện khả năng vận động các khớp. Người bệnh luyện tập đúng cách, khoa học có thể giúp bệnh không tiến triển nặng hơn cũng như lấy lại khả năng sinh hoạt, vận động hàng ngày.

Vật lý trị liệu Cach tri viem da khop dang thapVật lý trị liệu và phục hồi chức năng rất cần thiết cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp

Một số giải pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thường được áp dụng gồm có:

  • Các liệu pháp nhiệt như tắm nước nóng, nước ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu vào khớp viêm, tắm bùn,… nhằm giúp tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu, giãn mạch, tăng tiết mồi hôi, giảm đau tại chỗ và giãn cơ.

  • Có thể áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng để điều trị như sử dụng dòng điện một chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm với cường độ và bước sóng khác nhau.

  • Một số phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp bệnh nhân cải thiện lưu thông máu, làm tăng tính đàn hồi của da, giúp giảm đau, giảm xơ hóa da và dây chằng.

  • Các liệu pháp vận động, phục hồi chức năng cũng có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng, đau và lấy lại vận động. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà có thể vận động bằng tay, vận động bằng các dụng cụ hỗ trợ như bàn đạp, gậy, thang, bàn co, kéo,… để cải thiện sức khỏe các vị trí khớp.

B. Điều trị ngoại khoa 

  • Chỉ định phẫu thuật khi trật khớp, biến dạng đứt dây chằng.

  • Bóc bỏ lớp màng hoạt dịch

>> Tham khảo thêm: Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

2. Đông y chữa viêm khớp dạng thấp

Theo nghiên cứu của Đông y, viêm khớp dạng thấp là hiện tượng cơ thể thấp nhiệt khiến gân cốt đau nhức. Vệ khí của cơ thể không đầy đủ làm cho các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc làm ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết khiến chúng bị tắc lại. Từ đó gây triệu chứng sưng đau khớp.

Người già yếu, can thận hư, bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút cũng có thể dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp. Khi thận hư, can huyết hư sẽ gây thoái hóa, teo cơ, biến dạng, dính khớp.

Với mục tiêu lưu thông khí huyết ở gân, cơ xương, Đông y giúp đưa tà khí ra ngoài, đồng thời giúp khí huyết lưu thông, bổ thận, sinh khí để giảm thiểu những biến chứng không mong muốn như thoái hóa khớp, biến dạng cơ, teo cơ, cứng khớp,…

Trong cuốn “Giải mã Đông y” các nhà nghiên cứu cũng nhận định có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm đa khớp dạng thấp đó là: do nội cảm và ngoại thương.

  • Nguyên nhân ngoại cảm

Là sự rối loạn vận hành, khí huyết kém lưu thông khiến cho 3 thứ khí là phong, hàn, thấp xâm nhập không giúp điều hòa mà còn sinh bệnh. Theo lý giải của các chuyên gia, khi vệ khí trong cơ thể yếu đi, sức đề kháng của con người giảm sút đây chính là cơ hội cho các tà khí tấn công vào kinh lạc. Với nguyên lý phong đi nhanh, hàn vào sâu, thấp gây ướt đẫm và ứ đọng gây ra sự bế tắc ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây đau, sưng, tê buồn, mỏi ở một vùng cơ thể hay ở các khớp xương.

Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp - khỏi bệnh nhờ đúng thuốcĐiều trị viêm khớp dạng thấp bằng các thuốc Đông Y

  • Lý do nội thương

Do nhiều nguyên nhân khác tác động như thoái hóa tự nhiên, chấn thương bên trong khiến cho huyết hư, can thận suy dẫn đến các tác nhân ngoại cảm xâm nhập và biểu hiện cụ thể.

Y học cổ truyền điều trị viêm đa khớp dạng thấp dựa trên nguyên lý đề cao vào nguồn gốc sinh bệnh từ đó điều trị từng nguyên nhân nhằm loại bỏ tận gốc bệnh phát triển. Chính vì điều này mà nhiều bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp y học cổ truyền, nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính, trong đó có bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Hầu như các vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền đều được chiết xuất từ thiên nhiên, khá lành tính, có thể dùng lâu dài mà không để lại tác dụng phụ.

Tìm hiểu thêm: Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

III. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc, những biện pháp hỗ trợ điều trị cũng đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Song song với điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý một số yếu tố sau đây:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp, đủ các vitamin, chất xơ, chất khoáng, đặc biệt là canxi và các nguyên tố vi lượng khác.

  • Tránh các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá vì sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ các khớp.

  • Chú ý luyện tập thường xuyên, đều đặn để duy trì chức năng khớp, tăng cường sức khoẻ khớp và các cơ. Luôn khởi động thường xuyên trước mỗi bài tập và tập luyện ở mức độ phù hợp, tránh quá sức.

  • Thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc cần phải phù hợp, cân đối để cơ thể và các khớp có thời gian phục hồi, tái tạo.

  • Tránh các hoạt động nặng, mang vác, kéo, đẩy,… để hạn chế tổn thương đến các khớp.

Chuyên gia tư vấn về điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:38

Người bị viêm da cơ địa nên kiêng những gì?

  • PDF.

Khi bị viêm da cơ địa, có một số loại thực phẩm cũng như một số thói quen thường được bác sĩ khuyên nên tránh. Vậy người bị viêm da cơ địa nên kiêng những gì? Dưới đây là một số vấn đề trong kiêng cử mà bạn cần biết trong sinh hoạt khi bị viêm da cơ địa.

 

viêm da cơ địa nên kiêng những gì?Bệnh viêm da cơ địa nên kiêng những gì? Một số vấn đề mà bạn cần biết

Bị viêm da cơ địa nên kiêng những gì?

Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt là những vấn đề cần kiêng cử hàng đầu khi mắc bệnh viêm da cơ địa. Dù là bệnh không nguy hiểm, cũng không quá nghiêm trọng nhưng nếu không có sự kiêng cử phù hợp, bệnh sẽ tiến triển dai dẳng, khó điều trị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn cần kiêng cử khi đang mắc bệnh viêm da cơ địa:

1. Sữa và các loại sản phẩm từ sữa

Một số loại sản phẩm từ sữa như sữa tươi, các loại pho mát, những loại sữa chua,… Những loại sản phẩm từ sữa có nhiều probiotic và một số Enzyme có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên sữa và các loại sản phẩm từ sữa thường gây kích ứng, ngứa và khó chịu với một số bệnh nhân viêm da cơ địa. Một số loại protein trong sữa có thể khiến cho tình trạng Eczema khó chịu và kéo dài, khó điều trị.

 

Do đó, trong quá trình điều trị Eczema, bạn cần chú ý kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa. Bạn có thể không cần kiêng tuyệt đối nhưng cũng cần chú ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

2. Một số loại đậu, hạt

Đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ, đậu phộng, một số loại hạt như óc chó, hạt điều,… Đây là những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe với nhiều vitamin, nhất là vitamin E, các loại đạm thực vật. Mặc dù có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng đối với người bị viêm da cơ địa, người có cơ địa dị ứng,… việc sử dụng đậu, hạt và các thực phẩm từ đậu, hạt có thể làm cho tình trạng ngứa dai dẳng, kéo dài gây khó chịu.

 

Các loại hạt, đậu thường có trong nhiều loại thức ăn, được sử dụng như một loại nguyên liệu phối hợp. Do đó bạn cần lưu ý hạn chế ăn các món có đậu, hạt, chú ý đọc kỹ thành phần đối với các loại thức ăn chế biến sẵn để tránh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

kiêng các loại đậu khi bị viêm da cơ địaNên kiêng các loại đậu khi bị viêm da cơ địa

3. Một số loại trứng

Trứng là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các loại trứng như gà, vịt, trứng cút,… đều có một lượng khá lớn đạm và một số chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian bị viêm da cơ địa, bạn cần tránh sử dụng các loại trứng và thực phẩm chế biến từ trứng để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng da. Đặc biệt nếu đã có tiền sử ngứa và dị ứng do viêm da cơ địa, bạn càng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

Đọc thêm: Người bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì?

4. Các thực phẩm có tính acid

Những loại thực phẩm như dứa, cà chua, cam quýt là những loại thực phẩm giàu tính acid. Ngoài ra, một số loại rau, củ ngâm chua, ngâm muối cũng có lượng acid khá cao. Khi đang điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, bệnh nhân cần lưu ý tránh những loại thực phẩm này để da không bị ngứa ngáy, khó chịu.

5. Một số loại thịt, hải sản

Các loại thịt, hải sản là một trong số những loại thực phẩm dễ bị ngứa, kích ứng. Đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng, kích ứng cũng rất dễ bị ngứa và khó chịu khi dùng các loại thực phẩm này. Một số loại thịt bò, heo, các loại cá, tôm, cua,… cũng có thể gây ngứa đối với một số trường hợp bệnh nhân nhất định. Đối với các loại hải sản, thịt nên hạn chế nếu trước đây đã có tiền sử dị ứng, ngứa ngáy.

kiêng hải sản khi bị viêm da cơ địaCác loại hải sản nên kiêng khi bị viêm da cơ địa

Đọc thêm: Viêm da cơ địa có lây không?

Một số vấn đề kiêng cử khác

Đối với người bị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề về kiêng cử khác trong sinh hoạt để hạn chế tình trạng viêm da cơ địa kéo dài, gây nhiều khó chịu. Dưới đây là một số vấn đề kiêng cử mà bạn cần biết:

  • Nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm da cơ địa, dễ gây khô và bong tróc ngoài da.

  • Chú ý bổ sung các loại kem dưỡng ẩm phù hợp để giúp cho da tránh bị khô và bong tróc. Nên ưu tiên các loại kem dưỡng ẩm phù hợp, dịu nhẹ với làn da của bạn.

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da cũng cần phải cẩn thận, chú ý tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm và một số thành phần phẩm màu,…

  • Tránh gãi và làm xây xát vùng da bị viêm da cơ địa để tránh tình trạng thương tổn nặng nề hơn.

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh ngoài da khó chữa dứt điểm, dai dẳng. Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, ngoài việc điều trị đúng hướng thì những kiêng cử cũng rất quan trọng và cần thiết. Hi vọng một số thông tin về bệnh viêm da cơ địa có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng viêm da cơ địa.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Làm gì để bệnh viêm da cơ địa của bé không tái phát

  • PDF.

Nguy cơ tái phát có thể gặp ở rất nhiều bệnh ngoài da, đối với bệnh viêm da cơ địa cũng không ngoại lệ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Làm thế nào để bệnh viêm da cơ địa của bé không tái phát? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia mà bố mẹ cần biết.

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ dễ tái phát

Cả trẻ em lẫn người lớn đều có nguy cơ tái phát viêm da cơ địa. Tuy nhiên, đối tượng là trẻ nhỏ thường có tỉ lệ tái phát bệnh cao hơn do da của bé thường mỏng hơn khá nhiều so với da người lớn (thường chỉ mỏng bằng 1/3). Đồng thời, trẻ nhỏ cũng chưa có hàng rào bảo vệ da hoàn thiện, khả năng miễn dịch kém nên cũng dễ mắc một số vấn đề ngoài da như viêm da cơ địa. Khả năng tái phát sau khi mắc viêm da cơ địa ở trẻ em cũng cao hơn so với người lớn.

 

Chính vì những yếu tố này, sau điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan mà cần chú ý các biện pháp thăm khám và điều trị sớm để cải thiện sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

 

Làm gì để viêm da cơ địa ở trẻ không tái phát?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy (Bệnh viện Nhi Trung ương), sau khi điều trị viêm da cơ địa cho trẻ, phụ huynh cần chú ý một số yếu tố quan trọng để phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát, bao gồm:

 

1. Giữ cho bé tránh xa các yếu tố kích ứng da

Có khá nhiều chất gây kích thích cho da bé trong gia đình và xung quanh môi trường sống. Nếu tiếp xúc với những chất này, bé sẽ dễ bị kích ứng, khiến cho viêm da cơ địa quay trở lại. Đặc biệt là những bé có cơ địa dễ kích ứng, có tiền sử dị ứng da mẫn cảm, bố mẹ càng phải cẩn thận với các yếu tố kích ứng da.

Thường gặp nhất là một số yếu tố kích ứng da như:

  • Các loại xà phòng, đặc biệt là những loại có chất tẩy mạnh, có nhiều chất tạo màu, tạo mùi.

  • Các loại lông động vật trong nhà cũng có thể gây kích ứng.

  • Bụi bẩn trong không khí, phấn hoa, các yếu tố li ti khác trong không khí.

  • Một số loại côn trùng nhỏ cũng có thể gây kích ứng da cho bé nếu tiếp xúc.

 

 

2. Áp dụng các biện pháp chống ngứa

Thói quen gãi khi ngứa rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mặc dù gãi giúp giảm cảm giác ngứa tạm thời nhưng có thể để lại nhiều thương tổn, xây xát trên bề mặt da cho bé. Đối với những trường hợp bị ngứa ngáy, khó chịu do các yếu tố kích ứng, phụ huynh cần áp dụng sớm các biện pháp giảm ngứa để bé dễ chịu hơn, tránh tình trạng gãi trên da khiến da thương tổn, viêm da cơ địa tái đi tái lại. Phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Áp dụng các loại thuốc chống ngứa để giúp bé giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Đối với những bé bị ngứa do dị ứng, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các thuốc giảm ngứa bôi ngoài da, thuốc kháng histamine để giảm ngứa nếu cần thiết.

  • Nên chọn cho trẻ các loại trang phục phù hợp, thoáng mát, mềm mại, hút mồ hôi tốt như sợi bông (cotton) để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Hạn chế các loại trang phục cọ xát thường xuyên với da sẽ rất dễ gây ngứa như các loại quần áo len dạ, quần áo có chất liệu dày, thô ráp.

 

3. Dưỡng ẩm và ngăn ngừa khô da

Da khô là một trong những yếu tố có thể khiến cho tình trạng viêm da cơ địa sớm quay trở lại. Do đó sau điều trị viêm da cơ địa cho bé, bố mẹ cũng cần chú ý các biện pháp dưỡng ẩm da phù hợp để tránh tình trạng da khô, ngứa ngáy:

  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho da bé là giải pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa da khô. Các sản phẩm dưỡng ẩm da dành riêng cho bé còn có tác dụng tránh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngoài da, hạn chế được tình trạng tái phát viêm da cơ địa. Tùy theo tình trạng của từng bé mà bố mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hằng ngày hoặc sử dụng cách ngày.

  • Ngoài ra, với những bé thường bị khô da, bố mẹ cũng cần chú ý tránh để bé tiếp xúc với những môi trường có nhiều không khí lạnh, thường xuyên giữ ấm cho bé khi ra ngoài. Nơi ở cần chú ý giữ thoáng mát vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông, đóng kín cửa để tránh gió lùa.

Đọc thêm: Viêm da cơ địa ở người lớn và cách điều trị

 

4. Điều trị sớm các đợt viêm da cơ địa cấp tính

Đối với những trẻ đã từng có tiền sử viêm da cơ địa cấp tính, bố mẹ cần chú ý điều trị sớm cho trẻ trong các đợt cấp tính. Tránh để cho các đợt bệnh tái đi tái lại dễ tiến triển thành viêm da cơ địa mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến làn da của bé. Thông thường, trong điều trị các đợt viêm da cơ địa cấp tính có thể được điều trị bằng các biện pháp:

  • Giữ ẩm da kết hợp với điều trị bằng các sản phẩm chứa corticosteroid theo lượng và thời gian phù hợp.

  • Kết hợp một số biện pháp dưỡng ẩm, các thuốc chống viêm, chống dị ứng trong quá trình điều trị.

Đối với điều trị các đợt cấp tính của viêm da cơ địa, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, tránh việc tự ý lạm dụng các biện pháp điều trị sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho bé.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

You are here Tin tức Thông tin y học