• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất

  • PDF.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối, đặc biệt những người có độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị sao cho hiệu quả, để giảm tỷ lệ tàn tật do bệnh gây ra.Thoái hóa khớp gốiBệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Theo chức năng giải phẫu của khớp gối cho thấy, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương đó là đầu trên của xương chày, đầu dưới của xương đùi và mặt sau của xương bánh chè được che phủ bởi phần sụn khớp. Khớp gối có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể và được xem như khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ gây ra tình trạng thoái hóa khớp đầu gối.

I. Kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối

A. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối tiếng Anh gọi là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis, gây tổn thương sụn khớp gối và xương dưới sụn. Lúc này, dịch khớp gối điều tiết bị giảm thiểu, khiến các khớp xương sụn và xương đùi va vào nhau gây bào mòn phần sụn và dẫn đến hiện tượng sưng, viêm.

B. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp đầu gối

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra có thể do chấn thương hay các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cơ học hay các loại viêm khớp khác.

# Chấn thương

Chấn thương đặc biệt chấn thương vùng đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ dây chằng, túi chứa chất lỏng (Bursae) hay gân,… các bộ phận bao quanh khớp gối cũng như phần xương, dây chằng và phần sụn. Một số chấn thương đầu gối điển hình có thể gây thoái hóa khớp gối như sau

Chấn thương khớp gốiChấn thương khớp gối – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

  • Chấn thương ALC: Xảy ra do rách dây chằng trước (ACL). Đây được xem là một trong bốn chằng kết nối với phần xương sống và xương đùi lại với nhau. Chấn thương này xảy ra khi bạn tham gia chơi bóng rổ hoặc các môn thể thao khác đòi hỏi thay đổi hướng đột ngột.

  • Gãy xương: Một va chạm xảy ra có thể làm gãy xương đầu gối, trong đó có xương bánh chè. Ở một số trường hợp, xương bị suy yếu, vì vậy, người bệnh chỉ cần đi sai cách cũng khiến xương có thể gãy.

  • Viêm bao quanh đầu gối: Một số chấn thương đầu gối có thể gây viêm trong hoặc gây ảnh hưởng đến dây chằng cũng chính là nguyên nhân gây thoái hóa đầu gối.

  • Viêm gân Patellar: Những người chạy bộ, đi xe đạp, trượt tuyết hay những người tham gia các môn thể thao chạy nhảy thường có xu hướng bị viêm bao gân sao và gây đau nhức. Gân này kết nối với xương ống và 4 đầu ở phía đùi trước. chính vì vậy, người bệnh chơi các môn thể thao này thường có khả năng thoái hóa khớp cao hơn những người còn lại.

# Bệnh lý về khớp

Theo các chuyên gia nhận định, có hơn 100 loại xương khớp khác nhau và chúng đều gây ảnh hưởng đến đầu gối, gây thoái hóa khớp gối.

  • Viêm xương khớp: Đây là bệnh xương khớp khá phổ biến. Căn bệnh này còn có tên gọi khác đó là viêm khớp thoái hóa. Tình trạng bệnh xuất hiện khi sụn đầu gối bị bào mòn do vấn đề tuổi tác hay do sử dụng thuốc gây ra.

  • Viêm khớp dạng thấp: Là một trình trạng tự miễn gây ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, trong đó có khớp gối,

  • Bệnh gout: Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra trong trường hợp này. Bởi các tinh thể acid uric tích tụ trong khớp và gây đau nhức ở các đốt ngón chân cái rồi sau đó lan đến đầu gối.

  • Pseudogout: Bệnh xuất hiện là do các tinh thể canxi phát triển trong dịch khớp tạo ra hiện tượng giả mạc và đầu gối chính là khớp bị ảnh hưởng của giả nhiều nhất. Thông thường, người bệnh thường nhầm lẫn giữa Pseudogout với bệnh gout.

  • Viêm khớp: Thoái hóa khớp gối xảy ra cũng có thể do khớp gối bị nhiễm trùng dẫn đến sưng đỏ và gây đau.

# Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối:

  • Hội chứng xương bánh chè (Patellofemoral pain syndrome): Hiện tượng này rất hay gặp ở các vận động viên thể thao và người trẻ tuổi, đặc biệt những người có dị tật ở xương bánh chè. Hội chứng xương bánh chè là thuật ngữ dùng chỉ sự đau đớn xảy ra ở giữa xương bánh chè và xương đùi dưới.

  • Dư thừa trọng lượng: Thừa cân hay béo phì chính là nguyên nhân gây tăng áp lực lên khớp gối. Nhất là khi người bệnh hoạt động đi lại hoặc lên xuống cầu thang. Chính vì yếu tố này làm tăng khả năng thoái hóa khớp bằng cách thúc đẩy sự phân hủy lớp sụn và khớp.

Dư thừa trọng lượng gây thoái hóa khớp gốiTrọng lượng – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

  • Yếu cơ hoặc cơ thể bị thiếu linh hoạt: Cơ bị yếu dẫn đến việc hỗ trợ nâng đỡ các khớp xương bị yếu đi và gây mất thăng bằng. Đồng thời, xương khớp thiếu sự linh hoạt cũng chính là yếu tố khiến khớp đầu gối dễ bị chấn thương.

  • Một số môn thể thao: Chơi thể thao với các bộ môn như trượt tuyết, bóng rổ,… chính là nguyên nhân làm tăng áp lực lên khớp gối của bạn và tăng khả năng bị tổn thương khớp gối gây thoái hóa khớp gối.

  • Chấn thương trước đó: Ở một số người nếu có tình trạng chấn thương khớp gối trước đó thì nguy cơ khớp gối bị tổn thương lần nữa là điều không thể tránh khỏi.

C. Nhận biết biểu hiện thoái hóa đầu gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối.

  • Người bệnh thường có cảm giác thường xuyên đau nhức ở vùng khớp gối và cơn đau tăng dần lên khi bệnh nhân hoạt động hoặc di chuyển. Bên cạnh đó, các cử động nhẹ nhàng như duỗi chân thường nghe có tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu khớp gối.

  • Ngoài ra, người bệnh cũng hay bắt gặp hiện tượng cứng khớp, co khớp gối xảy ra vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, việc cử động dường như là không thể, bệnh nhân phải mất khoảng 20 – 30 phút để làm ấm khớp mới có thể cử động được.

  • Ở một số trường hợp thoái hóa khớp gối, người bệnh cảm thấy nhấc chân khó, đi tập tễnh hoặc ngồi xuống rồi đứng lên cảm thấy khó khăn. Nhiều người khi đứng lên cần phải có vật để vịn hoặc có sự giúp đỡ của người xung quanh.

  • Đồng thời, biểu hiện đau nhức khi đi cầu thang thể hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp gối. Khi bệnh chuyển nặng, người bệnh không thể bước lên cầu thang hoặc co được chân vì quá đau.

  • Mặt khác, thoái hóa sẽ dẫn đến tình trạng khớp gối bị sưng lên do tràn dịch khớp. Vấn đề đau nhức này sẽ được cải thiện khi người bệnh tiến hành chọc hút dịch.

Ngoài các triệu chứng chung nêu trên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:

Nhận biết thoái hóa khớp đầu gối chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn sớm: Đây là giai đoạn khớp gối mới bắt đầu khởi phát. Do đó, người bệnh thường không có cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc nếu có tình trạng này xảy ra rất nhỏ, chỉ thoáng qua.

+ Giai đoạn giữa: Có thể được coi là giai đoạn nhẹ. Bởi khi chụp X – quang ở giai đoạn này, hình chụp có thể cho thấy xương phát triển, sụn bình thường và không gian giữa xương cũng bình thường nên không xảy ra hiện tượng cọ sát. Tuy nhiên, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau sau khi chạy bộ hoặc đi bộ một ngày dài. Khớp có dấu hiệu co cứng khi không hoạt động vài giờ, cũng có thể đau khi uốn hoặc quỳ gối.

+ Giai đoạn nặng: Trong giai đoạn này, phần sụn bị tổn thương một cách rõ ràng và khoảng cách giữa các xương có biểu hiện gần sát vào nhau. Người bệnh sẽ gặp phải biểu hiện co cứng khớp, đau nhức và không thể đi lại. Đồng thời, khớp có triệu chứng sưng tấy sau một thời gian vận động. Ngoài ra, chất dịch hoạt bắt đầu suy giảm và không còn giúp cản trở ma sát giữa các bộ phận khớp.

D. Những biến chứng thoái hóa khớp gối có thể gây ra

Bệnh thoái hóa đầu gối khi không được điều trị kịp thời có thể gây giảm thiểu chức năng vận động. Chẳng hạn như cứng khớp, đi lại khó khăn, thậm chí nhiều người phải sử dụng nạng để nâng đỡ. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị cơn đau nhức hành hạ, dẫn đến trường hợp đi lại khó khăn. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng gây ra biến dạng khớp, chi dưới có thể bị vẹo hoặc cong. Một số trường hợp còn bị teo cơ, tàn phế phải ngồi xe lăn.

II/ Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối về cơ bản không thể giải quyết triệt để các triệu chứng của bệnh có thể được quản lý hiệu quả bằng việc can thiệp các phương pháp điều trị từ bên ngoài và thay đổi lối sống.

1/ Chữa thoái hóa khớp gối theo Tây y

Thuốc uống, tiêm thuốc hay phẫu thuật,… đều là các biện pháp chữa thoái hóa khớp và thoái hóa khớp gối theo Tây y, được bác sĩ áp dụng tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp gốiChữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức

#1. Thuốc uống chữa thoái hóa khớp gối

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau hoặc chữa trị một số bệnh lý tiềm ẩn gây thoái hóa khớp chẳng hạn như:

  • Thuốc Acetaminophen: dùng chữa thoái hóa khớp gối cho bệnh nhân đau nhẹ đến trung bình.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NASID): Thuốc này có loại kê đơn và không kê đơn. Một số loại không kê đơn như natri naproxen (Aleve) và ibuprofen (Advil, Motrin IB), thuốc giúp giảm đau nhất là giảm đau khớp gối. Tuy nhiên các bác sĩ còn có thể cho liều mạnh hơn trong trường hợp nặng.

  • Duloxetine (Cymbalta): Thuốc được sử dụng như chất chống trầm cảm, thường được dùng để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn mãn tính, giúp giảm đau và viêm.

→ Cảnh báo rủi ro: Thuốc có tác dụng phụ có thể gây tổn thương gan và các bộ phận khác trong cơ thể vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

#2. Chữa thoái hóa khớp gối bằng biện pháp tiêm thuốc

  • Corticosteroid: Tiêm trực tiếp Corticosteroid vào khớp gối giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm tình trạng đau nhức trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, biện pháp này không phải với trường hợp bệnh nào cũng mang lại hiệu quả.

  • Axit hyaluronic: Đây là chất lỏng dày tương tự như chất bôi trơn khớp, giúp giảm đau bằng cách cung cấp vào khớp gối, giúp cải thiện tính di động và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêm acid hyaluronic mang lại kết quả giảm đau không bằng giả dược nhưng chúng khá giống với thành phần chứa trong khớp. Do dó, bác sĩ vẫn chỉ định cho bệnh nhân sử dụng để giảm đau trong vài tháng.

  • Tiêm huyết tương (PRP): PRP là tên viết tắt của Platelet Rich Plasma và có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Chúng có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng khác nhau, giúp giảm viêm và thúc đẩy bệnh mau chóng hồi phục. Loại tiêm này thường được áp dụng cho những người có xu hướng thoái hóa khớp gối nhẹ hoặc người trẻ tuổi.

→ Cảnh báo rủi ro: Với biện pháp tiêm nhiều lúc không mang lại hiệu quả cao trong điều trị và thường sử dụng với liều lượng mạnh nên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

#3. Điều trị thoái hóa khớp đầu gối bằng phẫu thuật

Khi tất cả các liệu pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả điều trị hiệu quả. Phẫu thuật chính là phương án cuối cùng được bác sĩ chỉ định và lựa chọn, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại khớp gối.

Các phương pháp phẫu thuật xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu được bác sĩ khuyến cáo sử dụng đó là:

  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp chữa thoái hóa khớp gối, giúp bác sĩ có thể kiểm tra vị trí xương khớp bị tổn thương và giúp sửa chữa xương khớp bằng máy ảnh sợi quang và công cụ kèm theo. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ này vào đầu gối của bạn thông qua một vài vết một nhỏ quanh đầu gối. Với biện pháp chữa thoái hóa khớp gối bằng nội soi sẽ giúp loại bỏ các cơ quan lỏng lẻo ra khỏi khớp gối hoặc sửa chửa hoặc tái tạo phần sụn bị hư hỏng, dây chằng bị rách.

  • Phẫu thuật thay thế đầu khớp gối một phần (arthroplasty unicompartmental): Bác sĩ sẽ làm ca phẫu thuật để loại bỏ một phần đầu khớp gối bị hư hỏng nhất định và thay thế vào đó khớp gối khác được làm bằng nhựa hay kim loại. Phẫu thuật này được bác sĩ hành thông qua các lỗ rạch nhỏ và các vết rạch này cơ cơ chế phục hồi nhanh hơn phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp gối.

  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ đầu gối: Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần sụn và xương bị tổn thương ra khỏi xương đùi, xương bánh chè và thay thế vào đó khớp nhân tạo bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa.

→ Cảnh báo rủi ro: Bất kỳ biện pháp chữa thoái hóa khớp gối nào cũng mang ưu và nhược điểm riêng, phẫu thuật cũng nằm trong số đó. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện.

2/ Thuốc trị thoái hóa khớp gối theo Đông y

Qua thực tiễn lâm sàng, thuốc Tây không chỉ giúp giảm đau hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng thuốc cũng chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh chứ không giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Song song đó dùng thuốc tây vẫn còn đó những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hiện nay đa phần bệnh nhân đều chuyển sang chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y.

Thuốc đông y không những tập trung tác động vào can phế kinh tỳ, giúp nâng cao thể trạng sức khỏe mà còn giúp khí huyết lưu thông tốt, giảm nhanh cơn đau hiệu quả. Đồng thời, thuốc được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn cho người sử dụng và có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng hơi chậm, đòi hỏi người bệnh phải có tính kiên trì trong việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp gối.

III/ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Một số biện pháp chăm sóc khớp gối các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng đau như sau:

Nghỉ ngơi điều trị thoái hóa khớp gốiKhắc phục bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

# Nghỉ ngơi

Đây được xem là giải pháp khắc phục thoái hóa khớp gối đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Với biện pháp này, bạn sẽ giảm tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại lên đầu khớp gối, giúp khớp gối có thời gian nghỉ ngơi và tự chữa lành.

# Giảm cân

Tăng cân, thừa cân là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp gối chịu nhiều áp lực dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối.

# Tập thể dục

Tập thể dục sẽ khớp cơ bắp và các khớp xương khỏe mạnh, phòng tránh được tình trạng cứng khớp. Cần chọn những bài tập vừa sức và thực hiện đều đặn hàng ngày, một số bài tập mà bạn có thể tham khảo: bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, yoga…

# Kem giảm đau không kê toa

Một số loại thuốc dạng gel hoặc kem có bày bán không theo toa ở các quầy thuốc giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng.

# Nước đá

Sử dụng nước đá cũng chính là cách giúp giảm đau thoái hóa khớp gối hiệu quả. Nhiệt độ lạnh, giúp giảm viêm và sưng ở khớp gối. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nước đá lâu hơn 20 phút có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác dưới da.

# Kê cao đầu gối

Đây cũng là cách giúp kiểm soát cơn đau co bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Các bạn hãy thử đặt chân lên trên ghế tựa hoặc lên gối, cơn đau nhức sẽ được xoa dịu.

Kết luận:

Trên đây là các cách chữa thoái hóa khớp gối cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả. Ngoài điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc, người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng kết hợp với các liệu pháp thay thế như sử dụng thực phẩm chức năng, thực hiện châm cứu trị liệu để bệnh mau chóng hồi phục.

Thay vì chờ bệnh phát triển mới tiến hành điều trị, các bạn cần có hướng chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện, các bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh ngay.

Nguồn tham khảo: https://vcep.vn/

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:57

You are here Tin tức Thông tin y học Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất