• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa hiệu quả

  • PDF.

Ngoài các phương pháp Đông y và Tây y thì chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. 

 

Tuy gọi là phương pháp dân gian nhưng các bài thuốc này đều có cơ sở và hiệu quả. Nếu bạn đã mệt mỏi với việc bệnh viêm da cơ địa bị tái đi tái lại nhiều lần khi điều trị bằng Tây y thì còn ngại gì nữa mà không tìm về các bài thuốc dân gian, an toàn mà lại hiệu quả. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa dễ kiếm mà chắc bạn sẽ không muốn bỏ qua.

I. Dùng thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?

Ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm và môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề nên tình trạng viêm da cơ địa rất phổ biến, cả ở nam và nữ. Đặc thù của bệnh viêm da cơ địa lại rất dễ tái phát và khó điều trị một cách dứt điểm nếu người bệnh không kiên trì chữa bệnh và kèm theo một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.

Các biện pháp Tây y hiện nay thường chú trọng vào việc điều trị bên ngoài, làm thuyên giảm các triệu chứng nhưng lại quên không quan tâm đến nguồn gốc của căn bệnh dẫn đến việc cứ ngưng sử dụng thuốc thì bệnh lại tái phát. Tuy nhiên, chữa bệnh viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian thì tính an toàn cao lại đảm bảo hiệu quả vì các bài thuốc dân gian thường tìm rõ nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh để điều trị bệnh viêm da cơ địa một cách dứt điểm. Bệnh viêm da sẽ dứt nhanh hay chậm tùy theo cơ địa của từng người bệnh.

Trong vô số các bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa trong dân gian, hôm nay sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, tôi xin phép được tổng hợp 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa dễ kiếm nhất.

II. 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa

Để điều trị bệnh viêm da cơ địa nhiều người từng chữa trị qua nhiều bác sĩ, bệnh viện khác nhau nhưng cũng không khỏi. Luôn nằm trong tình trạng cứ dừng thuốc thì tái lại bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống và người xung quanh. Hãy thử các cách sau:

#1. Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là lá tướng quân, lá đơn tía, cây bông trang, mặt quỷ, hồng bối hay quế hoa là loại cây phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và Malaysia, Ở nước ta thường hay mọc hoang ở vùng trung du, đồi núi, thường hay mọc xen kẽ với cây sim. Cây thường nhỏ, cao chừng 1 mét. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu đỏ tía, ngoài mép có răng cưa. Hoa mọc thành chùm, màu đỏ, mọc thành chùm ở nách lá. Quả nang ba khía. Hạt hình cầu. Cây ra hoa vào mùa hè. Nhiều gia đình thường trồng cây này trong sân nhà để trưng làm cảnh và cũng sử dụng như một vị thuốc.

Theo y học cổ truyền, lá đơn đỏ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, các tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, trừ phong, giảm đau. Có thể dùng độc vị của lá đơn đỏ để chữa trị các bệnh ung nhọt, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,… Đối với bệnh nhân viêm da cơ địa cây lá đơn đỏ có tác dụng rất tốt trong việc giảm ngứa ngoài da, kháng lại các nguyên nhân gây bệnh từ bên trong. Thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo lại lớp biểu bì bên ngoài.

Có 2 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ phổ biến là nấu nước để tắm và sắc như thuốc để uống.

  • Dùng là đơn đỏ nấu nước để tắm: Lấy khoảng 100 gram cây lá đơn đỏ, bao gồm cả phần thân và lá rửa thật sạch rồi đem nấu với nước sôi để lửa nhỏ khoảng 10 phút thì lấy ra tắm như bình thường, chú ý ngâm rửa thật kỹ những chỗ bị viêm nặng, ngứa ngáy để có hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn ngứa ngáy khó chịu ngay sau vài lần thực hiện.

  • Bài thuốc uống để chữa tận gốc viêm da cơ địa từ bên trong: tùy vào từng đối tượng mà sử dụng liều lượng cây lá đơn đỏ khác nhau. Đối với trẻ em thì sử dụng khoảng 3 đến 5 lá tươi, rửa thật sạch rồi nấu với một chén nước trắng, để sôi khoảng 5 phút, để nguội thì cho bé uống, ngày uống hai lần. Đối với người lớn thì sử dụng 7 đến 9 lá đơn đỏ, rửa sạch rồi sắc kỹ với 3 chén nước trắng, sắc đến khi còn 1 chén, để nguội, uống ngày hai lần.

Sau khoảng 1 đến 2 tháng sử dụng đều đặn, kèm với việc vệ sinh thân thể sạch sẽ, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp thì bệnh viêm da cơ địa sẽ khỏi dần.

#2. Lá khế điều trị bệnh viêm da cơ địa

Cây khế hay còn gọi là ngũ liễm, có tên khoa học là Averrhoa carambola, thuộc họ me chua.. Khế là một loại cây quen thuộc được biết đến và trồng rộng rãi ở Đông Nam Á. Khế thường có lá kép dài khoảng 5cm, hoa màu tím, quả màu vàng khi chín và xanh khi còn non thường có 5 múi.

Theo sách Đông y dân tộc, lá khế vị chát tính lạnh, tính mát, giúp giảm nhiệt, giảm ngứa vùng bị viêm da cơ địa. Lá khế là phương thuốc dân gian hiệu quả, được nhiều người sử dụng, các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng. Nhiều người chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá khế chia sẻ dấu hiệu bệnh giảm nhanh và không thấy tái phát trở lại.

Cách dùng lá khế điều trị viêm da cơ địa:

Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch, cho vào nồi, lửa vừa phải đun kỹ từ 15 đến 20 phút, sau đó để nước lá khế bớt nóng, dùng để tẩy rửa các vùng da bị viêm da cơ địa. Nếu vùng da bị viêm là cánh tay, bàn chân  hoặc tình trạng nặng lan ra toàn thân thì người bệnh có thể ngâm mình hoặc tắm bằng nước lá khế để có kết quả tốt hơn. Trong lúc tắm, hoặc chà rửa người bệnh có thể lấy lá khế chà xát nhẹ lên vùng da bị viêm để giảm ngứa, và có hiệu quả nhanh hơn.

Nên thực hiện thường xuyên biện pháp này, tuy nhiên người bệnh không nên ngâm mình quá lâu trong nước lá khế sẽ dễ dẫn đến cảm lạnh, nhiễm nước vào phổi. Người bệnh cũng không nên chà xát các vết viêm quá mạnh tay vì sẽ làm trầy xước da, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

#3. Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa

Cây vòi voi còn được gọi là cẩu trùng vĩ hay đại vĩ đạo có tên khoa học là Heliotropium indicum thuộc họ vòi voi. Cây thường mọc hoang ở khắp nơi, dân gian thường hái về phơi khô hoặc dùng tươi như một vị thuốc.

Vòi voi là cây thảo dược sống lâu năm, cao khoảng 25 đến 40 cm. Thân cây khỏe, cứng, có nhiều lông nhám, lá có hình bầu dục dài, nhăn nheo, mép lá có hình răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, không có đài hoa, hoa mọc xếp chồng lên nhau thành hai hàng kéo dài.

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì vòi voi có công dụng chủ yếu là chống viêm, giảm sưng, giảm đau, tiêu mủ giúp làm liền vết thương nhanh hơn nên cây vòi voi là một bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa được nhiều người biết đến.

Cây vòi voi được dùng để trị viêm da cơ địa theo cách sau:

Lấy khoảng 50 gram đến 70 gram lá cây vòi voi tươi đem đi rửa sạch rồi giã nhỏ, dùng để đắp lên vùng da bị viêm da cơ địa. Để yên như vậy trong khoảng 30 đến 45 phút thì bỏ ra.

Thực hiện mỗi ngày 1 đến hai lần liên tục trong 1 tuần thì các vết viêm mủ sẽ khô lại, da non sẽ được kéo lại. Sau một tuần thì dãn số lần đắp ra, cách 1 ngày đắp một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, không còn thấy viêm mủ hay ngứa nữa thì dứt hẵn việc đắp cây vòi voi trị viêm da cơ địa.

Lưu ý: Ngoài việc đắp nước cốt cây vòi voi thì vẫn có thể nấu nước cây vòi voi để dùng uống như thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của Viện y học dân tộc, đã phát hiện ra một số cây thuộc họ vòi voi có độc tính gây hại cho gan và hủy hoại tổ chức gan, có thể gây đau bụng, xuất huyết nội. Cho nên khuyến cáo không nên lạm dụng uống nước cây vòi voi để chữa viêm da cơ địa.

#4. Lá trầu không chữa viêm da cơ địa

Trầu không hay gọi tắc là trầu là một cây gia vị hay cây thuốc quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là một loại dây leo và sống lâu năm, lá có hình trái tim với mặt bóng có hoa văn đuôi sóc màu trắng. Loại cây này có nguồn  gốc từ Đông Nam Á, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia,…

Vào năm 1956 theo nghiên cứu của Bộ môn ký sinh  trường đại học y dược Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các chất gây nhiễm trùng, vi khuẩn tụ cầu.

Đến năm 1961, tại phòng Đông y thực nghiệm của viện vi trùng học đã có nghiên cứu và kết luận tinh dầu trong lá trầu không có thể giảm cảm giác ngứa rát và làm lành vết thương của các bệnh ngoài da, mẩn đỏ, viêm da cơ địa.

Lá trầu không được dân gian sử dụng để điều trị viêm da cơ địa an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân. Cách thực hiện và tìm nguyên liệu cũng không quá khó khăn.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không đơn giản theo 2 cách như sau:

  • Nấu nước tắm bằng lá trầu không: Chỉ cần lấy 3 – 4 lá trầu không tươi hoặc phơi khô đều được, rửa sạch, sau đó cho vào nồi để nấu nước tắm. Có thể áp dụng hàng ngày để nhận thấy sự khác biệt trong việc điều trị viêm da cơ địa.

  • Chà xát lá trầu không: lấy 3 đến 4 lá trầu không, rửa sạch, ngâm trong nước muối 5 phút. Sau khi vệ sinh sa sạch sẽ, lấy lá trầu không đã rửa sạch, ngâm muối, vò nát và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Nếu bạn không muốn chà xát, bạn có thể giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh đều được và có công hiệu như nhau. Để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch, mỗi ngày làm 2 lần.

Lưu ý: Không nên đun lá trầu không quá đặc, không cho muối vào, không tắm nước quá nóng vì nước nóng dễ làm khô rát da, sưng tấy.

#5.Cây ngải dại

Cây ngải dại có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thoạt nhìn bên ngoài rất giống cây ngải cứu, nhưng khi quan sát kỹ thì cây ngải dại có màu xanh lục nhạt, mặt dưới thân và lá ít lông và có màu xám nhạt, trong khi đó lá cây ngải  cứu thường có màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Cây ngải dại xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái,…

Theo sách Những vị thuốc quanh nhà của giáo sư Trần Thành Nam cho biết: Ngải dại có vị đắng, mùi rất thơm, tính ấm được dùng nhiều để giảm đau nhức, cầm máu, sát trùng, sát khuẩn, trị ghẻ lở, viêm da, di ứng, và còn có công dụng đuổi côn trùng do có thành phần tinh dầu cao.

Đối với bệnh viêm da cơ địa, người bệnh có thể dùng cây ngải dại chữa bệnh như sau: Lấy một nắm cây ngải dại, rửa thật kỹ, sau đó cho vào nồi đun sôi với lửa vừa trong vòng 15 đến 20 phút là được. Đợi nước nguội dùng để rửa vùng da bị bệnh, nếu tình trạng viêm da cơ địa đã lan ra toàn thân, thì người bệnh có thể dùng nước lá trên như nước tắm hàng ngày.

Lưu ý: Khi thực hiện bài thuốc từ cây ngải dại để chữa viêm da cơ địa, người bệnh nên thực hiện đều đặn, bệnh sẽ khỏi trong một thời gian ngắn. Chú Sáu (người dân tỉnh Điện Biên) chia sẻ: Càng ngâm nhiều lần thì bệnh càng nhanh khỏi và không thấy triệu chứng bệnh quay trở lại. Do vậy, người bệnh nên kiên trì và tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh mà bản thân mình lựa chọn và thực hiện.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả

Lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa

  • Hạn chế cào, gãi làm xước da.

  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các dưỡng chất phù hợp, tránh dùng sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh, dễ kích ứng da làm bệnh nặng hơn.

  • Bảo vệ da dưới những tác nhân gây hại bên ngoài, môi trường khói bụi.

  • Không hút thuốc lá và chủ động tránh xa người hút thuốc lá hoặc nơi có khói thuốc lá.

  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, cũng như hiểu biết về bệnh viêm da cơ địa bên ăn gì.

  • Chúc các bạn sức khỏe và nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này nhé.

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/chua-viem-da-co-dia-bang-cay-thuoc-nam-5035.html

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:00

You are here Tin tức Thông tin y học 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa hiệu quả