• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

Tìm hiểu về công tác xã hội và triển khai thực hiện công tác xã hội tại bệnh viện PHẠM NGỌC THẠCH Quảng Nam

  • PDF.

Công tác xã hội là những hoạt động tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động tài trợ nhằm giải quyết vấn đề cho những đối tượng đang trong tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng giới, giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… Những hoạt động này đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam hàng chục năm qua.

Công tác xã hội hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự thay đổi của xã hội; Giải quyết vấn đề (những bế tắc, tiêu cực trong cuộc sống); Quan tâm đến con người, môi trường sống/ chất lượng cuộc sống. Đồng thời làm tăng năng lực cho thân chủ, gia đình và cộng đồng.

Công tác xã hội có bốn chức năng “Phòng ngừa”: ngăn ngừa các vấn đề xã hội nãy sinh. Giúp đối tượng không rơi vào tình huống cần có sự can thiệp của nhân viên xã hội; “Chữa trị”: Giải quyết các vấn đề xã hội theo quy trình giúp đỡ; “Phục hồi”: Giúp đối tượng đã và đang bị thiệt thòi có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội; “Phát triển”: Giúp đối tượng phát triển thành con người mới toàn diện.

Công tác xã hội có thể thực hiện ở ba phương pháp: Công tác xã hội với cá nhân, gia đình; công tác xã hội với nhóm; công tác xã hội với cộng đồng.

Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010, công tác xã hội có những vấn đề cần quan tâm như: Công tác giảm nghèo và công bằng xã hội; Chăm sóc người già, người khuyết tật, người nghiện rượu, ma túy; phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình; Nạn buôn bán người; Người thất nghiệp, gia đình có vấn đề; trẻ em bị ngược đãi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…; Phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy; Chăm sóc sức khỏe và tâm thần; Trợ giúp người bệnh HIV/AIDS và phòng ngừa lây nhiễm; Bảo trợ xã hội để trợ giúp những đối tượng cần sự bảo trợ khẩn cấp, nạn nhân của thiên tai, những người bị tàn phế từ hậu quả của chiến tranh; Bình đẳng giới và phát triển cộng đồng.

Ngày nay, công tác xã hội đã tiến triển và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: Phúc lợi trẻ em; Phúc lợi gia đình; Giáo dục giáo dưỡng/ cải tạo; Trong Tòa án đặc biệt; Trong trường học và đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe.

DSCN7947

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 4 2018 08:20

Đọc thêm...

Bệnh viện PHẠM NGỌC THẠCH Quảng Nam tổ chức hội nghị cán bộ - viên chức - người lao động năm 2018

  • PDF.

Sau phiên trù bị được tổ chức vào ngày 07/02/2018, ngày 08/02/2018. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2018 nhằm báo cáo tổng kết tình hình hoạt động trong năm 2017 và đề ra các giải pháp cải tiến chất lượng bệnh viện cùng với các phương hướng hoạt động cho năm 2018.

Tham dự Hội nghị về phía Ban Lãnh đạo bệnh viện có Ths.BsCKII. Trần Ngọc Pháp - Bí thư Chi bộ - Giám đốc bệnh viện; Bs. Nguyễn Cao Tín - Chủ tịch Công đoàn cơ sở - Trưởng phòng Khám - Chỉ đạo tuyến - Kế hoạch tổng hợp; Các đồng chí trong Chi ủy Chi bộ, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Chi Đoàn thanh niên bệnh viện cùng sự có mặt của hơn 80 viên chức, người lao động.

DSCN9678 copy

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 2 2018 08:40

Đọc thêm...

NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN TRONG CÔNG TÁC TIẾT CHẾ DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN

  • PDF.

Nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bênh nhân nhập viện trong công tác tiết chế - dinh dưỡng, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam đã thành lập “tổ dinh dưỡng”, gồm 9 nhân viên đều làm công tác kiêm nhiệm tại các khoa lâm sàng. Tổ đi vào hoạt động từ tháng 11/2015 và luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của ban lãnh đạo bệnh viện như: Cử nhân viên đi học các lớp đào tạo dinh dưỡng của các bệnh viện đầu ngành về dinh dưỡng như bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.

Mặc dù, tổ dinh dưỡng mới thành lập, nhân lực và mạng lưới dinh dưỡng hoạt động còn yếu, chưa phát huy hết khả năng và chưa đạt được hiệu quả cao là cung cấp suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tổ cũng có những hoạt động tích cực hỗ trợ cho bệnh nhân và y, bác sỹ trong công tác tiết chế dinh dưỡng như: sàng lọc, đánh giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nhập viện; tổng hợp, báo cáo tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân nội trú theo thường quy; tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe để hướng dẫn chế độ ăn bệnh lý và thông thường cho tất cả bệnh nhân nội trú; nghiên cứu khoa học về công tác dinh dưỡng.

Nghiên cứu mới nhất của tổ dinh dưỡng -Xác định tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam, năm 2016” khảo sát trên 127 bệnh nhân nhập viện cho kết quả: Đa số các bệnh nhân có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (chỉ số BMI<18,5) chiếm tỉ lệ 48,8%, 40,5% bệnh nhân có trình trạng dinh dưỡng bình thường (18,5 ≤chỉ số BMI≤23) và 10,5% bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (chỉ số BMI>23).

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhận thấy sự cấp thiết, tính thời sự và sự quan trọng trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện. Do đó, bắt đầu từ tháng 1/2018, bệnh viện sẽ đẩy mạnh và cải thiện hơn nữa công tác tiết chế - dinh dưỡng bằng nhiều hình thức như:

       + Tất cả các bệnh nhân nhập viện đều được sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng “phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng” và được dán vào hồ sơ bệnh án để theo dõi.

hinh1 copy

Hình 1: bệnh nhân nhập viện được sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 2 2018 10:25

Đọc thêm...

THÁP DINH DƯỠNG VÀ 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ ĐẾN NĂM 2020

  • PDF.

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN

2011 - 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Quyết định số 189/QĐ-BYt ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

thapdinhduong

Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình một người một ngày

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 19 Tháng 1 2018 10:47

Đọc thêm...

Bị lao, ăn gì nhanh khỏe

  • PDF.

Nhiều người vẫn nghĩ khi mắc bệnh lao chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định sẽ phục hồi bệnh, thực tế thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Muốn nhanh hồi phục phải kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng đồng thời nghỉ ngơi hợp lý.

Người có hệ miễn nhiễm kém, tiểu đường, bệnh bụi phổi, bệnh nhân đang dùng thuốc steroids, thuốc chữa thấp khớp, xạ trị... tuổi già, nghiện rượu hay ma túy, suy dinh dưỡng, thiếu săn sóc y tế, sống hay làm việc ở những nơi đông người, không thoáng... sẽ dễ bị mắc lao.

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều, gầy, sút cân, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi... ho, khạc đờm hoặc ho ra máu. Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi. Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi…

Nguyên tắc dinh dưỡng

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Hơn nữa, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất). Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín để tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.

e

Đọc thêm...

You are here Tin tức