• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

Sữa bò – Loại thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên tránh

  • PDF.

Nhiều loại thực phẩm được khuyên không nên dùng trong khẩu phần dinh dưỡng của bệnh nhân viêm da cơ địa. Trong đó, sữa cũng là một trong những thực phẩm được khuyên nên tránh dùng khi bị viêm da cơ địa. Vì sao lại như vậy? Sữa có những ảnh hưởng gì đối với người đang điều trị viêm da cơ địa?

 

Sữa bò - Loại thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên tránh-1

 

Vì sao viêm da cơ địa không nên dùng sữa bò

Chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh viêm da cơ địa là đặc biệt quan trọng. Trong những bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân viêm da cơ địa, các loại thực phẩm gây dị ứng được xem là thực phẩm cần kiêng cữ hàng đầu.

 

Nguyên nhân là vì khi dị ứng thực phẩm xảy ra, da sẽ trở nên ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi có tình trạng sưng, đỏ trên một số vùng da. Một số bệnh nhân dị ứng thực phẩm cũng có thể xuất hiện mề đay mẫn ngứa. Tất cả những ảnh hưởng trên đều thúc đẩy khiến cho bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng và khó chịu hơn.

 

Sữa bò là một trong những thực phẩm có mức độ dị ứng tương đối cao ở cả người lớn và trẻ em. Đây là một loại thực phẩm khá đặc biệt và được tiêu thụ với lượng lớn trên toàn thế giới. Do đó không ít trường hợp viêm da cơ địa do dùng phải các thực phẩm gây dị ứng như sữa bò làm cho việc điều trị khó khăn, mất không ít thời gian.

Sữa bò - Loại thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên tránh-2

Sữa bò giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Dị ứng sữa bò là một dạng dị ứng đặc biệt

Bản thân sữa bò cũng là một dạng thực phẩm đặc biệt giàu dinh dưỡng, do đó dị ứng sữa bò cũng được phân loại và nghiên cứu riêng biệt. Dị ứng sữa bò (CMA – Cow Milk Allergy) là dị ứng khá phổ biến ở nhiều đối tượng, gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Tỷ lệ dị ứng sữa bò ở trẻ em chiếm khoảng 2%. Tỷ lệ này ở người lớn sẽ thấp hơn.

Thông thường khi dị ứng sữa bò sẽ có 3 mức độ phản ứng:

 

Đọc thêm: Bệnh viêm da cơ địa hay tái đi tái lại làm sao khỏi?

 

1.Dị ứng tức thời

Thường xảy ra phản ứng dị ứng trong vòng 15 phút – 2 giờ sau khi dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Đây là dạng dị ứng phổ biến nhất. Bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu ngoài da như:

  • Nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy, môi sưng, mặt sưng,…

  • Các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, sưng lưỡi, thắt cổ họng,…

  • Có thay đổi về ý thức, lơ mơ, chóng mặt đối với một số trường hợp dị ứng nặng.

 

2.Dị ứng chậm

Dị ứng chậm thường không phổ biến như dị ứng tức thời. Loại dị ứng này thường xảy ra từ 2 – 8 giờ sau khi dùng sữa bò. Dị ứng chậm cũng có các dấu hiệu tương tự như dị ứng tức thời nhưng thường tập trung vào các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.

 

Đọc thêm: Viêm da cơ địa nên ăn gì? Kiêng gì?

 

3.Dị ứng rất chậm

Đây là dạng dị ứng sữa bò rất hiếm gặp. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng 1 – 3 ngày sau khi sử dụng sữa bò và các sản phẩm từ sữa. Phản ứng dị ứng chậm do sữa bò thường khó nhận biết do thời gian phản ứng quá lâu.

Sữa bò - Loại thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên tránh-3

 

Sữa bò là một trong những loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm da cơ địa nên tránh vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho làn da của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý áp dụng các biện pháp điều trị tích cực, chăm sóc da hợp lý để tình trạng viêm da cơ địa sớm được đẩy lùi. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Cách chữa mề đay bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian

  • PDF.

Khá nhiều người thường dùng cách chữa mề đay bằng lá khế vì đây là bài thuốc dân gian lưu truyền từ xa xưa, được nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.

 

Chữa mề đay bằng lá khế

 

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng của lá khế đối với bệnh mề đay, cũng như các phương pháp chữa mề đay bằng lá khế khá hiệu quả:

I. Công dụng tuyệt vời của lá khế trong việc chữa mề đay

Lá khế vốn là một loại dược liệu phổ biến và gần gũi tại các vùng thôn quê, được nhiều người trồng và áp dụng để chữa nhiều triệu chứng bệnh rất hiệu nghiệm.

 

Trong dân gian, cây khế được người dân trồng làm cảnh, cho bóng mát, ăn quả cũng như làm dược liệu khá phổ biến:

  • Cây khế là loại cây thân gỗ, có kích thước lớn và phần thành nhiều cành nhánh. Lá mỏng, có màu xanh nhạt và hơi nhọn về phần cuống lá. Hoa khế mọc thành từng cụm ở nách lá, viên hoa có màu đỏ bao phủ màu hồng nhạt bên trong nhìn rất đẹp mắt.

  • Quả khế có hình thái rất thu hút với vẻ ngoài kỳ lạ không giống với bất kỳ loại nào, quả khế có hình dáng giống ngôi sao năm cánh trên lá quốc kỳ, quả thon dài, phình to ở phần rất sống động.

Nhiều người dân chia sẻ, không chỉ riêng phần quả được trồng để thu hoạch, mà các bộ phận còn lại của cây khế đều được đánh giá cao vì có khả năng chữa được nhiều bệnh lý như:

  • Thân và lá khế có tính ôn bình, có vị chua nhẹ thường được dùng để thanh nhiệt cơ thể, bài tiết độc tố ra bên ngoài, tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng đỏ, dứt hẳn chứng ngứa là vô cùng cao. Do đó, lá khế còn được dùng nhiều để chữa dị ứng, chứng mề đay, các bệnh ngoài da… và từ đó giúp những tổn thương trên da khôi phục nhanh chóng.

  • Còn quả khế có vị chua xen lẫn vị ngọt nên hàm lượng vitamin C trong quả khế là rất lớn, bạn nên dùng quả khế thường xuyên để tăng nhanh hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành các bệnh lý da liễu và viêm nhiễm như chứng mề đay rất hiệu nghiệm.

  • Rễ khế cũng được dùng tương tự như lá khế vì có tính bình, giảm ngứa rát, mau lành vết thương, chữa mề đay, mẩn ngứa đạt hiệu quả rất cao.

Do đó, khi bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ lá khế sau đây để giúp giảm ngứa ngáy, góp phần đẩy nhanh các triệu chứng mề đay biến mất.

II. Những cách chữa nổi mề đay bằng lá khế hiệu quả thường được áp dụng

Trong dân gian, khi đối diện với chứng mề đay thì người ta thường hay dùng lá khế để điều trị dấu hiệu bệnh nhanh chóng và kịp thời, giảm ngứa ngáy và sưng viêm khá hữu hiệu:

1. Tắm lá khế chữa chứng mề đay đơn giản

Đây là phương pháp khá phổ biến, thực hiện đơn giản, không mất nhiều công sức và chi phí. Hơn nữa, việc dùng lá khế để tắm lại khá an toàn nên người bệnh không cần lo lắng về vấn đề biến chứng hay tác dụng phụ:

  • Chuẩn bị: Khoảng 300g lá khế tươi, lá không bị sâu.

  • Thực hiện: Lá khế đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi nấu với 4 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi nước sôi để ra các chất từ lá khế. Pha với 2 lít nước mát để tắm hoặc chờ nước ấm thì tiến hành ngâm vùng da bị bệnh để giảm ngứa ngáy.

Với phương pháp này, người bệnh cần kiên trì thực hiện ngày khoảng 2 lần sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng, giảm ngứa ngáy và các dấu hiệu lan ra của bệnh.

Điều trị mề đay bằng tắm lá khế

2. Bài thuốc uống từ lá khế giúp chữa mề đay hiệu quả

Chỉ khoảng 500g lá khế tươi, bệnh nhân đã có được bài thuốc chữa mề đay hiệu quả, giúp bài trừ độc tố và kháng lại histamine gây mề đay để giảm các chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm khá hiệu quả.

  • Lá khế đem đi ngâm nước muối khoảng 5 – 10 phút cho sạch bụi bẩn và các yếu tố có hại trên bề mặt lá, nâng cao hoạt tính chữa bệnh của lá khế một cách cao nhất.

  • Vớt lá khế ra, để ráo nước rồi đem phơi khô dưới nắng nhẹ cho lá khế hơi héo lại.

  • Đem lá khế đi sao với 1 muỗng cà phê muối hột cho vàng rồi cho phần lá khế vào hộp thủy tinh để bảo quản và dùng dần.

  • Mỗi lần dùng thì lấy một ít lá khế cho vào tách và chế khoảng 150ml nước sôi, hãm như hãm trà trong 15 phút.

  • Uống khi nước khế còn ấm, nên dùng 2 lần sáng tối trong ngày để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bài thuốc uống từ lá khế này nếu kiên trì dùng trong 10 ngày hoặc hơn sẽ mang lại công dụng khá hiệu quả, giúp thuyên giảm các chứng mề đay và tình trạng ngứa ngáy vô cùng đáng kể.

 

Đọc thêm: Cách dùng lá trầu không chữa mề đay

3. Bài thuốc đắp chữa mề đay từ lá khế

Bài thuốc đắp từ lá khế giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu, vừa sát khuẩn vừa hạn chế sự viêm nhiễm và tránh cho các mảng mề đay có xu hướng lan rộng sang những vùng da lành.

  • Đem 100g lá khế đi rửa sạch, phơi khô ở trong bóng râm.

  • Cho lá khế đã khô đem đi sao vàng đến khi lá hơi héo lại.

  • Chờ cho lá khế nguội rồi thì chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản, người bệnh chỉ cần lưu ý khi sao lá khế thì đừng đắp lên da ngay để tránh lá khế còn nóng khiến da bị bỏng. Hơn nữa, khi chà lá khế lên da thì không dùng lực hoặc mạnh tay để tránh trầy xước gây viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn.

 

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay nên tắm lá gì?

III. Những lưu ý khi dùng lá khế chữa mề đay

Để chứng mề đay thuyên giảm nhanh, mang lại kết quả điều trị đúng như mong đợi thì người bệnh cần nắm kỹ những lưu ý dùng lá khế chữa mề đay sau đây:

  • Không dùng những lá khế bị sâu cắn phá hoặc trên lá có trứng sâu để tránh khi chữa trị thì càng bệnh nặng. Vì sâu và trứng sâu là một trong những yếu tố kích thích nổi mề đay nghiêm trọng hơn.

  • Không dùng bài thuốc đắp lá khế cho trẻ nhỏ, vì da trẻ rất mỏng nên phương pháp thuốc đắp rất dễ khiến bé bị bỏng và lột da, từ đó gây nhiễm trùng nặng hơn, cha mẹ chỉ nên dùng lá tươi chà thật nhẹ nhàng nhất có thể để chữa mề đay cho bé.

  • Trong trường hợp dùng lá khế chữa mề đay mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và khởi sắc, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, được các bác sĩ đưa ra hướng điều trị kịp thời để có kết quả cao.

Lá khế chữa mề đay là nguyên liệu dễ tìm kiếm, vừa an toàn mà lại mang nhiều công dụng hiệu quả nên bạn có thể chữa mề đay mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mề đay đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì cần sự can thiệp từ y tế để bệnh không biến chứng nặng hơn.

Nguồn: https://vhea.org.vn/chua-me-day-bang-la-khe-255.html

 

Bệnh nổi mề đay có lây không? Lây như thế nào?

  • PDF.

“Thưa bác sĩ, chứng bệnh nổi mề đay có lây không? Vì tôi đang bị dị ứng và nổi mề đay khắp hai cánh tay và tôi có một cháu nhỏ 3 tuổi. Tôi rất lo bệnh sẽ lây sang cháu khiến sức khỏe cháu bị đe dọa. Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp tôi cách phòng nổi mề đay hiệu quả, cảm ơn bác sĩ”

Hà Thị Thu Hoài – Q3, TP.HCM

Bệnh nổi mề đay dị ứng có lây không?

 

Chào Chị Hoài!

Đã có rất nhiều câu hỏi tương tự như của chị gửi về cho chúng tôi và đều có những thắc mắc chung là chứng nổi mề đay dị ứng có lây không? Đây là căn bệnh thuộc dạng dị ứng vô cùng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Có những người thường tái đi tái lại khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây khó chịu, nổi mẩn, đau bụng, nôn ói, sốt cao, phù nề…

1. Vậy chứng bệnh mề đay dị ứng có lây không – chuyên gia cho biết

Nổi mề đay là một dạng phản ứng của cơ thể thông da để chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập, nguyên nhân gây bệnh có thể là do tình trạng bệnh nhân bị dị ứng thức ăn, thuốc men, phấn hoa, côn trùng cắn đốt, khí hậu, thời tiết, nhiệt độ môi trường…

Ngoài ra, có thể là do chức năng gan của bệnh nhân có dấu hiệu bị suy yếu, lượng độc tố được đào thải ra ngoài ít đi, lâu ngày sẽ tích tụ dưới mạch máu và gây tình trạng nổi mề đay dị ứng.

 

TS – BS Lê Khắc Trung thuộc bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, bệnh nổi mề đay dị ứng không có khả năng lây từ người này sang cho người khác, bệnh chỉ biến chứng từ nhẹ, cấp tính sang cấp độ nặng, mạn tính, khó điều trị hơn thôi. Nguyên nhân của bệnh mề đay dị ứng còn phụ thuộc khá lớn vào cơ địa của từng người, do đó việc bệnh mề đay lây từ người này sang người khác là không có khả năng.

 

Xem thêm: Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không?

 

Hiện nay, theo các báo cáo y tế thì chưa có tài liệu nào ghi nhận về tính truyền nhiễm của bệnh nổi mề đay dị ứng. Những bệnh này được cho rằng mang tính di truyền trong hệ gen DNA từ cha mẹ sang con, nếu cha mẹ từng có tiền sử nổi mề đay dị ứng thì tỷ lệ con bị mề đay cao gấp 65% những người bình thường.

 

Do đó, khi chị Hoài hoặc quý độc giả nào đang có dấu hiệu mắc chứng mề đay dị ứng thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm cụ thể để tìm nguyên nhân bệnh và nhanh chóng điều trị dứt điểm. Không nên chủ quan, ỷ lại khiến bệnh dai dẳng, lâu khỏi và dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh mề đay cũng không lây qua tiếp xúc da chạm da nên chị Hoài cũng không cần quá lo ngại, suy nghĩ sai lệch mà không có điều kiện chăm sóc con cái, chị Hoài chỉ cần nhanh chóng điều trị bệnh thật tốt để nhanh lành bệnh là được.

2. Những cách phòng chống nổi mề đay dị ứng bạn nên lưu tâm

Việc điều trị bệnh mề đay vô cùng phức tạp và gặp nhiều trở ngại vì bệnh rất dễ tái phát, nếu bệnh nhân vô tình tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Giải pháp tốt nhất để tránh chứng mề đay dị ứng “thăm viếng” khiến sức khỏe bạn suy yếu là bạn nên chủ động phòng tránh bệnh thay vì khi gặp bệnh mới tìm cách chữa. Do đó, các độc giả có thể tham khảo và tiến hành một số biện pháp phòng tránh bệnh nổi mề đay dị ứng sau đây:

  • Khi thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh, bạn cần phải luôn giữ cho cơ thể được ấm áp, tránh nhiễm lạnh. Khi thời tiết nóng bức, nên mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi và dễ thấm hút mồ hôi để tránh cho cơ thể dễ bị nổi mề đay dị ứng.

  • Khi ăn các thức ăn như các loại tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, hàu, ốc, hến, cá biển, mực, sứa, nấm… thì bạn cần đặc biệt chú ý để tránh ngứa ngáy nổi mề đay. Những người có cơ địa rất nhạy cảm thì cần phải cô cùng lưu ý với cả thức ăn bình thường nhất như thịt heo, trứng, sữa, chocolate, nước uống có gas…

  • Phụ nữ khi dùng các loại mỹ phẩm để làm đẹp hoặc chăm sóc da thì cần phải cẩn thận chọn sản phẩm rõ có thành phần, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, an toàn, không hại da. Không nên tùy tiện dùng mỹ phẩm trôi nổi, dùng lung tung các loại mỹ phẩm để tránh gây dị ứng, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mề đay trên da.

  • Cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý; tránh ăn thực phẩm quá cay nóng, rượu bia và các chất kích thích… không thức quá khuya sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến hệ miễn dịch không đủ khả năng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh tiến hành xâm nhập cơ thể.

  • Cần giữ cho bản thân có một tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng bởi công việc, quan hệ xã hội… khiến chứng mề đay dị ứng có nguy cơ bùng phát dữ dội.

  • Đặc biệt khi trẻ em bị nổi mề đay thì cần thăm khám bác sĩ, dùng thuốc chống dị ứng thích hợp với từng lứa tuổi, cơ địa… để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Những thông tin trên đây về chứng nổi mề đay có lây không được chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ giúp cho chị Hoài, cùng quý độc giả có thêm thông tin, từ đó giúp giải quyết được tình trạng sức khỏe của chính mình và người thân được hiệu quả.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì? Chữa bằng cách nào?

  • PDF.

Người bệnh bị nổi mẩn ngứa khắp người cần phải đề phòng cẩn thận vì triệu chứng này không chỉ gây những rắc rối cho sức khỏe, mà còn gây nên biến chứng nguy hiểm vì cơ thể có thể đang mắc phải các chứng bệnh cần phải điều trị kịp thời.

 

Để biến rõ hơn về các chứng bệnh gây tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, quý độc giả có thể tham khảo những thông tin được chia sẻ thông qua bài viết sau đây đến từ chuyên gia:

ngứa nổi mẩn đỏ Hiện tượng ngứa nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện với bất kỳ ai

 

Những bệnh lý gây nên chứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người

Bác sĩ da liễu Nguyễn Hoàng Nhung chia sẻ, các vết mẩn đỏ gây nổi sần sùi khiến cho bề mặt da gồ cao và lan khắp toàn bộ cơ thể và càng gãi càng ngứa khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn vì bạn phải đối mặt với các chứng bệnh nguy hiểm:

Bệnh mề đay

Nguyên nhân gây nên chứng nổi mề đay là do tình trạng bệnh nhân bị dị ứng với thức ăn, lông thú nuôi, phấn hoa hay dị ứng thời tiết. Những yếu tố dị ứng nguyên này gây kích thích các phản ứng của cơ thể có sẵn trong máu của bệnh nhân. Khi cơ thể gặp kháng thể sẽ gây giãn mạch tạo nên hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân gây nhiều ngứa ngáy.

nguyên nhân nổi mề đayNổi mề đay gây ra những cơn ngứa và nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể

 

Bệnh nhân thường có những biểu hiện nổi các nốt mẩn đỏ gây ngứa, nhạt màu, có kích thước to, nhỏ khác nhau, và thường liên kết thành từng mảng khắp cơ thể, gây sưng da, viêm niêm mạc ruột. Người bệnh thường gãi nhiều khiến các dấu hiệu ngày càng lan rộng hơn.

 

Đọc thêm: Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì?

Bệnh nấm da

Chứng bệnh nấm da là tình trạng khá phổ biến gây ngứa ngáy trên da và thường phát triển trên lớp da chết. Bệnh thường gây ra bởi nấm Candida hoặc Epidermophyton và Trichophyton khiến bệnh nhân ngứa và nổi mẩn đỏ khắp người.

Các nốt đỏ ban đầu xuất hiện lấm tấm ở một số vị trí, sau đó có dấu hiệu lan rộng khắp cơ thể gây nên những mảng mẩn đỏ, phát ban toàn thân.

Viêm da dị ứng

Đây là tình trạng viêm da mạn tính thường bùng phát trong thời gian ngắn và sẽ biến mất dần. Da thường nóng, ngứa, khô và tróc vảy cũng như xuất hiện các nốt đỏ khắp người và kéo theo một số biến chứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, xoang mũi…

nguyên nhân ngứa nổi mần đỏViêm da dị ứng là một trong những nguyên nhân làm da bị ngứa và nổi nhiều mẩn đỏ

 

Người bệnh thường xuất hiện các mảng da với các nốt mẩn đỏ ở tay, chân, cổ, ngực… và ngứa rất nhiều vào buổi đêm, da thường dày lên, khô và có hiện tượng tróc vảy gây ngứa ngáy, gãi nhiều khiến da bị nhiễm trùng.

 

>> Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn ngứa khắp người nhưng không sốt do đâu?

Bệnh nhiễm virus siêu vi

Bạn bị nổi mẩn đỏ toàn thân rất có thể cơ thể bị nhiễm virus siêu vi. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là bạn có dấu hiệu bị sốt, cơ thể mệt mỏi, ngủ mê rồi toàn thân bắt đầu có các mẩn đỏ khi giảm sốt. Những nốt nổi mẩn đỏ này tùy thuộc vào cơ địa mà đôi khi bạn bị ngứa, có lúc thì không.

Tình trạng nổi các nốt mẩn đỏ thường sẽ biến mất sau 1 tuần cho đến 10 ngày. Nếu không nổi thì cần đến thăm khá bác sĩ để có hương giải quyết phù hợp.

Bệnh viêm mao mạch dị ứng

Chứng bệnh viêm mao mạch dị ứng thường gây cho bệnh nhân rất nhiều tác hại về da, hệ tiêu hóa, thận, khớp…

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh này là trên da sẽ nổi mẩn đỏ rồi sau đó sẽ lan nhanh ra toàn bộ cơ thể. Những nốt mẩn đỏ không ngứa nhưng có thể gây phù nề trên da nếu bệnh có những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Viêm mao mạch dị ứng còn gây những trở ngại nghiêm trọng cho đường hô hấp, hạn chế cho việc vận động ở các khớp xương, hệ thống tiêu hóa gặp phải tình trạng bị rối loạn, thận tổn thương nặng nề khiến bạn đau bụng dưới hoặc đau bụng lồng ruột cấp.

 

Do đó, khi bạn nổi mẩn đỏ toàn thân những các nốt mẩn không gây ngứa thì bạn cần nghĩ ngay đến chứng viêm mao mạch dị ứng và cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tổn thương của bệnh phát triển nặng đe dọa sức khỏe bản thân.

Những cách chữa chứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người đơn giản, hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khắp người đơn giản hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và thực hiện. Hoặc khi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa, căn cứ vào tình trạng thực tế của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:

Điều trị nổi mẩn đỏ khắp người bằng Tây y

Hiện nay, rất nhiều người được chỉ định để điều trị nổi mẩn đỏ khắp người bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm sưng ngứa và kháng Histamine như Diphenhydramine và Hydroxyzine… giúp bệnh nhân dễ chịu và giảm ngứa.

 

điều trị ngứa da nổi mẩn đỏDùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

 

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không dùng quá liều để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, làm tổn thương gan, thận, gây tình trạng viêm loét dạ dày, tăng huyết áp…

 

Đọc thêm: Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì?

Đông y chữa mẩn ngứa khắp người an toàn

Theo Y học cổ truyền, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ nhưng chủ yếu nhất là do cơ thể bị suy giảm chức năng của gan và thận, khiến cho cả 2 cơ quan này không đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể nên sinh nổi mẩn đỏ khắp người.

 

Điều trị ngứa da nổi mẩn đỏThuốc đông y điều trị ngứa da nổi mẩn đỏ

Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn Đông y để chữa nổi mẩn đỏ toàn thân để mang lại kết quả hữu hiệu thông qua các loại thảo dược dễ tìm:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 3 lát gừng tươi đem giã nát, cho thêm 3 muỗng canh nước sôi vào pha rồi lọc lấy nước, bỏ bã rồi cho thêm ít đường vào uống. Ngày uống 2 lần và thực hiện khoảng 5 ngày sẽ giúp ôn trung, giải độc và bài trừ mẩn đỏ hiệu quả.

  • Bài thuốc 2: Dùng khoảng 30g lá kinh giới đem sao với muối cho vàng, rồi sau đó đem đi áp nhẹ lên vùng da ngứa ngáy ngày khoảng 3 – 5 lần. Thực hiện liên tục 3 ngày sẽ giúp tuần hoàn khí huyết và giảm các triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả.

Tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, cũng không có tình chất đe dọa tính mạng bệnh nhân. Nhưng để tránh gây những phiền phức không đáng có, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh bệnh lây lan nhanh chóng.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Bệnh trĩ nội và các giai đoạn phát triển của bệnh

  • PDF.

Hiểu được bệnh trĩ nội là gì và nhận biết được triệu chứng qua các cấp độ của bệnh trĩ nội sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị có hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thông tin cần thiết về bệnh trĩ nội – Bạn đọc nên quan tâm theo dõi.

 

Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn phổ biến, hình thành do sự căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở các mô hậu môn mà nguyên nhân thường gặp là do: Bệnh táo bón lâu ngày; đứng/ngồi nhiều ít vận động; ăn ít chất xơ và uống ít nước; mang thai,… Căn cứ vào vị trí hình thành và đặc điểm bệnh trĩ được chia thành 2 loại chủ yếu: Trĩ nội và trĩ ngoại, ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp (kết hợp đặc điểm bệnh trĩ nội và trĩ ngoại). Khuôn khổ bài viết hôm nay chúng ta đi sâu tìm hiểu về bệnh trĩ nội và các giai đoạn của bệnh.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ, là loại trĩ xuất phát từ bên trên đường lược và nằm trong lòng ống hậu môn và không có dây thần kinh cảm giác.

Bệnh trĩ nội hình thành bên trên đường lược nằm bên trong ống hậu môn

Bệnh trĩ nội hình thành bên trên đường lược nằm bên trong ống hậu môn

 

Người mắc trĩ nội có dấu hiệu  nhận biết đầu tiên là chảy máu khi đại tiện; sau đó là sự xuất hiện búi trĩ (mẩu thịt thừa) khi đại tiện cố rặn và bình thường không đau, không ngứa. Búi trĩ nội khi sa có đặc điểm là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng; màu sắc đỏ tươi và bề mặt ướt. Ngoài ra, bệnh nhân bị trĩ nội còn cảm thấy vùng hậu môn thường xuyên ẩm ướt do tiết dịch và ngứa ngáy khó chịu; vướng víu khi đi lại; đau rát hậu môn khi đại tiện,…

Bệnh trĩ nội diễn tiến qua 4 giai đoạn và gây ra các biến chứng như chảy máu, sa búi trĩ, nghẹt và viêm da quanh hậu môn.

Bệnh trĩ nội có mấy cấp độ?

Minh họa 4 cấp độ bệnh trĩ nội thông qua đặc điểm búi trĩ

Minh họa 4 cấp độ bệnh trĩ nội thông qua đặc điểm búi trĩ

Hiện nay, bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ, bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3 và 4 như sau:

1/ Bệnh trĩ nội độ 1:

Đây là giai đoạn sơ khai khi mới hình thành bệnh trĩ. Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội độ 1, máu tươi chảy với lượng nhỏ dính vào phân và người bệnh thường tình cờ phát hiện khi chúng dính trên giấy vệ sinh.

Ở giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, nếu quan sát người bệnh không thể phát hiện mình mắc bệnh trĩ nội nhưng khi kiểm tra bằng máy nội soi thì chúng ta có thể đã mắc bệnh trĩ

 

2/ Bệnh trĩ nội độ 2:

Trĩ nội độ 2 bắt đầu xuất hiện búi trĩ, chúng sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự co lên được ngay sau đó. Người bệnh thấy đau nhẹ khi đại tiện và đại tiện ra máu lúc này chảy với lượng lớn hơn.

3/ Bệnh trĩ nội cấp độ 3:

Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện nhưng không thể trở lại vị trí ban đầu bên trong ống hậu môn mà cần dùng tay đẩy thì búi trĩ mới lên được.

4/ Bệnh trĩ nội độ 4:

Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không chỉ khi đi cầu mà ngay cả khi vận động mạnh hoặc ngồi xổm, chúng không thể lên được mặc dù dùng lực tác động. Ở giai đoạn này các búi trĩ sưng to, gây vướng víu khó chịu và dễ bị biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời.

Bị bệnh trĩ nội phải làm gì?

Bất kì bệnh nào cũng vậy, đặc biệt là bệnh trĩ thì thời gian phát hiện và chữa trị càng sớm thì mang lại hiệu quả càng cao và tiết kiệm chi phí.

 

Nếu nhận biết sớm bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ (độ 1, độ 2) thì chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn thuốc uống hoặc các bài thuốc dân gian trị trĩ; kết hợp việc loại bỏ triệu chứng táo bón; điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt,… thì triệu chứng bệnh trĩ giảm dần và khỏi hẳn.

 

Ở giai đoạn nặng (độ 3, độ 4) thường phải cần can thiệp các thủ thuật chữa trĩ (chích xơ búi trĩ, quang đông hồng ngoại, thắt trĩ bằng vòng cao su) hoặc cần thiết phải phẫu thuật cắt trĩ mới giải quyết được búi trĩ. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt trĩ rất tốn kém, ảnh hưởng đến công việc, có khả năng biến chứng và búi trĩ đã cắt vẫn có nguy cơ tái phát; do đó đây không phải là cách điều trị bệnh trĩ nội tối ưu.

Cần thăm khám và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh trĩ

Cần thăm khám và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh trĩ

Sau khi biết được bệnh trĩ nội là gì, các cấp độ và dấu hiệu nhận biết. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định mức độ bệnh và có phương án chữa trị phù hợp nhất khi phát hiện bệnh. Tránh vì tâm lý e ngại mà kéo dài thời gian khiến bệnh nặng và khó chữa trị hơn.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-tri-noi-8717.html

 

You are here Tin tức