• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

10 Triệu chứng trào ngược dạ dày dễ nhận biết

  • PDF.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thường rất xuất hiện rất sớm nhưng ít ai để ý và phát hiện kịp thời. Các dấu hiệu trào ngược điển hình nhất là buồn nôn, ợ hơi, miệng đắng, tiết nhiều nước bọt, đau khi nuốt,… Nếu bạn có một trong các biểu hiện dưới đây, thì nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp.

 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược acid dạ dày (GERD). Đây là hiện tượng acid và thực ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực quản nối từ miệng đến dạ dày. Lúc này, acid trong thực quản gây nên những tổn thương và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Triệu chứng trào ngược dạ dàyCác triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản điển hình

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3 triệu người mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày đang được điều trị tại các bệnh viện lớn và nhỏ trên đất nước này. Con số này không ngừng tăng lên khi bệnh đang chuyển hướng sang những người trẻ tuổi. Các biểu hiện trào ngược dạ dày gây không ít khó khăn cho người mắc phải. Và điều đáng báo động hiện nay đó là người bệnh thường lơ là bỏ qua các triệu chứng bệnh, dẫn đến bệnh không được điều trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày chính là cách giúp bệnh nhân đẩy lùi bệnh hiệu quả.

10 Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Mặc dù bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến nhưng việc chẩn đoán lâm sàng để nhận biết bệnh không phải là điều dễ dàng, bởi các dấu hiệu trào ngược dạ dày thường rất giống với các bệnh lý dạ dày khác. Tuy nhiên, các biểu hiện trào ngược dạ dày thường có tần suất lặp lại, do đó người bệnh có thể đoán biết được bệnh dựa vào triệu chứng mô tả sau đây.

1/ Ợ hơi – Triệu chứng đầu tiên

Ợ hơi lúc đói là triệu chứng trào ngược rất hay thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường, hơi được sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn và sẽ theo đường hậu môn thoát ra ngoài. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh lý trào ngược dạ dày lại khác, hơi được sinh ra không thoát ra ngoài theo đường hậu môn mà quay ngược trở lại thoát ra ngoài bằng đường miệng. Tất nhiên vấn đề này xảy ra cần có sự hỗ trợ của cơ vòng thực quản dưới.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ợ hơi được xem như một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phân biệt rõ ợ hơi do sinh lý và bệnh lý trào ngược dạ dày khác nhau như thế nào. Nếu bạn uống nước ngọt hoặc bất kỳ đồ uống gì có chứa ga hoặc đồ ăn khó tiêu. Lúc này, hiện tượng ợ hơi xảy ra rất đỗi bình thường, chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn. Nhưng nếu bạn bắt gặp triệu chứng ợ hơi xảy ra thường xuyên và biểu hiện này thường xảy ra vào lúc đói. Điều này có thể khẳng định, bạn đang mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến hiện nay.

2/ Ợ nóng – Biểu hiện trào ngược dạ dày

Chứng ợ nóng là cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng bụng trên và phía sau xương ức. Đây là biểu hiện trào ngược dạ dày khá phổ biến. Triệu chứng này thường khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và không một ai muốn gặp lại lần nữa. Bởi bên cạnh biểu hiện ợ nóng chúng còn kèm theo hiện tượng nóng như lửa và rát cổ họng.

Ợ nóng triệu chứng trào ngược dạ dàyỢ nóng – Triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến

 

Ợ nóng xảy ra do dịch vị acid đậm đặc trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản. Lúc này, acid tiếp xúc với lớp niêm mạc thực quản và gây ra triệu chứng nóng như lửa. Dấu hiệu này xảy ra sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ hoặc lúc bụng đang đói hay sau khi ăn xong người bệnh nằm xuống.

3/ Dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn mửa

Buồn nôn hoặc nôn là phản xạ tự nhiên của hệ tiêu hóa hoặc của bất kỳ một bệnh nào đó. Tuy nhiên, nôn do bệnh trào ngược gây ra thường là do chức năng tiêu hóa của dạ dày bị rối loạn dẫn đến hiện tượng thức ăn chuyển hóa chậm hoặc không được tiêu hóa. Lúc này, acid dạ dày tiết ra để ngấm và chuyển hóa thức ăn bị dư thừa và gây ra hiện tượng nôn.

Thông thường, người bệnh chỉ nôn ra nước dịch hoặc có lẫn thức ăn. Triệu chứng nôn này xảy ra thường xuyên, nhất là sau khi ăn no hoặc lúc bụng đói. Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và biểu hiện duy nhất của họ đó là nôn trớ và buồn nôn.

4/ Hiện tượng đau hoặc đau tức ngực

Nếu gặp phải cơn đau tức ngực xảy ra thường xuyên và kèm theo triệu chứng ợ nóng, chắc chắn một điều bạn đang gặp phải vấn đề dạ dày và đây chính là hội chứng trào ngược dạ dày.

Đau tức ngực triệu chứng trào ngược dạ dàyTriệu chứng đau tức ngực do trào ngược dạ dày gây ra không giống như biểu hiện của bệnh tim

Đau tức ngực xuất hiện do acid dạ dày trào ngược lên thực quản và tràn vào lồng ngực gây tổn thương. Người bệnh sẽ có cảm giác đau tức giống như cơn đau tim nhưng không phải do vấn đề về tim mạch gây ra. Biểu hiện đau tức ngực do trào ngược dạ dày gây ra thường kéo dài âm ỉ và mức độ đau nhẹ hơn. Cơn đau tức có chiều hướng nặng hơn khi bệnh nhân hoạt động nhiều. Hoặc cũng có thể cơn đau diễn ra sau khi ăn xong, bởi lúc này dạ dày đang quá tải.

5/ Miệng sản sinh ra nhiều nước bọt

Nếu chẳng may bị trào ngược dạ dày thực quản, hiện tượng tiết nước quá mức hoặc sản xuất quá nhiều nước bọt trong khoang miệng là một trong những biểu hiện trào ngược dạ dày rất đỗi bình thường.

Đây cũng được xem là cơ chế phản ứng tự vệ của cơ thể trước những yếu tố  tác hại. Điều này được giải thích như sau: khi dạ dày điều tiết một lượng lớn acid. Acid bị đẩy ngược lại thực quản. Lúc này, cơ thể sản sinh ra nhiều nước bọt để trung hòa acid, giảm hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày thực quản và gây viêm họng hoặc viêm thanh quản.

6/ Khàn tiếng – Dấu hiệu trào ngược dạ dày

Theo chuyên gia khoa tiêu hóa ở Scott & White, tiến sĩ Pfanner cho biết: Hiện tượng trào ngược dạ dày lên thực quản khiến cho lớp lót thực quản bị tổn hại. Từ đó, sâm nhập đến dây thanh quản và hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây kích ứng dây thanh quản và dẫn đến thay đổi giọng nói.

Ban đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau ở vòm họng hoặc khàn giọng. Về sau khi bệnh trở nặng, các dấu hiệu trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, giọng bạn trở nên ồn hơn bình thường.

 

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?

 

7/ Khó khăn hoặc đau khi nuốt

Theo chuyên gia khoa nội tiêu hóa, tiến sĩ Pfanner (người Mỹ) khẳng định, khó nuốt, nuốt vướng hay cảm giác có đờm ở cổ là triệu chứng trào ngược dạ dày không thể thiếu. Triệu chứng này thể hiện rõ khi người bệnh ăn hoặc uống, đặc biệt là các loại thực phẩm khô cứng hoặc chứa chất kích thích.

Đau khi nuốt triệu chứng trào ngược dạ dàyTrào ngược thực quản gây hình thành mô sẹo dẫn đến việc khó khăn trong nuốt

Khó nuốt hay nuốt vướng xảy ra là do niêm mạc thực quản bị tổn hại nghiêm trọng bởi acid dạ dày trào ngược. Nếu vấn đề này diễn ra trong thời gian dài mà không được giải quyết kịp thời có thể gây ra các vết sẹo lớn gây hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt.

8/ Miệng đắng do tràn dịch mật

Một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản điển hình mà cơ thể muốn bạn nhận biết đó là dấu hiệu đắng miệng. Khi acid trào ngược lên thực quản gây kích thích niêm mạc thực quản khiến thực quản bị suy yếu hoặc phồng rộp, thậm chí co thắt trở lại. Lúc này, acid xâm lấn gây ảnh hưởng đến dịch mật và làm chúng bị tổn thương dẫn đến tình trạng trào ngược có kèm theo vị đắng. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đắng miệng khi xuất hiện trào ngược dạ dày. Tình trạng này sẽ tồn tại một thời gian sau đó và biến mất khi cơn trào ngược mất đi.

9/ Viêm họng, ho và khó thở

Tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, một vấn đề về rối loạn tiêu hóa gây trào ngược acid dạ dày cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp như ho hoặc khó thở. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng họng và thở khò khè bởi lý do acid dạ dày đã xâm nhập vào phổi.

Viêm họng, ho hay khó thở đều là triệu chứng của trào ngược dạ dày. Các biểu hiện này được xem như cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ những khó chịu và giảm thiểu độ đậm đặc của acid. Đồng thời, dâu hiệu ho hay khó thở là cách giải quyết vấn đề cấp tính của cơ thể, chúng giúp bạn nhận biết các biểu hiện bất thường đang diễn ra trong cơ thể. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng này kèm theo tình trạng nôn mửa, các bạn nên đến gặp bác sĩ tư vấn ngay lập tức.

 

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

 

10/ Bệnh hen suyễn

Theo thống kê của bộ y tế, có khoảng 25% người bệnh trào ngược dạ dày xuất hiện triệu chứng hen suyễn. Đây cũng là một trong những biểu hiện trào ngược dạ dày đáng được quan tâm hiện nay. Bởi bệnh không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sông sinh hoạt của người mắc phải.

 

Nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau

Trên đây là 10 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp, người bệnh không nên xem thường. Nếu thấy bản thân mắc phải 5/10 triệu chứng mà chúng tối nêu trên, đặc biệt các triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm, sau khi bạn ăn no, khi cúi xuống nhặt hoặc nhấc một vật hay khi bạn nằm nghỉ. Lúc này bạn nên nghi ngờ và cách ứng phó tốt nhất đó là đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản sau đây, nếu bắt gặp bạn nên tiến hành thăm khám ngay lập tức:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa: Nếu biểu hiện này xảy ra trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng phá hủy men răng và các bệnh về nướu. Đặc biệt, việc nôn quá mức có thể gây sưng họng và xuất huyết thực quản.

  • Khàn tiếng: Trường hợp khàn tiếng nặng do bệnh trào ngược gây ra có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh não, dây thanh quản. Người bệnh có thể bị mất giọng nếu không tiến hành chữa sớm.

  • Khó nuốt hoặc nuốt vướng: Triệu chứng này rất hiếm gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Một khi chúng xuất hiện chứng tỏ bệnh của bạn đang chuyển sang giai đoạn nặng. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám để được chữa trị tốt.

  • Đau hoặc đau tức ngực: Biểu hiện đau hoặc tức ngực xảy ra do bệnh trào ngược dạ dày khi không được chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh ngực, trong đó có tim. Vì vậy, cách tốt nhất để giảm đau, bạn nên đi khám.

  • Viêm họng, ho và khó thở: Có nhiều trường hợp viêm họng, ho và khó thở do trào ngược dạ dày gây ra vào ban đêm đã dẫn đến mất mạng do nghẹt thở. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em vì các biểu hiện này thường xảy ra vào ban đêm khi chúng ngủ.

Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày và cách phòng

Khi mắc hội chứng trào ngược dạ dày, cách để phòng ngừa và giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày đó là các bạn nên thay đổi lối sống để tạo nên một lối sống lành manh. Cụ thể như:

  • Bạn nên bổ sung một lượng thực phẩm vừa phải vào cơ thể và tránh ăn quá nhiều.

  • Tuyệt đối không nên ăn xong rồi đi ngủ mà các bạn nên ngưng ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3 giờ.

  • Thuốc lá được xem là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày hàng đầu. Vì thế, để khắc phục bệnh hiệu quả, các bạn nên loại bỏ và tránh xa thuốc lá.

Thuốc lá nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng

  • Điều đặc biệt rất hay gặp phải ở bệnh nhân thường xuyên bị các triệu chứng treafo ngược dạ dày ghe thăm đó là mặc đồ quá bó sát vùng bụng. Cho nên, bạn nên thay những bộ đồ bó sát bằng các quần áo rộng, vải cotton sẽ giúp bụng của bạn dễ chịu và các biểu hiện trào ngược sẽ dần biến mất.

  • Ngoài ra, ổn định trong lượng cũng là cách giúp phòng ngừa và cải thiện chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Nếu bạn đang thuộc nhóm người thừa cân so với chỉ số cơ thể BMI quy định, giảm cân có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược hiệu quả.

  • Bên cạnh đó, ngủ cao đầu cũng giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày.

  • Có chế độ tập luyện thể thao điều độ và thường xuyên.

Mặt khác, một số loại thực phẩm có thể gây ra các hiện tượng trào ngược dạ dày. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng. Chẳng hạn:

  • Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo no

  • Thức ăn có chứa gia vị cay nóng

  • Thực phẩm quá mặn

  • Cà phê

  • Đồ uống có cồn

  • Sô cô la

  • Bạc hà

Nếu các bạn đã tuân thủ các lưu ý trên nhưng vẫn bị các triệu chứng trào ngược dạ dày hành hạ, bạn nên đi khám ngay, bởi rất có thể ẩn đâu đó một nguyên nhân khác gây bệnh.

Với 10 triệu chứng trào ngược dạ dày nêu trên, nếu thấy bản thân xuất hiện một trong những dấu hiệu đó, các bạn nên cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Đồng thời, thay đổi lối sống và kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Mắc bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng ăn các thực phẩm này

  • PDF.

Không phải ai cũng biết khi mắc bệnh trào ngược nên kiêng ăn gì? Trong khi đó có một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn mà bạn nên tránh trong quá trình điều trị bệnh.

 

Thắc mắc của bạn đọc: “Gần đây tôi hay có các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Cứ thỉnh thoảng hay bị ợ nóng rất khó chịu. Tôi nghe nói là bệnh này phải ăn uống kiêng khem dữ làm. Bác sĩ làm ơn cho hỏi khi mắc bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì ạ. Cảm ơn bác sĩ.” (Tùng Chi – Bạc Liêu)

 

trào ngược dạ dày nên kiêngCó rất nhiều thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên kiêng

 

Cảm ơn bạn Tùng Chi đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn về việc cần hạn chế ăn những loại đồ ăn nào khi mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng là điều mà khá nhiều bạn muốn biết. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những thông tin như sau:

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày

Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh trào ngược dạ dày. Hiểu đơn giản nhất thì bệnh này xảy ra khi thức ăn tích tụ lại quá nhiều ở dạ dày, làm cho lượng axit ở dạ dày tăng lên đột biến.

Chế độ ăn không khoa học được xếp là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trào ngược dạ dày. Chính vì vậy việc chúng ta chú trọng chế độ ăn chính là cách hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế những biểu hiện mà căn bệnh này có thể mắc phải.  

chế độ ăn với người trào ngược dạ dàyChế độ ăn khoa học rất quan trọng với người bị trào ngược dạ dày

Không những vậy việc ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ hoạt động của dạ dày. Đồng thời đây cũng là cách bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị những tổn thương do bệnh gây ra.

Vậy nên việc chúng ta chú trọng vào việc xây dựng một chế độ ăn khoa học có vai trò không nhỏ đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy người bệnh phải biết mình nên ăn gì và kiêng ăn gì khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản để lựa chọn các thực phẩm thực sự phù hợp.

Khi bị mắc bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?

Trên thực tế có rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc có thể làm cho những triệu chứng của trào ngược dạ dày thêm trầm trọng. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng khi mắc bệnh. Cụ thể đó là những nhóm thực phẩm sau:

1/ Thực phẩm có vị chua

Như chúng ta đã biết, trào ngược dạ dày xảy ra do axit trong dạ dày tăng cao. Đồ ăn chua thường chứa nhiều axit nên lại càng kích thích việc tiết ra axit ở dạ dày. Chính vì vậy khi mắc bệnh bạn nên hạn chế nhóm đồ ăn này.

trào ngược dạ dày nên hạn chế dùngThực phẩm chua không tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày

Những loại đồ ăn chua mà bạn nên tránh đó là: đồ muối chua, cam, xoài, có, ổi… Dù rất hấp dẫn nhưng hãy cố gắng kìm chế cho đến khi chữa lành bệnh.

2/ Thực phẩm có vị cay

Đồ ăn cay thường kích thích vị giác và gia tăng cảm giác ngon miệng nhưng bạn nên hạn chế khi bị trào ngược dạ dày. Vì khi nhóm thực phẩm này đi vào dạ dày sẽ làm gia tăng quá trình tiết axit, tác động trực tiếp đến hoạt động của co thắt thực quản làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng các gia vị như ớt, tiêu, tỏi… trong chế biến thực phẩm.

 

Đọc thêm: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

3/ Socola

Những tín đồ socola có thể sẽ thất vọng khi biết thông tin này. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì socola có chứa nhiều caffein cùng theobromine. Đây là hai hoạt chất có khả năng kích thích triệu chứng trào ngược dạ dày. Nhất là khi bạn sử dụng socola có nhiều sữa. Đây là nhóm thực phẩm mà chúng ta nên hạn chế dùng, nhất là đối với các bệnh nhân nhỏ tuổi.

hạn chế dùng khi bị trào ngược dạ dàyKhông nên ăn socola khi bị trào ngược dạ dày

4/ Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Đây là nhóm thực phẩm mà hầu như chúng ta cần phải hạn chế khi điều trị bất cứ căn bệnh nào vì chúng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Chất béo rất khó tiêu hóa và dễ làm cho thức ăn tồn đọng lại ở dạ dày và làm cho tình trạng trào ngược có cơ hội xuất hiện.

Bạn nên hạn chế dùng mỡ động vật, phô mai cũng như các loại đồ ăn chiên xào,… trong bữa ăn của mình nếu đang mắc bệnh trào ngược dạ dày.

5/ Thực phẩm lạnh, đông đá

Có lẽ nhiều người không biết rằng nhóm thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit ở dạ dày. Hơn nữa việc tiếp xúc với đồ ăn lạnh có thể làm thay đổi cường độ co bóp của dạ dày khiến cho việc đẩy axit lên thực quản dễ dàng hơn.

trào ngược dạ dày không nên ănĐồ ăn lạnh có thể làm cho trào ngược dạ dày thêm trầm trọng hơn

Dù nhóm thực phẩm này khá hấp dẫn nhưng bạn cũng nên hạn chế cho đến khi bệnh trào ngược dạ dày được kiểm soát hoàn toàn.

6/ Đồ uống có gas

Đồ uống có gas thường có chứa rất nhiều carbonate dưới dạng bong bóng khí. Khi chúng ta tiêu thụ thì các bong bóng khí đó sẽ làm tăng áp lực ở dạ dày, khiến cho lượng axit trong dạ dày dễ dàng bị đẩy lên thực quản, làm cho các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên hơn. Vì vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế nhóm thực phẩm này.

trào ngược dạ dày không nên ănChúng ta nên hạn chế dùng đồ uống có gas khi bị trào ngược dạ dày

7/ Đồ uống chứa chất kích thích

Triệu chứng của bệnh trào ngược sẽ xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta dùng nhóm thực phẩm này. Không những vậy, lượng axit trong dạ dày lúc này sẽ sản sinh ra nhiều làm bào mòn lớp màng bảo vệ, gây thủng dạ dày bất cứ lúc nào. Đây là nhóm thực phẩm tuyệt đối kiêng kị đối với bệnh nhân mắc bệnh. Vì khi dùng nhiều bệnh nhân sẽ nhanh chóng bị suy nhược cơ thể và luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi.

 

Hy vọng rằng qua những gì được chia sẻ bạn đã biết khi bị trào ngược nên ăn gì để có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Chỉ cần giảm sử dụng các đồ ăn đã nêu ở trên trong một thời gian thì bạn sẽ thấy bệnh có sự cải thiện rõ rệt.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trong ăn uống và sinh hoạt

  • PDF.

 

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… 

 

Điều nguy hại là loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau trong đó có con đường ăn uống và sinh hoạt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng tránh lây vi khuẩn Hp từ con đường này.

Một số điều cần biết về vi khuẩn Hp

Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) là một loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày có xu hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày, gây nên những bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày… Có thể nói rằng đây là một trong số rất hiếm những vi khuẩn có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường đậm đặc acid như trong dạ dày. Vậy thì vì sao chúng có được khả năng như vậy?

 

 

Vi khuẩn Hp có khả năng tồn tại và phát triển được trong môi trường đậm đặc acid như trong dạ dày là bởi vì chúng đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển cùng với con người, vì thế chúng sẽ có những biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống: Có nhiều lông roi giúp dễ dàng lẩn trốn sự “tấn công” của dịch vị acid dạ dày, cơ thể tồn tại men Urease có khả năng trung hòa dịch vị acid, làm giảm sự tác động của loại dịch vị này lên cơ thể… chính là những yếu tố giúp chúng có thể tồn tại.

Nhiễm vi khuẩn Hp chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau dạ dày… thậm chí là ung thư dạ dày. Các loại bệnh lý này luôn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu vì bị những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, chướng bụng, khó tiêu… hành hạ.

Một mối nguy hại khiến chúng ta phải lo lắng đó chính là loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ cơ thể này sang cơ thể khác bằng nhiều con đường khác nhau như con đường dạ dày – miệng, phân – miệng, dạ dày – dạ dày… Điều này cũng có nghĩa là nếu không có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho chính bản thân, rất có khả năng bạn cũng sẽ trở thành đối tượng bị tấn công bởi loại vi khuẩn này. Sau đậy chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa loại vi khuẩn này từ thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Cách ngăn ngừa vi khuẩn Hp trong ăn uống và sinh hoạt

Mặc dù vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là xuất phất từ thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Nếu chúng ta có thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt, cộng thêm áp dụng những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm thì hoàn toàn có thể tránh được khả năng bị nhiễm vi khuẩn Hp. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh:

 

1. Trong thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không hợp lý và kém đảm bảo vệ sinh chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Hp có thể xâm  nhập và làm hại dạ dày của bạn. Do đó, trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng thức ăn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, phải vệ sinh các vật dụng nấu ăn sạch sẽ. Tránh ăn những món ăn tươi sống như gỏi, nem, rau sống, tiết canh…

+ Với trẻ nhỏ, bạn không nên đút mớm thức ăn cho bé. Vì khi mớm thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp từ người lớn.

+ Phải lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, dùng nguồn nước sạch để chế biến các món ăn và uống hàng ngày.

 

+ Không nên ăn những quán không hợp vệ sinh, bởi đây là những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm vi khuẩn Hp…

+ Nếu như trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần đưa đi chữa trị, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người khác như không dùng chung chén nước mắm, bát đũa, không để người bị bệnh gắp thức ăn cho mình….

+ Bát đũa sau khi rửa sạch nên tráng qua nước sôi để diệt sạch vi khuẩn.

 

>>Đọc thêm: Vi khuẩn HP có chữa được không?

2. Trong sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh việc ăn uống hợp lý và sạch sẽ thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực cũng chính là một trong những cách giúp ngăn chặn nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp. Bạn có thể áp dụng các biện  pháp như sau:

+ Phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.

+ Phải thường xuyên dọn dẹp nơi ở, đặc biệt là kh vực nhà bếp tránh tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn Hp xuất hiện và gây bệnh.

+ Nên lau chùi khu vực nhà tắm và khu vực vệ sinh thường xuyên để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây hại tồn tại ở những khu vực này.

+ Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì không nên dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân với người đó và nên tráng qua nước sôi để diệt vi khuẩn cho những vật dụng mà người này sử dụng.

Trên đây là những thông tin về vi khuẩn Hp cũng như là những cách phòng chống nguy cơ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phòng tránh được loại vi khuẩn này một cách hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn mau khỏe!

Nguồn: https://vhea.org.vn/vi-khuan-hp-1758.html

Những tác hại của vi khuấn HP đối với sức khỏe dạ dày

  • PDF.

Khi nói đến vi khuẩn HP, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những tác động xấu mà nó gây ra cho dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn HP chính là nguyên nhân phát sinh một số bệnh lí về dạ dày rất nguy hiểm.

 

Vi khuẩn HP có nguy cơ lây nhiễm rất cao chính vì thế mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng để nó tấn công. Mọi người chớ nên xem thường loại vi khuẩn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đáng lo ngại này. Để biết được những tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày, quý độc giả hãy theo dõi ngay bài viết sau.

Vi khuẩn HP gây ra nhiều tác hại cực nguy hiểm cho dạ dày

I. Một số bệnh lý vi khuẩn HP gây ra cho dạ dày cần hết sức chú ý

Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là một trong số rất ít vi khuẩn có thể sống được trong môi trường acid rất khắc nghiệt của dạ dày. Dựa vào khả năng phân hủy chất đạm có trong dạ dày mà vi khuẩn HP có khả năng tự tạo ra môi trường rất thuận lợi để có thể tồn tại. Sự hoạt động của vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày có thể gây ra một số bệnh lí nguy hiểm cần hết sức chú ý, phải kể đến đó là:

1. Viêm niêm mạc dạ dày

Bệnh lí đầu tiên phải kể đến mà vi khuẩn HP gây ra cho dạ dày đó chính là viêm niêm mạc dạ dày. Khi mới bắt đầu bị nhiễm vi khuẩn Hp, thường người bệnh sẽ rất khó để phát hiện bởi chưa có một biểu hiện gì nghiêm trọng, một số ít trường hợp sẽ xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như buồn nôn, đầy bụng, chán ăn… Ở giai đoạn này người bệnh thường rất chủ quan và dễ nhầm lẫn với các bệnh lí khác.

 

Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính thì vi khuẩn HP sẽ hoạt động ngày càng mạnh hơn khiến bệnh diễn biến phức tạp. Lúc này việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và người bệnh đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng chính là tình trạng tổn thương rất thường gặp do vi khuẩn HP gây ra. Cơ chế hoạt động của vi khuẩn HP chính là quá trình phân hủy chất đạm có trong dạ dày, tạo ra amoniac cùng với một loạt độc chất, bên cạnh đó chúng còn kích thích làm tăng tiết acid dạ dày. Chính vì thế khiến cho lớp chất nhầy và các tế bào ở niêm mạc dạ dày bị phá hủy gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

 

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng nếu không sớm phát hiện và điều trị

 

Những thống kê gần đây cho thấy, trong 100 trường hợp bị viêm loét dạ dày thì có khoảng từ 75 – 90 trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lí tương đối nguy hiểm nếu không sớm điều trị sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu trong, mất máu, thủng dạ dày…

3. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày được xếp vào top những chứng bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Nhiều tài liệu y khoa đã chỉ ra rằng, quá trình hoạt động của vi khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày đã tiết ra nhiều độc tố có thể làm thay đổi DNA của các tế bào niêm mạc dạ dày. Tình trạng này diễn biến dài ngày đã khiến cho dạ dày bị viêm teo, loạn sản và nguy hiểm nhất chính là ung thu dạ dày.

Các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã chỉ ra rằng, có tới khoảng gần 90% trường hợp biến chứng từ viêm loét dạ dày tá tràng chuyển sang ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP.

Như vậy, chắc hẳn mọi người có thể thấy rằng, vi khuẩn HP vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về dạ dày như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày… Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà còn đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong rất cao.

 

Tham khảo thêm: Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP

II. Nhiễm vi khuẩn HP phải làm sao?

Khi phát hiện cơ thể có một số biểu hiện lạ nghi ngờ là nhiễm vi khuẩn HP thì mọi người cần lập tức thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Ở đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

 

Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hạn chế những tác hại mà vi khuẩn HP gây ra

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, để có quá trình điều trị tốt nhất, mọi người cần chú ý nhiều hơn tới việc xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt đảm bảo tính khoa học. Cụ thể như:

  • Cần ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no cũng như tránh để tình trạng bụng quá trống rỗng. Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày và giảm bớt lượng thức ăn của mỗi bữa xuống để dạ dày hoạt động tốt hơn.

  • Người bệnh cần tránh ăn các loại thức ăn chua, cay, nóng hay thức ăn có quá nhiều dầu mỡ. Những đồ ăn cứng, dai hay quá khô cũng sẽ gây ra những áp lực cho hệ tiêu hóa nên cần hạn chế.

  • Người bệnh cần ưu tiên bổ sung các loại đồ ăn mềm, loãng, khi chế biến nên nấu kỹ một chút để tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất.

  • Cần tránh các loại nước có gas, rượu bia, chất kích thích để bảo vệ dạ dày của bạn, hạn chế những tác hại mà vi khuẩn HP gây ra.

  • Người bệnh nên xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh làm việc quá sức, thức quá khuya nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

  • Trong quá trình điều trị những bệnh lí mà vi khuẩn HP gây ra, người bệnh cũng chú ý không nên sử dụng các thuốc uống dạng sủi bọt, vitamin C, acid folic hay các thuốc giảm đau…

Để hạn chế được những tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày, mọi người cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe bản thân. Luôn chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, thường xuyên thăm khám để nắm bắt tình hình sức khỏe. Không nên chủ quan để bệnh diễn biến nặng nề mới thăm khám, điều này sẽ cản trở rất nhiều đến việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh

  • PDF.

Thói quen ăn uống cũng là một trong những yếu tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và sức khỏe của bạn mà ít ai ngờ đến. Có rất nhiều trường hợp bị đau dạ dày do thói quen ăn uống không lành mạnh, không khoa học. Do đó, dưới đây là tổng hợp các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh dạ dày bạn cần biết.

Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm loét dạ dày

 

Bệnh không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm; Do sử dụng thuốc, do quá trình xạ trị; Do chấn thương trong dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày: Do lối sống thiếu lành mạnh trong đó có thói quen ăn uống. Dưới đây là các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh.

11 thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bạn cần tránh

1. Ăn uống không đúng giờ

Ăn uống không đúng giờ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày. Công việc quá bận rộn khiến cho bạn quên ăn uống, chỉ đến khi thấy bụng sôi cồn cào thì mới nhớ đến bữa ăn. Chính những điều này khiến cho tỉ lệ mắc chứng đau dạ dày ngày càng tăng cao.

Ăn uống không đúng giờ gây hại cho dạ dày

Ăn uống không đúng giờ có thể gây hại cho dạ dày

Ăn không đúng giờ là một thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bởi vì khi axit dạ dày và enzim có trong dịch vị không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất. Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc căn bệnh đau dạ dày nguy hiểm.

 

2. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh là một thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Ăn quá nhanh không tốt cho dạ dày

Ăn quá nhanh là một thói quen không tốt cho dạ dày

Chính điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày, là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày nguy hiểm.

 

3. Ăn uống không vệ sinh

Việc ăn uống không vệ sinh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn. Nhất là vào những ngày hè nóng nực, cũng chính là lúc các vi khuẩn, vi rút sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh, thực phẩm, đồ ăn uống rất dễ bị biến chất, ôi thiu.

Ăn uống không vệ sinh dễ gây đau dạ dày

Ăn uống không vệ sinh ngoài hàng quán gây ảnh hưởng đến dạ dày

Việc ăn uống các loại thực phẩm không tươi mới sẽ khiến cho bạn dễ mắc các chứng về đường ruột, trong đó có dạ dày. Chính vì vậy, vào những ngày nắng nóng bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn các thực phẩm để tránh mắc phải những chứng bệnh nguy hiểm này.

 

4. Ăn quá nhiều vào buổi tối

Ăn quá nhiều vào buổi tối cũng là một trong những yếu tố gây hại cho dạ dày của bạn. Công việc quá bận rộn, mệt mỏi khiến bạn quên ăn vào các buổi sáng, buổi trưa. Để rồi đến tối bạn lại ăn thật nhiều trước khi đi ngủ, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu.

Ăn quá nhiều vào buổi tối không tốt cho dạ dày

Ăn quá nhiều vào ban đêm sẽ không tốt cho dạ dày

Ăn quá no vào buổi tối là một thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bởi vì việc ăn tối quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ không chỉ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải. Điều này, khiến cho dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần sẽ dẫn đến các căn bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

 

5. Ăn quá no hoặc quá đói

Thói quen ăn quá no hoặc quá đói đều không tốt cho dạ dày, thậm chí tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho dạ dày. Khi ăn quá đói axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, nếu đói, khi ăn cần phải ăn một cách từ từ không nên ăn quá nhanh hoặc quá nhiều nếu không dạ dày của bạn lại phải làm việc quá sức, gây hại cho dạ dày.

Ăn quá no hoặc quá đói sẽ gây hại cho dạ dày

Thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ có thể gây đau dạ dày

Còn trường hợp ăn quá no lại dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Chính vì vậy, ăn quá no hoặc quá đói cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bạn nên biết và dừng lại càng sớm càng tốt.

 

6. Ăn nhiều món ăn cay

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng quá nhiều chất cay nóng trong một thời quá dài có thể gây hại cho dạ dày. Đặc biệt là việc sử dụng ớt đỏ, nếu ớt bị nhuộm màu có thể chứa chất sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.

Ăn nhiều món ăn cay gây đau dạ dày

Ăn nhiều món ăn cay có thể gây thủng niêm mạc dạ dày

Đối với những người có hội chứng đại tràng kích thích hay viêm loét dạ dày – tá tràng, vị cay của ớt có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.

 

> >Tham khảo thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất

 

7. Ăn đồ cứng, nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều axit

Việc thường xuyên ăn các thực phẩm cứng, chứa nhiều chất xơ hoặc thực phẩm chứa nhiều axit cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày mà chúng cần tránh càng sớm càng tốt.

thực phẩm chứa nhiều axit không tốt cho dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều axit không tốt cho dạ dày

Để giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều, tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai. Vì những thực phẩm này sẽ gây cọ xát với niêm mạc dạ dày hoặc bắt dạ dày phải co bóp để nghiền nhiều gây tổn thương. Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho dạ dày, mọi người cũng không nên ăn quá nhiều các thức ăn chế biến dạng chiên, xào, nướng, trộn hay những thức ăn chứa nhiều chất xơ như măng, rau cần, những thực phẩm chứa tính axit cao, chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, sữa chua, đặc biệt là không nên ăn khi bụng đói.

 

8. Thói quen uống rượu, bia, thức uống có cồn

Theo nghiên cứu khoa học, các thức uống chứa cồn có tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, để phòng ngừa đau dạ dày bạn hãy cố gắng tránh xa hoặc sử dụng rượu bia, thức uống có cồn cực kỳ hạn chế, hoặc trước khi uống rượu bia nên ăn lót dạ để giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.

 

ĐỌC THÊM: Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

 

9. Không ăn quá nóng hoặc lạnh

Ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh. Nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể kích thích dạ dày tiết axit hoặc gây tổn thương dạ dày.

 

Ăn uống thực phẩm lạnh không tốt cho dạ dày

Uống quá nhiều đá lạnh có thể gây đau dạ dày

Trường hợp ăn quá nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, còn ăn quá lạnh làm cho nhiệt độ trong dạ dày giảm xuống, các mạch máu trong dạ dày co lại làm giảm co bóp cũng như tiết men để tiêu hóa thức ăn. Tốt nhất, nên ăn những thức ăn có nhiệt độ khoảng 40-45 độ.

 

Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì?

 

10. Vừa ăn vừa uống nước

Thông thường, chúng ta có thói quen vừa ăn vừa uống nước, điều này giúp cho bạn cảm thấy dễ ăn hơn. Nhưng đây lại là một trong những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày chúng ta cần tránh. Các chuyên gia cho rằng, đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Bởi vì, khi cùng lúc có nhiều thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày thì việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ. Vì vậy, dù là nước lọc hay nước trái cây cũng đều gây hại cho dạ dày.

Thói quen vừa ăn vừa uống có thể gây đau dạ dày

Thói quen vừa ăn vừa uống không hề tốt cho dạ dày

Ngoài ra, có nhiều người có thói quen chan canh cùng với cơm để dễ ăn hơn cũng là vấn đề đáng lo ngại. Thói quen này sẽ khiến bạn lười nhai và nuốt nhanh hơn. Thức ăn chưa được tiêu hóa kịp, vẫn còn ở dạng cứng nên dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát thức ăn, tình trạng này duy trì lâu dài sẽ kéo theo các cơn đau dạ dày mãn tính rất nguy hiểm.

 

11. Sử dụng điện thoại khi ăn

Ít ai ngờ rằng thói quen lướt điện thoại khi ăn cũng là một trong những yếu tố gây nguy hiểm đến dạ dày. Trong bữa ăn sử dụng điện thoại sẽ làm cho khả năng tập trung vào việc ăn uống giảm đi, bạn sẽ không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn. Đồng thời, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tiết axit và enzim để tiêu hóa thức ăn và khiến dạ dày của bạn gặp nhiều rắc rối.

 

Trên đây là tổng hợp 11 thói quen ăn uống có hại cho dạ dày mà ít ai biết đến. Chính vì vậy để góp phần phòng ngừa bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả chúng ta hãy từ bỏ những thói quen xấu gây bệnh trên đây, thay vào đó là thực hiện lối sống lành mạnh và hiện đại.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

You are here Tin tức