• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

Gai đôi cột sống s1 là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

  • PDF.

Gai đôi cột sống s1 là căn bệnh đang khiến nhiều người phải chịu đựng những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không ít tới công việc cũng như cuộc sống. Hãy cùng chuyên mục bệnh cơ xương khớp tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này ngay trong bài viết dưới đây.

I. Bệnh gai đôi cột sống s1 và những điều cần biết

Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine đã chỉ ra rằng: “Gai cột sống s1 là một loại bệnh bẩm sinh xảy ra ở cột sống trong quá trình hình thành bào thai. Bởi phần xương sống và ống thần kinh nằm phía trên dây sống không được đóng hoàn toàn. Đây là một bệnh lí không hề đơn giản khiến gần 50% số người bệnh phải từ bỏ công việc của mình để chữa trị vì bị những cơn đau dai dẳng hành hạ.”

Đốt sống S1 chính là vị trí giao thoa giữa vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Vùng đốt sống s1 cũng chính là vùng chủ lực của cả cột sống nên mọi người cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh gai đôi cột sống s1 để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

1. Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống s1

Mặc dù là một loại bệnh bẩm sinh nhưng lại có khá nhiều nguyên nhân cộng hưởng có thể khiến cho bệnh gai cột sống dễ dàng khởi phát và diễn biến phức tạp. Điển hình như:

  • Vấn đề tuổi tác

Theo các chuyên gia trong ngành xương khớp thì tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân đầu tiên được kể đến khiến cho bệnh gai đôi cột sống s1 khởi phát. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng, khiến cho sụn bị mất nước trầm trọng, một số chất trong sụn cũng bị biến đổi. Chính điều này đã làm cho sụn ở vùng cột sống s1 vốn đã không được bình thường lại trở nên thiếu hụt canxi và dưỡng chất. Dễ làm hình thành các gai xương.

  • Các chấn thương

Một số chấn thương khó tránh khỏi trong công việc cũng như cuộc sống, do tai nạn hay chơi thể thao đều có thể là nguyên nhân gây những ảnh hưởng xấu cho hệ thống xương khớp. Đặc biệt là những chấn thương ở vùng lưng sẽ khiến cho vùng cột sống s1 chịu nhiều áp lực. Bởi sau khi bị chấn thương thì những phản ứng của cơ thể trước hiện tượng viêm nhiễm có thể gây ra tình trạng lắng đọng canxi và hình thành những gai xương ở khu vực này.

  • Một số bệnh lí về xương khớp

Một số bệnh lí về cơ xương khớp mà nhất là bệnh viêm khớp cột sống mãn tính cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra là nguyên nhân khiến cho bệnh gai cột sống s1 có cơ hội khởi phát và trở nên nặng nề. Tất cả là do quá trình viêm nhiễm ở cột sống diễn ra lâu ngày khiến cho phần sụn của cột sống nói chung và cột sống s1 nói riêng bị mài mòn dần. Và cơ chế tự điều chỉnh để khắc phục tình trạng này lại vô tình hình thành những gai xương.

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh gai đôi cột sống s1

Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh gai đôi cột sống s1 khá giống với một số bệnh lí về cơ xương khớp khác nên người bệnh cần hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn. Hãy nắm bắt một số triệu chứng cơ bản sau đây để sớm phát hiện bệnh.

  • Thắt lưng ở vùng s1 có dấu hiệu đau nhức

Triệu chứng đau nhức là dấu hiệu đầu tiên không buông tha bất cứ đối tượng người bệnh nào khi mắc gai đôi cột sống s1. Với căn bệnh này, người bệnh sẽ bị đau vùng thắt lưng mà sự đau nhức tập trung nhiều nhất ở khu vực xương cùng.

Các cơn đau khởi phát ở đốt sống s1 sau đó lan dần ra các vùng xương khớp lân cận. Cơn đau càng thêm dữ dội khi người bệnh thực hiện động tác ấn tay vào vùng xương cùng.

  • Đường cong sinh lí của thắt lưng cột sống bị biến đổi

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh gai đôi cột sông s1 có thể làm mất đường cong sinh lí vốn có của cột sống. Bởi cột sống s1 chính là cầu nối giữa xương cụt và cột sống thắt lưng. Thống kê cho thấy, cứ 10 người bệnh gai đôi đốt sống s1 thì có tới 3 người bệnh bị mất đường cong sinh lí của cột sống gây ảnh hưởng xấu tới chức năng vận động và làm mất tính thẩm mỹ do tướng đi cũng bị biến dạng.

  • Chức năng vận động bị hạn chế

Bị gai đôi cột sống s1 cùng với việc xuất hiện các cơn đau khiến cho người bệnh e ngại vận động. Bởi việc vận động có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên dữ dội hơn nhiều lần. Ở một số người bệnh, hiện tượng đau nhức còn lan rộng xuống chân khiến cơ khớp chân yếu dần đi và làm cho khả năng đi lại cũng theo đó bị hạn chế. Bệnh nhân bị gai đôi cột sống s1 thường bị hạn chế nhiều nhất trong các hoạt động như cúi, khom người, đứng lâu một chỗ,…

>>Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

3. Gai đôi cột sống s1 có nguy hiểm không?

Tiến sĩ – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực cơ xương khớp tại TP.HCM cho biết: “Bệnh gai đôi cột sống s1 là một bệnh lí không hề đơn giản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau.”

Khi bệnh còn nhẹ thì người bệnh chỉ phải chịu tác động của những cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng nề thì người bệnh sẽ phải đố mặt với một số bệnh lí khác nghiêm trọng hơn như:

  • Thoát vị đĩa đệm

Bệnh gai đôi cột sống s1 có thể khiến cho sụn khớp ở vùng s1 bị tổn thương, các bao xơ đĩa đệm dễ bị rách, khi đó các nhân nhầy có thể tràn ra ngoài và xuất hiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi vùng cột sống s1 bị thoát vị sẽ khiến cho hệ thống dây thần kinh bị chèn ép nặng nề cộng thêm việc các gai xương phát triển sẽ khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau vô cùng dữ đội, khả năng vận động bị đe dọa mạnh.

  • Đau dây thần kinh tọa

Khi bị gai đôi cột sống s1 cũng sẽ khiến cho hệ thống dây thần kinh tọa bị chèn ép và chịu nhiều tổn thương. Điều này chính là tác nhân gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Cơn đau sẽ xuất hiện nhanh và mạnh hơn khi người bệnh khom người, hắt hơi, ho, đau nhiều về đêm. Nếu không được điều trị kịp thời còn dây teo cơ ở vùng mông và đùi, mất hoàn toàn chức năng vận động.

  • Đau dây thần kinh liên sườn

Không chỉ dây thần kinh tọa mà dây thần kinh liên sườn cũng phải chịu những tác động xấu khi người bệnh mắc gai đôi cột sống s1. Khi đó, người bệnh không chỉ đau nhức dữ dội vùng thắt lưng mà còn bị đau tức cả vùng xương ức và ngực, đôi khi còn cảm thấy khó thở.

II. Những cách điều trị bệnh gai đôi cột sống s1

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, bệnh gai đôi cột sống nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nên mọi người cần hết sức cảnh giác. Mọi người có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị dưới đây và tùy vào tình trạng bệnh mà lựa chọn cách chữa phù hợp nhất.

1. Điều trị không dùng thuốc

Khi bệnh mới chớm khởi phát, người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp như tập thể dục hay massage,… thay vì sử dụng các loại thuốc. Việc tập luyện thể dục sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Không chỉ kiểm soát tốt những cơn đau mà còn gia tăng sức dẻo dai cho hệ xương khớp nói chung và vùng cột sống s1 nói riêng.

Một số môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe hay tập yoga, tập dưỡng sinh,.. là những lựa chọn được các chuyên gia đánh giá là rất phù hợp với những người bị gai đôi cột sống s1. Việc tập luyện thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau nhức, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hiện tượng tăng cân để tránh gây áp lực cho hệ xương khớp.

Bên cạnh đó việc massage cũng là một liệu pháp tốt giúp người bệnh được thư giãn khi các cơn đau đã bị ức chế nhằm giúp chức năng của cột sống phần nào được cải thiện.

Xem thêm: Người bị gai cột sống có nên tập gym?

2. Sử dụng thuốc Tây

Khi bệnh còn nhẹ, thì việc sử dụng thuốc Tây cũng có thể được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong việc điều trị bệnh gai đôi cột sống s1. Cũng giống như một số bệnh lí xương khớp khác, đối với bệnh này thì các thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid sẽ giúp người bệnh giảm đau, chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Có thể kiểm soát bệnh gai đôi cột sống s1 bằng một số loại thuốc tây khi tình trạng bệnh còn nhẹ

Đối với trường hợp phụ nữ đang có ý định mang thai, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống s1 cho thai nhi thì cần sử dụng nhiều Acid Folic.

3. Phương pháp Đông y

Nhiều người bệnh có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc Tây y hay không thích sử dụng thuốc Tây vì e ngại tác dụng phụ thì việc chữa gai đôi cột sống bằng các phương pháp từ Đông y trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ.

 

Một số phương pháp từ Đông y như sử dụng các bài thuốc hay xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu đều là những cách chữa trị rất khả quan giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết. Từ đó có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp Đông y có ưu điểm vượt trội hơn hẳn thuốc Tây đó là mặc dù tác dụng từ từ nhưng an toàn cho sức khỏe và người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng bởi không có tác dụng phụ.

4. Phẫu thuật

Đối với bất kỳ bệnh lí về cơ xương khớp nào cũng vậy, phẫu thuật sẽ là phương án cuối cùng được nghĩ tới khi các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả. Với bệnh gai đôi cột sống s1, khi mà các gai xương đã phát triển và chèn ép quá mức hệ thống rễ dây thần kinh cũng như gây ra tổn thương cho tủy sống thì phẫu thuật sẽ có thể được chỉ định.

Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ các gai xương để giúp cho người bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên chi phí của các cuộc phẫu thuật không hề rẻ và cũng còn tồn đọng những biến chứng hậu phẫu nguy hiểm.

Với những thông tin từ bài viết của chúng tôi mong rằng quý độc giả có được cái nhìn toàn diện về bệnh gai đôi cột sống s1. Mọi người hãy luôn cảnh giác để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Việc xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều cần thiết giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:03

Bệnh vảy nến có lây không, làm sao phòng ngừa?

  • PDF.

Hầu hết bệnh nhân đều băn khoăn không biết bệnh vẩy nến có lây không. Theo TS, BS Trần Tiến Phụng, Trưởng khoa bệnh viện Da Liễu Hà Nội cho biết bệnh vẩy nến không hề lây qua tiếp xúc thông thường mà chỉ mang tính di truyền và biến đổi cấu trúc da do tác động của môi trường, tâm lý… 

 

Bệnh vẩy nến gây ra những tổn thương trầm trọng ngoài da, phá vỡ cấu trúc tự nhiên của làn da. Và câu hỏi mà nhiều người đặt ra đó chính là bệnh vẩy nến có lây không? Tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều người sợ hãi sự lây nhiễm của căn bệnh này cho bản thân nên vẫn còn ánh mắt kì thị, xa lánh những người bệnh vẩy nến.

Bệnh vẩy nến có lây không?

Dù hiện nay cập nhập tin tức qua mạng intrernet không còn khó khăn như trước nhưng những quan niệm cũ hay các thông tin sai lệch đang làm một số lượng lớn người bị bệnh vẩy nến sống trong tự ti, trầm cảm vì bị kỳ thị.

 

Trường hợp bác Trần Văn Nhơn, 45 tuổi ở Rạnh Giá – Kiên Giang. Tôi bị bệnh vẩy nến từ năm 21 tuổi đến nay được gần 20 năm, bản thân không chỉ chịu đựng sự khó chịu ngứa rát, thiếu thẩm mỹ của bệnh vẩy nến mà hơn hết là sự miệt thị của những người xung quanh. Nhớ lại ngày đang còn là sinh viên trường ĐH Công Nghiệp vì bị bệnh vẩy nến da bong tróc, đỏ ửng toàn thân trông rất đáng sợ, bạn bè kì thị tránh xa, cố gắng học tiếp được vài tháng thì phải nghỉ học vì quá áp lực. Tới nay tôi sống khép kín hơn nhưng lâu lâu đi đâu đó thì nhiều người vẫn chỉ trỏ và né tránh vì sợ lây căn bệnh vẩy nến này. 

Bệnh vẩy nến có lây không

Một trường hợp khác trớ trêu không kém. Khi cơ thể nổi sần sùi ở lưng, ngực và dần lan ra toàn thân là lúc tôi bị người xung quanh cách ly, gia đình không ai dám lại gần. Chồng tôi vì quá sợ hãi nên không cho tôi tiếp xúc với các con, còn nhiều người khác tưởng tôi bị nhiễm HIV nên tránh xa. Dù đã điều trị tại BV. Bạch Mai và nhiều bài thuốc mẹo, tốn kém cả trăm triệu nhưng bệnh tình không mấy thuyên giảm, tới giờ cũng được 2 năm tôi bị mắc phải căn bệnh oái ăm này và vẫn đang sống chung với căn bệnh này. Dù giải thích thế nào là bệnh vẩy nến không lây nhiễm qua tiếp xúc nhưng chẳng mấy người tin. [ Chị Bích Anh bùi ngùi kể lại. ]

Bệnh vẩy nến có lây không

TS, BS Trần Tiến Phụng, Trưởng khoa bệnh viện Da Liễu Hà Nội cho biết. Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra và không có khả năng gây lây lan qua tiếp xúc. Mặc dù phát hiện bệnh vẩy nến từ rất lâu nhưng tới nay những nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Y học chỉ thống kê được một số yếu tố kích hoạt và làm  bệnh vẩy nến ngày một nặng hơn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền. Xác định có tới 45% trường hợp bệnh vẩy nến di truyền sang thế hệ sau, có thể là ông bà, cha mẹ.

  • Căng thẳng ( stress) quá độ. Căng thẳng thần kinh mệt mỏi làm tăng nguy cơ kích hoạt sự rối loạn nhân lên của tế bào, khởi phát bệnh vẩy nến.

  • Tiếp xúc hóa chất. Các loại hóa chất tác động vào lớp biểu bì của da gây chấn thương rối loạn sự phân chia tế bào, gây rối loạn miễn dịch.

  • Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Các bức xạ trong ánh nắng mặt trời luôn chứa nhiều bức xạ khá độc,  tia tử ngoại hủy hoại làn da. Nhất là vào thời điểm 11h trưa tới 5h chiều.

  • Tác dụng của thuốc tây. Nhiều loại thuốc tây y  có tác dụng phụ khá nguy hiểm trong đó có thể gây ra bệnh vẩy nến. Nhất là các loại thuốc tây độc hại bao gồm thuốc cao huyết áp , thuốc corticoid, …

  • Chấn thương thượng bì. vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời sẽ kích hoạt tế bào sửa chữa và gây ra rối loạn hình thành bệnh vẩy nến.

  • Yếu tố khác. Nhiễm trùng, hút thuốc, uống rượu bia, nhiễm trùng…

Như vậy, yếu tố gây bệnh vẩy nến không hề có yếu tố lây nhiễm khi tiếp xúc vì thế khi tiếp xúc, sinh hoạt chung với người bệnh vẩy nến sẽ không hề bị lây nhiễm căn bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Bệnh vảy nến có di truyền không?

Thực trạng bệnh vẩy nến tại Việt Nam

Ở một khía cạnh khác, Ông Trần Gia Bảo, Nguyên chủ tịch hội bệnh vẩy nến Việt Nam cho  biết bất cứ ai cũng có thể mắc nhiễm căn bệnh này. Tỷ lệ thống kê cho thấy đối tượng mắc bệnh vẩy nến ở tuổi lao động cao hơn, nam giới bị nhiều hơn nữ giới.

Bệnh vẩy nến có lây không

Thống kê Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc căn bệnh này. ” Vẩy nến là một bệnh mạn tính khó điều trị, ngoài tổn thương da thì vẩy nến có thể gây tổn thương xương khớp gây viêm. Triệu chứng phát bệnh vẩy nến là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vẩy da như vẩy cá, gây ngứa.

 

 Vị trí xuất hiện bệnh thường là tổn thương ở vùng da khuỷu tay, đầu gối, bụng, đầu. Bệnh tiến triển nặng hơn nữa có thể vào móng ( gây móng tay dày, sần sùi, dễ gãy…) , khớp ( gây viêm khớp). Nếu không điều trị vảy nến đúng cách và kịp thời, bệnh có thể di chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp…”, Ông Bảo cho biết.

 

Đã có nghiên cứu phát hiện, vẩy nến có thể liên quan chặt chẽ đến một số căn bệnh khác, cụ thể là làm bệnh nặng hơn như tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus, bệnh béo phì, bệnh thận và thậm chí mối liên kết này còn gây tử vong.

 

Thực trạng vẩy nến ở Việt Nam đang rất phổ biến và đa số bệnh nhân đều tự ti với tình trạng bệnh của mình. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa trang bị kiến thức về vẩy nến đúng cách nên thường không phân biệt được với bệnh phong, giang mai.

 

Y học hiện đại hiện đang trong quá trình tìm kiếm cách chữa bệnh vẩy nến triệt để, giúp bệnh nhân lấy lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên xin khẳng định lại một lần nữa là bệnh vẩy nến không lây vì vậy cộng đồng hay chung tay xóa bỏ mặc cảm cho những người mắc bệnh vẩy nến, giúp họ sớm sinh hoạt bình thường trở lại.

Nguồn: https://vcep.vn/benh-vay-nen-co-lay-khong-1654.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:03

Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân & cách trị

  • PDF.

Rối loạn cương dương ở người trẻ không còn là căn bệnh xa lạ nữa khi con số phái mạnh gặp phải vấn đề này ngày càng tăng lên. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống. 

Có thể thấy, căn bệnh “khó nói” này khiến rất nhiều cánh mày râu mất đi bản lĩnh phái mạnh, gây khó khăn đến cuộc sống thường nhật và thậm chí có thể dẫn đến những chứng bệnh nghiêm trọng như vô sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những nguyên nhân gây nên rối loạn cương dương và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Đặc biệt khi nó đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng tương tự thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày càng nhiều người trẻ bị rối loạn cương dương

Theo thống kê của Đại học Winsconsin (Mỹ) cho biết tỷ lệ nam giới mắc rối loạn cương dương dưới 40 tuổi là 40% và sẽ tăng lên 50% khi đến tuổi 50. Tỷ lệ mắc bệnh lý ở Việt Nam cũng ở mức tương đương, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt rối loạn cương dương ở người trẻ đang ở mức báo động khi đã xuất hiện ở những người mới ngoài 30.

 

Cụ thể, theo lời TS. BS Nguyễn Quang, Quyền Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức thì vào 10 năm trước số nam giới đến thăm khám rối loạn cương dương chỉ một vài người. Tuy nhiên, con số nam giới thăm khám trong thời gian hiện tại đã tăng lên hơn 50 người mỗi ngày và ngày càng trẻ hóa. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy hơn 50% nam giới ở độ tuổi 40 – 70 gặp phải tình trạng rối loạn cương dương.

Và theo như dự tính, đến năm 2025 số lượng cánh mày râu mắc phải căn bệnh “khó nói” này sẽ chạm mốc 320 triệu người. Đây chắc hẳn là con số đáng báo động và nam giới nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ. Bởi bệnh lý rối loạn này sẽ khiến “cậu nhỏ” không thể cương cứng hoặc cương nhưng không đủ cứng cho những cuộc giao ban.

Không chỉ khiến phái mạnh đánh mất bản lĩnh đàn ông, thiếu tự tin trước bạn đời mà về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình. Việc phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị sớm, thích hợp sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn, đặc biệt giúp phái mạnh thoát được nguy cơ vô sinh hiếm muộn, chất lượng và hạnh phúc gia đình,…

Nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở người trẻ

Việc biết được nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở người trẻ vừa giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, vừa ngăn ngừa và phòng tránh căn bệnh “ám ảnh” này quay lại. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, sự bất ổn tâm lý kéo dài hoặc hậu quả của một bệnh lý nghiêm trọng hay cuộc phẫu thuật nào đó. Cụ thể có 6 nguyên nhân gây bệnh đã được “điểm mặt gọi tên” bao gồm:

# Do tâm lý

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn cương dương ở người trẻ là do tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài bởi những áp lục trong cuộc sống. Ngoài ra, cánh mày râu hay thiếu tự tin về bản lĩnh, mặc cảm, lo lắng trước và trong khi quan hệ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến bệnh lý.

Nguyên do là căng thẳng và lo âu sẽ gây gián đoạn vào tiến trình não bộ chuyển các tín hiệu đáp ứng sinh lý và cho phép tăng lưu lượng máu đến dương vật. Nhìn chung, rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi do tâm lý thường xuất phát chủ yếu từ căng thẳng và lo âu. Tuy loại rối loạn này xảy ra khá ngắn ngủi nhưng lại ảnh hưởng đến hơn 90% thanh thiếu niên.

# Do nội tiết tố

Nội tiết tố nam Androgen đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích ham muốn. Cho nên lượng hoóc môn này giảm sẽ dẫn đến giảm ham muốn, mất cân bằng trong đời sống tình dục.

Tuy nhiên, quá lạm dụng thuốc làm tăng steroids cũng dẫn đến rối loạn cương dương ở người trẻ. Hợp chất hữu cơ steroids – bản sao của nội tiết tố sinh dục nam testosterone được sử dụng để làm tăng cơ bắp, sức bền và có tác dụng làm tăng chức năng sinh lý nam giới. Nhưng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì về lâu về dài thuốc sẽ gây khó khăn đến quá trình tự sản xuất testosterone, yếu sinh lý nam, khó cương cứng, co tinh hoàn,…

# Do chấn thương hoặc phẫu thuật

Rối loạn cương dương ở người trẻ còn do sự liên lạc giữa hệ thần kinh và dương vật bị gián đoạn bởi chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống,… Một số cuộc phẫu thuật ở tuyến tiền liệt, trực tràng, ruột kết,..ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển hoạt động dương vật, làm cho tiến trình truyền tải thông tin giúp dương vật cương cứng suy yếu hoặc mất hoàn toàn.

# Do các bệnh lý khác

Khi dương vật bị tổn thương do chấn thương, bệnh cong dương vật sẽ được hình thành với các biểu hiện là viêm và sẹo dọc theo dương vật. Những vết sẹo dọc theo thân dương vật sẽ gây khó khăn trong việc “cậu bé” cương cứng bởi nó khiến dương vật bị cong hoặc ngắn lại.

Bên cạnh bệnh cong dương vật thì một số bệnh lý khác sẽ làm rối loạn cương dương ở người trẻ như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý về răng miệng, cao huyết áp. Khi mắc bệnh cao huyết áp, mạch máu cung cấp cho dương vật bị hư tổn khiến quá trình cung cấp máu đến để dương vật cương cứng bị ảnh hưởng. Còn bệnh lý về răng miệng sẽ gây khó khăn mạch máu và thần kinh dẫn đến bệnh lý rối loạn cương dương.

# Do lối sống không khoa học

Nhiều người không để tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt mà không hề biết rằng, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý không chỉ gây hại sức khỏe, các cơ quan khác mà còn ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Hiện tượng mất kiểm soát trong sinh lý còn xảy ra với những cánh mày râu nghiện rượu bi, hay sử dụng chất kích thích, thường xuyên hút thuốc lá, ma túy,…

Đặc biệt rối loạn cương dương ở người trẻ thường xảy ra với người lười vận động. Bởi một sức đề kháng kém, hay mệt mỏi sẽ khiến thời gian cương cứng dương vật hoặc ham muốn giảm bớt.

# Do sử dụng một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị trầm cảm, tăng huyết áp, chống động kinh,..sẽ gây trở ngại trong hoạt động tình dục của cả nam và nữ giới. Bởi một số thành phần trong những loại thuốc này sẽ làm thay đổi chất hóa học trong hệ dẫn truyền thần kinh, trước hết là làm suy giảm độ nhạy của cơ quan sinh dục, suy giảm sự ham muốn của đàn ông.

Các loại thuốc sẽ gây nên bệnh lý rối loạn cương dương, còn nữ giới sẽ mắc phải chứng khô âm đạo.

Ngoài ra, một số nguyên nhân không ngờ đến nhưng lại gây ra chứng rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi có thể kể đến như:

  • Đi xe đạp thường xuyên gây đè nén mạch máu và ống dây thần kinh cung cấp cung cấp cho dương vật.

  • Sự cố gắng quá sức để làm cương cứng dương vật sẽ làm phản tác dụng khiến chứng rối loạn cương dương thêm trầm trọng.

  • Những người ngáy quá mức sẽ gặp phải các vấn đề như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và làm giảm ham muốn tình dục.

Giải pháp khắc phục rối loạn cương dương cho người trẻ tuổi

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị rối loạn cương dương mà người trẻ tuổi có thể áp dụng. Những biện pháp này sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, hoạt động sinh lý và đem lại hạnh phúc cho bạn đời. Nhưng để hiệu quả tối ưu nhất thì bạn nên tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, đúng phương pháp điều trị và đặc biệt nên điều trị ngay từ khi phát bệnh.

Một số giải pháp để điều trị rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi thường được sử dụng như:

# Điều trị tâm lý

Biện pháp điều trị tâm lý là một trong những bước đầu tiên không thể bỏ qua trong quá trình điều trị chứng rối loạn cương dương ở người trẻ. Mặc dù có thể tự điều chỉnh vấn đề tâm lý ở nhà nhưng việc nhận sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý được khuyến khích hơn. Hơn nữa, nửa kia của người bệnh cần có sự thấu hiểu, chia sẻ, thông cảm để cùng nhau tìm cách khắc phục.

Hơn nữa để giảm bớt căng thẳng, áp lực từ công việc, phái mạnh cũng nên phân bổ hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi. Nên tham gia nhiều hoạt động giải trí, đi du lịch hoặc có nhiều thời gian nghỉ ngơi vui chơi.

# Sử dụng thuốc cường dương

Các loại thuốc cường dương ở người trẻ trong tây y cũng đa dạng các loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc uống như Sildenafil, Tadalafil, Vardenafil, Avanfanil làm tăng lượng máu được chuyển đến dương vật nhờ tăng lượng nitric oxide.

  • Thuốc tiêm chứa Alprostadil có công dụng kích thích máu lưu thông đến dương vật, nhờ đó “cậu bé” cương cứng tốt hơn và kéo dài thời gian này lâu hơn.

  • Thuốc đặt niệu đạo Alprostadil

  • Thuốc bổ sung nội tiết tố nam testosterone

Tuy nhiên, những thuốc tây y này đều ra gây ra một số phản ứng phụ như ù tai, khó thở, tim đập nhanh, dương vật cương cứng quá lâu, sưng đau, chảy máu trong niệu đạo,… Đặc biệt, việc dẫn xuất testosterone vào cơ thể không được khuyến khích cho những người muốn có con bởi biện pháp này sẽ hạn chế khả năng sinh tinh trùng và làm cơ thể quên mất chức năng tự sản sinh hoóc môn sinh dục nam.

Tham khảo thêm: Các cách điều trị rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả

# Dùng thiết bị hút chân không

Thiết bị hút chân không cũng được nhiều người tin dùng để điều trị rối loạn cương dương ở người trẻ. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, gồm các bước sau đây:

  • Lấy ống nhựa bao lấy dương vật rồi hút không khí để tạo môi trường chân không trong ống nhựa.

  • Lúc này dương vật sẽ cương lên do máu đã chạy đến dương vật. Bạn lấy một sợi dây cao su quấn quanh gốc dương vật để giữ lại máu duy trì sự cương cứng.

  • Sau khi quan hệ thì tháo dây cao su đi để máu lưu thông lại bình thường.

Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này là khiến nam giới cảm thấy đau đớn.

# Cấy ghép vào bên trong dương vật

Một dụng cụ đặc biệt chứa nước muối sinh lý sẽ được cấy ghép vào dương vật để chữa trị rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi. Tác dụng của dụng cụ đặc biệt này là bơm đầy nước muối sinh lý, giúp dương vật cương cứng khi giao hợp.

# Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho hoạt động sinh lý của nam giới. Những người trẻ đang mắc rối loạn cương dương hãy lưu ý một số điều sau:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa kẽm như đậu xanh, hải sản, thịt bò,… Kẽm có vai trò tăng khả năng sản sinh tinh trùng, tăng sức đề kháng và chữa rối loạn cương dương.

  • Những thực phẩm chứa nhiều testosterone như tỏi, cá hồi, măng tây,… Vì thiếu hụt testosterone khiến suy giảm ham muốn, dương vật khó cương cứng, suy giảm trí nhớ,…

  • Uống nhiều nước để tránh suy giảm chức năng cương cứng.

  • Đồng thời nên giảm bớt những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo,… Chất béo không chỉ gây ra bệnh tiểu đường mà còn ảnh hưởng đến lượng máu đến dương vật, giảm khả năng cương cứng. Ngoài ra chất béo còn làm suy giảm lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia,…để tránh làm cho thần kinh điều khiển dương vật bị “đơ” gây ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.

# Thường xuyên tập thể dục thể thao

Tập luyện thể thao thường xuyên vẫn luôn được các bác sĩ nam khoa khuyên bệnh nhân rối loạn cương dương. Bởi những hoạt động thể thao lành mạnh sẽ giảm căng thẳng tinh thần, khiến đầu óc thoải mái, lưu thông tuần hoàn máu,…rất tốt để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rối loạn cương dương ở người trẻ.

Gây ra khá nhiều những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh nên điều trị dứt điểm, ngăn ngừa và phòng tránh bệnh lý khó nói này là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt. Nhất là chứng rối loạn cương dương ở người trẻ nên được điều trị càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình, khả năng sinh sản và bản lĩnh đàn ông về lâu dài. Mong rằng với bài viết trên đây, bạn đã có những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như những giải pháp thích hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/benh-roi-loan-cuong-duong.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:02

You are here Tin tức