Hầu hết bệnh nhân đều băn khoăn không biết bệnh vẩy nến có lây không. Theo TS, BS Trần Tiến Phụng, Trưởng khoa bệnh viện Da Liễu Hà Nội cho biết bệnh vẩy nến không hề lây qua tiếp xúc thông thường mà chỉ mang tính di truyền và biến đổi cấu trúc da do tác động của môi trường, tâm lý…
Bệnh vẩy nến gây ra những tổn thương trầm trọng ngoài da, phá vỡ cấu trúc tự nhiên của làn da. Và câu hỏi mà nhiều người đặt ra đó chính là bệnh vẩy nến có lây không? Tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều người sợ hãi sự lây nhiễm của căn bệnh này cho bản thân nên vẫn còn ánh mắt kì thị, xa lánh những người bệnh vẩy nến.
Bệnh vẩy nến có lây không?
Dù hiện nay cập nhập tin tức qua mạng intrernet không còn khó khăn như trước nhưng những quan niệm cũ hay các thông tin sai lệch đang làm một số lượng lớn người bị bệnh vẩy nến sống trong tự ti, trầm cảm vì bị kỳ thị.
Trường hợp bác Trần Văn Nhơn, 45 tuổi ở Rạnh Giá – Kiên Giang. Tôi bị bệnh vẩy nến từ năm 21 tuổi đến nay được gần 20 năm, bản thân không chỉ chịu đựng sự khó chịu ngứa rát, thiếu thẩm mỹ của bệnh vẩy nến mà hơn hết là sự miệt thị của những người xung quanh. Nhớ lại ngày đang còn là sinh viên trường ĐH Công Nghiệp vì bị bệnh vẩy nến da bong tróc, đỏ ửng toàn thân trông rất đáng sợ, bạn bè kì thị tránh xa, cố gắng học tiếp được vài tháng thì phải nghỉ học vì quá áp lực. Tới nay tôi sống khép kín hơn nhưng lâu lâu đi đâu đó thì nhiều người vẫn chỉ trỏ và né tránh vì sợ lây căn bệnh vẩy nến này.
Một trường hợp khác trớ trêu không kém. Khi cơ thể nổi sần sùi ở lưng, ngực và dần lan ra toàn thân là lúc tôi bị người xung quanh cách ly, gia đình không ai dám lại gần. Chồng tôi vì quá sợ hãi nên không cho tôi tiếp xúc với các con, còn nhiều người khác tưởng tôi bị nhiễm HIV nên tránh xa. Dù đã điều trị tại BV. Bạch Mai và nhiều bài thuốc mẹo, tốn kém cả trăm triệu nhưng bệnh tình không mấy thuyên giảm, tới giờ cũng được 2 năm tôi bị mắc phải căn bệnh oái ăm này và vẫn đang sống chung với căn bệnh này. Dù giải thích thế nào là bệnh vẩy nến không lây nhiễm qua tiếp xúc nhưng chẳng mấy người tin. [ Chị Bích Anh bùi ngùi kể lại. ]
TS, BS Trần Tiến Phụng, Trưởng khoa bệnh viện Da Liễu Hà Nội cho biết. Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra và không có khả năng gây lây lan qua tiếp xúc. Mặc dù phát hiện bệnh vẩy nến từ rất lâu nhưng tới nay những nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Y học chỉ thống kê được một số yếu tố kích hoạt và làm bệnh vẩy nến ngày một nặng hơn bao gồm:
-
Yếu tố di truyền. Xác định có tới 45% trường hợp bệnh vẩy nến di truyền sang thế hệ sau, có thể là ông bà, cha mẹ.
-
Căng thẳng ( stress) quá độ. Căng thẳng thần kinh mệt mỏi làm tăng nguy cơ kích hoạt sự rối loạn nhân lên của tế bào, khởi phát bệnh vẩy nến.
-
Tiếp xúc hóa chất. Các loại hóa chất tác động vào lớp biểu bì của da gây chấn thương rối loạn sự phân chia tế bào, gây rối loạn miễn dịch.
-
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Các bức xạ trong ánh nắng mặt trời luôn chứa nhiều bức xạ khá độc, tia tử ngoại hủy hoại làn da. Nhất là vào thời điểm 11h trưa tới 5h chiều.
-
Tác dụng của thuốc tây. Nhiều loại thuốc tây y có tác dụng phụ khá nguy hiểm trong đó có thể gây ra bệnh vẩy nến. Nhất là các loại thuốc tây độc hại bao gồm thuốc cao huyết áp , thuốc corticoid, …
-
Chấn thương thượng bì. vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời sẽ kích hoạt tế bào sửa chữa và gây ra rối loạn hình thành bệnh vẩy nến.
-
Yếu tố khác. Nhiễm trùng, hút thuốc, uống rượu bia, nhiễm trùng…
Như vậy, yếu tố gây bệnh vẩy nến không hề có yếu tố lây nhiễm khi tiếp xúc vì thế khi tiếp xúc, sinh hoạt chung với người bệnh vẩy nến sẽ không hề bị lây nhiễm căn bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Bệnh vảy nến có di truyền không?
Thực trạng bệnh vẩy nến tại Việt Nam
Ở một khía cạnh khác, Ông Trần Gia Bảo, Nguyên chủ tịch hội bệnh vẩy nến Việt Nam cho biết bất cứ ai cũng có thể mắc nhiễm căn bệnh này. Tỷ lệ thống kê cho thấy đối tượng mắc bệnh vẩy nến ở tuổi lao động cao hơn, nam giới bị nhiều hơn nữ giới.
Thống kê Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc căn bệnh này. ” Vẩy nến là một bệnh mạn tính khó điều trị, ngoài tổn thương da thì vẩy nến có thể gây tổn thương xương khớp gây viêm. Triệu chứng phát bệnh vẩy nến là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vẩy da như vẩy cá, gây ngứa.
Vị trí xuất hiện bệnh thường là tổn thương ở vùng da khuỷu tay, đầu gối, bụng, đầu. Bệnh tiến triển nặng hơn nữa có thể vào móng ( gây móng tay dày, sần sùi, dễ gãy…) , khớp ( gây viêm khớp). Nếu không điều trị vảy nến đúng cách và kịp thời, bệnh có thể di chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp…”, Ông Bảo cho biết.
Đã có nghiên cứu phát hiện, vẩy nến có thể liên quan chặt chẽ đến một số căn bệnh khác, cụ thể là làm bệnh nặng hơn như tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus, bệnh béo phì, bệnh thận và thậm chí mối liên kết này còn gây tử vong.
Thực trạng vẩy nến ở Việt Nam đang rất phổ biến và đa số bệnh nhân đều tự ti với tình trạng bệnh của mình. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa trang bị kiến thức về vẩy nến đúng cách nên thường không phân biệt được với bệnh phong, giang mai.
Y học hiện đại hiện đang trong quá trình tìm kiếm cách chữa bệnh vẩy nến triệt để, giúp bệnh nhân lấy lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên xin khẳng định lại một lần nữa là bệnh vẩy nến không lây vì vậy cộng đồng hay chung tay xóa bỏ mặc cảm cho những người mắc bệnh vẩy nến, giúp họ sớm sinh hoạt bình thường trở lại.
Nguồn: https://vcep.vn/benh-vay-nen-co-lay-khong-1654.html
- 02/03/2015 14:17 - 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi đơn giản, hiệu qu…
- 02/03/2015 14:17 - Đau mỏi khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân & cách t…
- 02/03/2015 14:16 - Đau khớp ngón tay - Nguyên nhân, dấu hiệu & cách đ…
- 02/03/2015 14:15 - Bệnh đau khớp háng và 3 cách chữa trị nhanh khỏi
- 02/03/2015 14:14 - Gai đôi cột sống s1 là gì? Nguyên nhân, cách điều …
- 02/03/2015 14:12 - Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân & cá…