• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Truyền thông giáo dục sức khỏe

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam tổ chức ký cam kết “Giảm thiểu chất thải nhựa” theo Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế

  • PDF.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế và các văn bản chỉ đạo tại địa phương. Ngày 26/9/2019, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam tổ chức tập huấn triển khai Kế hoạch thực hiện phòng trào “Giảm thiểu rác thải nhựa” tại đơn vị và triển khai ký cam kết thực hiện giữa đại diện các khoa, phòng và đơn vị cung cấp dịch vụ tại bệnh viện với Giám đốc bệnh viện, gồm: 11 viên chức là Trưởng/ Phó khoa, phòng và 01 chủ thầu căn tin.

Thực tế tại bệnh viện, hằng năm có 30.240kg rác thải sinh hoạt; 3.840kg rác thải nguy hại với kinh phí vận chuyển xử lý trên 140.0000.000 đồng. Trong rác thải sinh hoạt phần lớn là vật phẩm bằng nhựa, nilon. Phương thức là hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Quảng Nam để vận chuyển xử lý. Sự can thiếp của bệnh viện chỉ dừng lại ở khâu phân loại giữa rác thải sinh hoạt và rác thải y tế và bảo quản chờ vận chuyển, chưa có phương án giảm thiểu thay thế chất thải nhựa dùng một lần, chưa phân loại được rác thải sinh hoạt.

Chính vì vậy, việc tổ chức buổi tập huấn là rất cần thiết nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của Cấp ủy Đảng, Chính quyền, các đoàn thể về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần; Nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động, gương mẫu thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong bệnh viện. Phát huy các tập thể và cá nhân có những sáng kiến mô hình hay trong việc thực hiện phong trào giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị; Tuyên truyền cho các bộ phận cung cấp dịch vụ tại bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc thay đổi hành vi hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần tiết kiệm một phần kinh phí vận chuyển rác thải khi thực hiện hiệu quả phong trào giảm thiểu chất thải nhựa trong bệnh viện.

Hiện tại, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch và đề ra mục tiêu hoạt động, giải pháp thực hiện cụ thể giai đoạn từ năm 2019 đến 2023./.

1 copy

2 copy

3 copy

4

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 10 2019 09:13

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam tổ chức Đêm hội vui Tết Trung thu năm 2019

  • PDF.

Hòa chung trong không khí vui Tết Trung thu trên khắp cả nước, được sự phân công của Ban Giám đốc bệnh viện, ngày 11/9/2019 vừa qua, Công đoàn cơ sở và Chi đoàn Thanh niên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam phối hợp tổ chức đêm Hội “Vui tết Trung thu” nhân dịp rằm Trung thu năm 2019 tạo sân chơi cho con CB,CC,VC,NLĐ tại bệnh viện đồng thời kết hợp phát thưởng cho các em có thành tích học tập tốt trong năm học 2018 để động viên, khích lệ tinh thần cho các em thi đua, chăm ngoan, học tốt.

Đến dự trong đêm hội có Ths.BSCKII Trần Ngọc Pháp - Giám đốc bệnh viện; Bs.CKII Nguyễn Thanh Thảo - Phó Giám đốc bệnh viện; BsCKI Nguyễn Cao Tín - Chủ tịch Công đoàn cơ sở bệnh viện; Chi đoàn Thanh niên bệnh viện cùng đông đảo VC, NLĐ là phụ huynh đưa con đến tham dự chương trình.

Mở đầu chương trình là những màn trình diễn lân, rồng vui nhộn, đặc sắc đầy ý nghĩa truyền thống. Tiếp đến là phần trao thưởng cho thành tích học tập của các em được diễn ra đầy hào hứng, phấn khởi với gần 90 em nhỏ có thành tích học tập giỏi, xuất sắc ở các cấp từ tiểu học đến các em sinh viên của các trường cao đẳng, đại học và các em có thành tích tốt trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp… đây là niềm tự hào của các bậc phụ huynh và cũng là mong mỏi của Ban Lãnh đạo bệnh viện.

Phần không thể thiếu trong đêm hội là màn rước đèn ông sao, vui chơi các trò chơi tập thể, giao lưu văn nghệ, chơi giải câu đố để nhận quà và phá cổ Trung thu với sự dẫn dắt của chú Cuội và chị Hằng là hai nhân vật chính trong đêm hội mà các em mong đợi nhất.

Đêm hội Vui Tết Trung thu là hoạt động thường niên, thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo, BCH Công đoàn, và Chi Đoàn Thanh niên đến đời sống tinh thần của con em cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện. Nhằm đem đến cho các em một mùa Tết Trung thu ấm cúng, ý nghĩa, đồng thời kết nối các em gần gũi với nhau hơn.

1

 2

3

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 10 2019 09:08

Tìm hiểu về công tác xã hội và triển khai thực hiện công tác xã hội tại bệnh viện PHẠM NGỌC THẠCH Quảng Nam

  • PDF.

Công tác xã hội là những hoạt động tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động tài trợ nhằm giải quyết vấn đề cho những đối tượng đang trong tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng giới, giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… Những hoạt động này đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam hàng chục năm qua.

Công tác xã hội hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự thay đổi của xã hội; Giải quyết vấn đề (những bế tắc, tiêu cực trong cuộc sống); Quan tâm đến con người, môi trường sống/ chất lượng cuộc sống. Đồng thời làm tăng năng lực cho thân chủ, gia đình và cộng đồng.

Công tác xã hội có bốn chức năng “Phòng ngừa”: ngăn ngừa các vấn đề xã hội nãy sinh. Giúp đối tượng không rơi vào tình huống cần có sự can thiệp của nhân viên xã hội; “Chữa trị”: Giải quyết các vấn đề xã hội theo quy trình giúp đỡ; “Phục hồi”: Giúp đối tượng đã và đang bị thiệt thòi có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội; “Phát triển”: Giúp đối tượng phát triển thành con người mới toàn diện.

Công tác xã hội có thể thực hiện ở ba phương pháp: Công tác xã hội với cá nhân, gia đình; công tác xã hội với nhóm; công tác xã hội với cộng đồng.

Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010, công tác xã hội có những vấn đề cần quan tâm như: Công tác giảm nghèo và công bằng xã hội; Chăm sóc người già, người khuyết tật, người nghiện rượu, ma túy; phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình; Nạn buôn bán người; Người thất nghiệp, gia đình có vấn đề; trẻ em bị ngược đãi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…; Phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy; Chăm sóc sức khỏe và tâm thần; Trợ giúp người bệnh HIV/AIDS và phòng ngừa lây nhiễm; Bảo trợ xã hội để trợ giúp những đối tượng cần sự bảo trợ khẩn cấp, nạn nhân của thiên tai, những người bị tàn phế từ hậu quả của chiến tranh; Bình đẳng giới và phát triển cộng đồng.

Ngày nay, công tác xã hội đã tiến triển và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: Phúc lợi trẻ em; Phúc lợi gia đình; Giáo dục giáo dưỡng/ cải tạo; Trong Tòa án đặc biệt; Trong trường học và đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe.

DSCN7947

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 4 2018 08:20

NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN TRONG CÔNG TÁC TIẾT CHẾ DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN

  • PDF.

Nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bênh nhân nhập viện trong công tác tiết chế - dinh dưỡng, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam đã thành lập “tổ dinh dưỡng”, gồm 9 nhân viên đều làm công tác kiêm nhiệm tại các khoa lâm sàng. Tổ đi vào hoạt động từ tháng 11/2015 và luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của ban lãnh đạo bệnh viện như: Cử nhân viên đi học các lớp đào tạo dinh dưỡng của các bệnh viện đầu ngành về dinh dưỡng như bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.

Mặc dù, tổ dinh dưỡng mới thành lập, nhân lực và mạng lưới dinh dưỡng hoạt động còn yếu, chưa phát huy hết khả năng và chưa đạt được hiệu quả cao là cung cấp suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tổ cũng có những hoạt động tích cực hỗ trợ cho bệnh nhân và y, bác sỹ trong công tác tiết chế dinh dưỡng như: sàng lọc, đánh giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nhập viện; tổng hợp, báo cáo tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân nội trú theo thường quy; tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe để hướng dẫn chế độ ăn bệnh lý và thông thường cho tất cả bệnh nhân nội trú; nghiên cứu khoa học về công tác dinh dưỡng.

Nghiên cứu mới nhất của tổ dinh dưỡng -Xác định tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam, năm 2016” khảo sát trên 127 bệnh nhân nhập viện cho kết quả: Đa số các bệnh nhân có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (chỉ số BMI<18,5) chiếm tỉ lệ 48,8%, 40,5% bệnh nhân có trình trạng dinh dưỡng bình thường (18,5 ≤chỉ số BMI≤23) và 10,5% bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (chỉ số BMI>23).

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhận thấy sự cấp thiết, tính thời sự và sự quan trọng trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện. Do đó, bắt đầu từ tháng 1/2018, bệnh viện sẽ đẩy mạnh và cải thiện hơn nữa công tác tiết chế - dinh dưỡng bằng nhiều hình thức như:

       + Tất cả các bệnh nhân nhập viện đều được sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng “phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng” và được dán vào hồ sơ bệnh án để theo dõi.

hinh1 copy

Hình 1: bệnh nhân nhập viện được sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng

 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 2 2018 10:25

THÁP DINH DƯỠNG VÀ 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ ĐẾN NĂM 2020

  • PDF.

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN

2011 - 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Quyết định số 189/QĐ-BYt ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

thapdinhduong

Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình một người một ngày

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 19 Tháng 1 2018 10:47

You are here Tin tức Truyền thông GDSK