Gai đôi cột sống s1 là căn bệnh đang khiến nhiều người phải chịu đựng những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không ít tới công việc cũng như cuộc sống. Hãy cùng chuyên mục bệnh cơ xương khớp tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này ngay trong bài viết dưới đây.
I. Bệnh gai đôi cột sống s1 và những điều cần biết
Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine đã chỉ ra rằng: “Gai cột sống s1 là một loại bệnh bẩm sinh xảy ra ở cột sống trong quá trình hình thành bào thai. Bởi phần xương sống và ống thần kinh nằm phía trên dây sống không được đóng hoàn toàn. Đây là một bệnh lí không hề đơn giản khiến gần 50% số người bệnh phải từ bỏ công việc của mình để chữa trị vì bị những cơn đau dai dẳng hành hạ.”
Đốt sống S1 chính là vị trí giao thoa giữa vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Vùng đốt sống s1 cũng chính là vùng chủ lực của cả cột sống nên mọi người cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh gai đôi cột sống s1 để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
1. Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống s1
Mặc dù là một loại bệnh bẩm sinh nhưng lại có khá nhiều nguyên nhân cộng hưởng có thể khiến cho bệnh gai cột sống dễ dàng khởi phát và diễn biến phức tạp. Điển hình như:
-
Vấn đề tuổi tác
Theo các chuyên gia trong ngành xương khớp thì tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân đầu tiên được kể đến khiến cho bệnh gai đôi cột sống s1 khởi phát. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng, khiến cho sụn bị mất nước trầm trọng, một số chất trong sụn cũng bị biến đổi. Chính điều này đã làm cho sụn ở vùng cột sống s1 vốn đã không được bình thường lại trở nên thiếu hụt canxi và dưỡng chất. Dễ làm hình thành các gai xương.
-
Các chấn thương
Một số chấn thương khó tránh khỏi trong công việc cũng như cuộc sống, do tai nạn hay chơi thể thao đều có thể là nguyên nhân gây những ảnh hưởng xấu cho hệ thống xương khớp. Đặc biệt là những chấn thương ở vùng lưng sẽ khiến cho vùng cột sống s1 chịu nhiều áp lực. Bởi sau khi bị chấn thương thì những phản ứng của cơ thể trước hiện tượng viêm nhiễm có thể gây ra tình trạng lắng đọng canxi và hình thành những gai xương ở khu vực này.
-
Một số bệnh lí về xương khớp
Một số bệnh lí về cơ xương khớp mà nhất là bệnh viêm khớp cột sống mãn tính cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra là nguyên nhân khiến cho bệnh gai cột sống s1 có cơ hội khởi phát và trở nên nặng nề. Tất cả là do quá trình viêm nhiễm ở cột sống diễn ra lâu ngày khiến cho phần sụn của cột sống nói chung và cột sống s1 nói riêng bị mài mòn dần. Và cơ chế tự điều chỉnh để khắc phục tình trạng này lại vô tình hình thành những gai xương.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh gai đôi cột sống s1
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh gai đôi cột sống s1 khá giống với một số bệnh lí về cơ xương khớp khác nên người bệnh cần hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn. Hãy nắm bắt một số triệu chứng cơ bản sau đây để sớm phát hiện bệnh.
-
Thắt lưng ở vùng s1 có dấu hiệu đau nhức
Triệu chứng đau nhức là dấu hiệu đầu tiên không buông tha bất cứ đối tượng người bệnh nào khi mắc gai đôi cột sống s1. Với căn bệnh này, người bệnh sẽ bị đau vùng thắt lưng mà sự đau nhức tập trung nhiều nhất ở khu vực xương cùng.
Các cơn đau khởi phát ở đốt sống s1 sau đó lan dần ra các vùng xương khớp lân cận. Cơn đau càng thêm dữ dội khi người bệnh thực hiện động tác ấn tay vào vùng xương cùng.
-
Đường cong sinh lí của thắt lưng cột sống bị biến đổi
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh gai đôi cột sông s1 có thể làm mất đường cong sinh lí vốn có của cột sống. Bởi cột sống s1 chính là cầu nối giữa xương cụt và cột sống thắt lưng. Thống kê cho thấy, cứ 10 người bệnh gai đôi đốt sống s1 thì có tới 3 người bệnh bị mất đường cong sinh lí của cột sống gây ảnh hưởng xấu tới chức năng vận động và làm mất tính thẩm mỹ do tướng đi cũng bị biến dạng.
-
Chức năng vận động bị hạn chế
Bị gai đôi cột sống s1 cùng với việc xuất hiện các cơn đau khiến cho người bệnh e ngại vận động. Bởi việc vận động có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên dữ dội hơn nhiều lần. Ở một số người bệnh, hiện tượng đau nhức còn lan rộng xuống chân khiến cơ khớp chân yếu dần đi và làm cho khả năng đi lại cũng theo đó bị hạn chế. Bệnh nhân bị gai đôi cột sống s1 thường bị hạn chế nhiều nhất trong các hoạt động như cúi, khom người, đứng lâu một chỗ,…
>>Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
3. Gai đôi cột sống s1 có nguy hiểm không?
Tiến sĩ – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực cơ xương khớp tại TP.HCM cho biết: “Bệnh gai đôi cột sống s1 là một bệnh lí không hề đơn giản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau.”
Khi bệnh còn nhẹ thì người bệnh chỉ phải chịu tác động của những cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng nề thì người bệnh sẽ phải đố mặt với một số bệnh lí khác nghiêm trọng hơn như:
-
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh gai đôi cột sống s1 có thể khiến cho sụn khớp ở vùng s1 bị tổn thương, các bao xơ đĩa đệm dễ bị rách, khi đó các nhân nhầy có thể tràn ra ngoài và xuất hiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi vùng cột sống s1 bị thoát vị sẽ khiến cho hệ thống dây thần kinh bị chèn ép nặng nề cộng thêm việc các gai xương phát triển sẽ khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau vô cùng dữ đội, khả năng vận động bị đe dọa mạnh.
-
Đau dây thần kinh tọa
Khi bị gai đôi cột sống s1 cũng sẽ khiến cho hệ thống dây thần kinh tọa bị chèn ép và chịu nhiều tổn thương. Điều này chính là tác nhân gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Cơn đau sẽ xuất hiện nhanh và mạnh hơn khi người bệnh khom người, hắt hơi, ho, đau nhiều về đêm. Nếu không được điều trị kịp thời còn dây teo cơ ở vùng mông và đùi, mất hoàn toàn chức năng vận động.
-
Đau dây thần kinh liên sườn
Không chỉ dây thần kinh tọa mà dây thần kinh liên sườn cũng phải chịu những tác động xấu khi người bệnh mắc gai đôi cột sống s1. Khi đó, người bệnh không chỉ đau nhức dữ dội vùng thắt lưng mà còn bị đau tức cả vùng xương ức và ngực, đôi khi còn cảm thấy khó thở.
II. Những cách điều trị bệnh gai đôi cột sống s1
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, bệnh gai đôi cột sống nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nên mọi người cần hết sức cảnh giác. Mọi người có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị dưới đây và tùy vào tình trạng bệnh mà lựa chọn cách chữa phù hợp nhất.
1. Điều trị không dùng thuốc
Khi bệnh mới chớm khởi phát, người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp như tập thể dục hay massage,… thay vì sử dụng các loại thuốc. Việc tập luyện thể dục sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Không chỉ kiểm soát tốt những cơn đau mà còn gia tăng sức dẻo dai cho hệ xương khớp nói chung và vùng cột sống s1 nói riêng.
Một số môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe hay tập yoga, tập dưỡng sinh,.. là những lựa chọn được các chuyên gia đánh giá là rất phù hợp với những người bị gai đôi cột sống s1. Việc tập luyện thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau nhức, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hiện tượng tăng cân để tránh gây áp lực cho hệ xương khớp.
Bên cạnh đó việc massage cũng là một liệu pháp tốt giúp người bệnh được thư giãn khi các cơn đau đã bị ức chế nhằm giúp chức năng của cột sống phần nào được cải thiện.
Xem thêm: Người bị gai cột sống có nên tập gym?
2. Sử dụng thuốc Tây
Khi bệnh còn nhẹ, thì việc sử dụng thuốc Tây cũng có thể được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong việc điều trị bệnh gai đôi cột sống s1. Cũng giống như một số bệnh lí xương khớp khác, đối với bệnh này thì các thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid sẽ giúp người bệnh giảm đau, chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Có thể kiểm soát bệnh gai đôi cột sống s1 bằng một số loại thuốc tây khi tình trạng bệnh còn nhẹ
Đối với trường hợp phụ nữ đang có ý định mang thai, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống s1 cho thai nhi thì cần sử dụng nhiều Acid Folic.
3. Phương pháp Đông y
Nhiều người bệnh có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc Tây y hay không thích sử dụng thuốc Tây vì e ngại tác dụng phụ thì việc chữa gai đôi cột sống bằng các phương pháp từ Đông y trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ.
Một số phương pháp từ Đông y như sử dụng các bài thuốc hay xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu đều là những cách chữa trị rất khả quan giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết. Từ đó có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp Đông y có ưu điểm vượt trội hơn hẳn thuốc Tây đó là mặc dù tác dụng từ từ nhưng an toàn cho sức khỏe và người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng bởi không có tác dụng phụ.
4. Phẫu thuật
Đối với bất kỳ bệnh lí về cơ xương khớp nào cũng vậy, phẫu thuật sẽ là phương án cuối cùng được nghĩ tới khi các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả. Với bệnh gai đôi cột sống s1, khi mà các gai xương đã phát triển và chèn ép quá mức hệ thống rễ dây thần kinh cũng như gây ra tổn thương cho tủy sống thì phẫu thuật sẽ có thể được chỉ định.
Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ các gai xương để giúp cho người bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên chi phí của các cuộc phẫu thuật không hề rẻ và cũng còn tồn đọng những biến chứng hậu phẫu nguy hiểm.
Với những thông tin từ bài viết của chúng tôi mong rằng quý độc giả có được cái nhìn toàn diện về bệnh gai đôi cột sống s1. Mọi người hãy luôn cảnh giác để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Việc xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều cần thiết giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/
- 30/03/2015 16:12 - Đau dạ dày có nên uống nước cam?
- 02/03/2015 14:17 - 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi đơn giản, hiệu qu…
- 02/03/2015 14:17 - Đau mỏi khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân & cách t…
- 02/03/2015 14:16 - Đau khớp ngón tay - Nguyên nhân, dấu hiệu & cách đ…
- 02/03/2015 14:15 - Bệnh đau khớp háng và 3 cách chữa trị nhanh khỏi
- 02/03/2015 14:13 - Bệnh vảy nến có lây không, làm sao phòng ngừa?
- 02/03/2015 14:12 - Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân & cá…