Đau khớp ngón tay – Một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải 6 căn bệnh nguy hiểm như viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay, thiếu hụt canxi, loạn dưỡng cơ bắp, hội chứng De Quervain.
Đây là triệu chứng phổ biến ở nhiều người, với mọi độ tuổi khác nhau. Đau khớp ngón tay không chỉ khiến người bệnh đau nhức khó chịu mà còn gây khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt ngón tay,…
Đau khớp ngón tay là bệnh gì?
Tình trạng đau khớp ngón tay rất dễ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày và gây cho người bệnh không ít phiền toái. Ngón tay người bệnh có thể bị tê nhức, sưng tấy. Cơn đau thường tăng nhanh khi người bệnh tiến hành thực hiện các chức năng vận động như co duỗi, gấp, cầm nắm các đồ vật,… Tuy nhiên, nếu chụp phim X-quang, hình ảnh cho thấy khớp ngón tay bình thường nhưng cũng có lúc xuất hiện hình ảnh hư biến của khớp.
Đau viêm khớp ngón tay là triệu chứng thường gặp ở những bệnh lý về xương khớp. Cơn đau khớp ngón tay cho thấy bạn đang mắc phải 6 bệnh lý nguy hiểm như sau:
1/ Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay khiến cho phần sụn khớp suy yếu dần và nứt vỡ và làm cho khớp bị thoái hóa dần.
Bên cạnh đó, phần bao khớp nhanh chóng bị bong tróc, sưng viêm. Đồng thời, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai. Chính điều này đã gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc gây mất khả năng vận động khớp ở người bệnh.
Ngoài ra, một số bệnh lý thoái hóa khớp khác cũng có khả năng gây đau khớp ngón tay dữ dội như:
-
Thoái hóa đốt sống cổ: Những người bị thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày làm cho mạch máu nuôi dưỡng các cơ bị gián đoạn. Với tình trạng khớp cổ bị thoái hóa, các khớp chi dưới cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến tình trạng đau viêm ở các khớp ngón tay.
-
Thoái hóa khớp ngón tay: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Người bị thoái hóa khớp ngón tay sẽ nhanh chóng gặp phải các triệu chứng như tay bị tê cứng, đau nhức, sưng tấy ở khớp.
2/ Bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương ở các khớp tay. Đây là căn bệnh thấp khớp mạn tính. Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi,…
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như đau khớp, các khớp bị sưng đỏ. Cơn đau có thể đến đột ngột và khiến cho người bệnh bị sốt nhẹ. Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các dây thần kinh ở cổ tay, cánh tay của bệnh nhân nhanh chóng bị chèn ép. Điều này gây ra những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cánh tay và bàn tay.
Hầu hết bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, phần khớp có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng hoặc biến dạng. Hai bàn tay trở nên run rẩy, không thể cầm nắm được các vật dụng và gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân có triệu chứng này, người bệnh nên thận trọng với bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
3/ Bệnh thiếu hụt canxi
Với những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau khớp ngón tay khá cao. Ở lứa tuổi này, lượng canxi trong cơ thể của con người bị thiếu hụt trầm trọng, khiến người bệnh đứng trước tình trạng loãng xương. Một khi xương khớp ngón tay không được chắc khỏe, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau khớp ngón tay.
Khi lượng canxi trong xương bị thiếu hụt sẽ rất dễ khiến cho phần xương dưới sụn bị loang lổ. Chính điều này đã hình thành nên các gai xương, khiến cho người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay của mình bị tê, khó cử động. Nhiều trường hợp bệnh nhân có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.
Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa khớp cổ tay
4/ Bệnh loạn dưỡng cơ bắp
Đây là căn bệnh di truyền do các sợi cơ trong cơ thể của con người dễ bị tổn thương. Tình trạng này đã khiến cho các cơ xương của người bệnh yếu dần. Từ đó, bệnh nhân sẽ rất dễ bị đau khớp ngón tay. Khi bệnh nhân mắc bệnh loạn dưỡng cơ bắp, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc vận động.
Bệnh loạn dưỡng cơ bắp có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những người ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Theo thống kê, nữ giới chiếm 2/3 số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
5/ Hội chứng ống cổ tay
Đây là căn bệnh thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, sử dụng máy tính với những thao tác trên bàn phím và chuột liên tục trong thời gian dài. Điều này khiến bệnh nhân dễ xuất hiện những cơn đau khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khủy tay hay vai,…
Sở dĩ người bệnh bị đau nhức ở các khớp ngón tay là do dây thần kinh ở các khớp này bị tổn thương gây ra. Một khi các khớp ngón tay phải vận động liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ gây ra hiện tượng cứng khớp.
Ngoài những cơn đau khớp ngón tay, người bệnh còn gặp phải triệu chứng tê bì các đầu ngón tay và việc co duỗi các ngón cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm, đánh máy,… của bệnh nhân.
6/ Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain là căn bệnh do phần bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái bị sưng viêm. Đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hai gân và chi phối vận động của ngón cái.
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường sẽ rất dễ gặp phải các triệu chứng như đau khớp cổ tay, cẳng tay và cả ngón tay cái. Vì người bệnh sử dụng cổ tay để tiến hành thực hiện những động tác như cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều lần nên dễ bị đau khớp ngón tay. Đây là căn bệnh thường gặp nhất là ở những bà nội trợ.
Một số trường hợp xương ở khớp ngón tay bị biến dạng, gây xơ cứng ngón tay. Chính điều này khiến người bệnh dần dần mất khả năng hoạt động của bàn tay.
Ngoài 6 căn bệnh điển hình được chúng tôi chia sẻ ở trên, dấu hiệu bị đau khớp ngón tay còn cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý phức tạp khác như loãng xương, bệnh đa xơ cứng, khối u,…
Ngoài ra, những bệnh nhân bị chấn thương bàn tay do té ngã khi vui chơi, tai nạn lao động,… cũng khiến cho phần xương ngón tay bị gãy, trật khớp hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Mặc dù tình trạng chấn thương đã lành lại, đồng thời bệnh nhân có thể cử động được các ngón tay nhưng người bệnh vẫn có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra. Điều này là do di chứng và hậu quả sau tình trạng chấn thương gây ra.
Những cách chữa đau khớp ngón tay
Đau khớp ngón tay có thể gây ra hàng loạt các biến chứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Để sớm kiểm soát được tình trạng đau khớp ngón tay, người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp điều trị bệnh khác nhau. Dưới đây là 3 cách chữa đau khớp ngón tay phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo.
1/ Chữa đau khớp ngón tay bằng phương pháp tây y
# Điều trị nội khoa (Sử dụng thuốc Tây)
Mục đích của việc điều trị nội khoa là giảm các triệu chứng đau khớp ngón tay và cải thiện chức năng vận động khớp. Với những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị.
Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để tiến hành điều trị bệnh đau khớp ngón tay bao gồm:
-
Thuốc giảm đau: Acetaminophen, tramadol
-
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Aspirin, ibuprofen và naproxen. Các thuốc này dùng theo đường uống hoặc dạng kem/gel bôi ngoài da. Việc sử dụng thuốc NSAIDs phải có sự chỉ định của bác sĩ.
-
Thuốc Corticosteroid: Được bác sĩ chỉ đụng dùng theo đường uống hoặc có thể tiêm trực tiếp vào khớp đau để giảm viêm và giảm đau cho bệnh nhân.
# Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị bệnh ngoại khoa chỉ được áp dụng khi việc sử dụng thuốc tây không có chuyển biến tích cực. Nếu tình trạng bệnh nhân ngày càng trầm trọng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét đến các phương pháp phẫu thuật để giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động khớp. Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh vận động khớp tay và có thể sinh hoạt như bình thường được.
Mặc dù phương pháp phẫu thuật mang lại nhiều tích cực trong việc điều trị bệnh đau khớp ngón tay nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân.
2/ Chữa đau khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của khớp, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cải thiện tầm vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp để tăng cường khả năng chịu lực. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân khó vận động thì có thể mang nẹp hoặc niềng.
Ngoài tập vật lý trị liệu thì phương pháp châm cứu, bấm huyệt cũng được áp dụng với những bệnh nhân bị đau và viêm khớp mạn tính để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm khả năng viêm, sưng nơi các khớp ngón tay. Đồng thời, kích thích các khớp ngón tay nhanh chóng sinh ra chất nhầy để cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn khớp.
3/ Chữa đau khớp ngón tay bằng Đông y
Các nhà Đông y chú trọng chữa đau khớp ngón tay từ sâu bên trong, tức là tìm ra căn nguyên gây bệnh và tiến hành chữa trị. Với các loại thảo dược lành tính, các bài thuốc Đông y rất an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Một trong những bài thuốc chữa đau khớp ngón tay bằng Đông y được nhiều người áp dụng:
Thành phần:
-
Thục địa, ngũ gia bì, cam thảo: Mỗi vị 12 gram
-
Xuyên khung, thiên niên kiện, trần bì: Mỗi vị 10 gram
-
Nhục quế: 8 gram
-
Rễ bưởi bung: 20 gram
-
Rễ cây xấu hổ, kê huyết đằng, rễ cỏ xước, nam tục đoạn, rễ cây gấc, củ đinh lăng, đương quy, độc lực: Mỗi vị 16 gram.
Thực hiện:
-
Đem tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm và sắc lấy nước uống.
-
Người bệnh tiến hành chia làm 3 phần và chia ra uống 3 buổi/ngày.
-
Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì để bệnh nhanh chóng khỏi.
Mặc dù thuốc Đông y có thể cải thiện được tình trạng đau khớp ngón tay và an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh của thuốc Đông y khá chậm, không phải người bệnh nào áp dụng cũng đạt được hiệu quả như mong đợi. Do đó, bệnh nhân có thể cân nhắc trước khi áp dụng.
Các bài tập luyện tốt cho người bị đau khớp ngón tay
Bên cạnh việc sử dụng các cách chữa trị bệnh trên, người bệnh đau khớp ngón tay có thể áp dụng thêm một số bài tập để hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp ngón tay. Những bài tập này có thể làm tăng được sức mạnh của cơ. Nếu người bệnh áp dụng thường xuyên sẽ giúp cơ tay vận động linh hoạt hơn.
Bệnh nhân bị đau khớp ngón tay có thể áp dụng một số bài tập như sau:
# Động tác 1: Khởi động
-
Đầu tiên, người bệnh tiến hành khởi động các khớp ngón tay.
-
Nếu ngón tay của bạn bị đau và cứng, hãy cố gắng làm ấm trước khi tập.
-
Bạn có thể chườm ấm hay cho tay vào nước ấm trong khoảng 10 phút.
-
Tiếp đến, bạn có thể xoa ít dầu ăn vào tay, mang găng cao su.
-
Đồng thời nhúng tay vào nước ấm để có cảm giác ấm sâu.
→ Tác dụng:
-
Làm thư giãn cơ tay, giúp các khớp tay thích nghi với việc vận động.
-
Khớp tay bớt cứng và giảm được tình trạng đau nhức các khớp.
# Động tác 2: Nắm tay
-
Người bệnh nhẹ nhàng nắm chặt các ngón tay lại.
-
Bạn có thể thực hiện từ từ, bắt đầu từ ngón út và cuối cùng là ngón cái.
-
Hãy giữ động tác này trong vòng 30-60 giây.
-
Sau đó, bạn có thể bung rộng các ngón tay cho đến khi cảm thấy các ngón tay căng ra nhưng không đau.
-
Bạn có thể thực hiện động tác này ở cả 2 bàn tay và lặp lại 4 lần.
-
Tiếp đến, bạn có thể úp bàn tay xuống bàn hoặc mặt phẳng bất kỳ một cách tự nhiên nhất (không dùng lực tác động lên các khớp ngón tay, cổ tay).
-
Động tác này bạn cũng giữ trong vòng 30-60 giây, lặp lại ít nhất 4 lần với mỗi tay.
→ Tác dụng:
-
Giúp làm tăng sức mạnh bàn tay và các ngón tay.
-
Cải thiện khả năng vận động của bàn tay, giảm đau nhức khớp ngón tay.
Để hiểu rõ hơn về các bài tập chữa viêm đau khớp ngón tay, mời bạn đọc hãy theo dõi video sau đây.
Các biện pháp phòng tránh đau khớp ngón tay
Để phòng tránh mắc bệnh đau khớp ngón tay, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây.
-
Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Một trong những thành phần rất tốt cho xương khớp là canxi. Hãy tích cực bổ sung chúng mỗi ngày để có hệ xương khớp chắc khỏe nhất.
-
Khi thực hiện các công việc hàng ngày, bạn không nên dồn lực về một vị trí như ngón tay trỏ vì rất dễ gây ra tình trạng đau nhức khớp.
-
Bạn nên hạn chế làm việc với máy tính. Bấm máy tính quá nhiều sẽ khiến bạn đứng trước nguy cơ bị đau khớp ngón tay khá cao.
-
Một số chấn thương có thể gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Do đó, bạn cần chú ý đến vấn đề này.
-
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
-
Nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh ngay lập tức, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chế độ ăn uống khoa học cho người bị đau khớp ngón tay
Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân trong việc điều trị bệnh. Riêng bệnh đau khớp ngón tay, người bệnh cần phải chú ý hơn một số thành phần dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Cụ thể:
-
Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt, bắp cải,… Chúng sẽ rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh đau khớp ngón tay.
-
Các loại thực phẩm giàu canxi cũng hỗ trợ rất tốt cho người bệnh trong việc chữa đau khớp ngón tay. Bệnh nhân có thể uống sữa mỗi ngày để bệnh nhanh chóng khỏi.
-
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa axit omega 3 như cá hồi, cá thu,… Những loại thực phẩm này có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và chống viêm hiệu quả.
-
Bên cạnh đó, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm như thịt chó, canh cua và các loại cà. Chúng không tốt cho việc chữa trị bệnh đau khớp ngón tay.
Đau khớp ngón tay luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm. Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyên rằng, để phòng tránh những bệnh lý về xương khớp, chúng ta nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho hệ xương khớp. Đồng thời thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe của cơ xương. Đây cũng là cách giúp bạn tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Nguồn: https://ihs.org.vn/
- 30/03/2015 16:15 - Những tác hại của vi khuấn HP đối với sức khỏe dạ …
- 30/03/2015 16:14 - Những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần trán…
- 30/03/2015 16:12 - Đau dạ dày có nên uống nước cam?
- 02/03/2015 14:17 - 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi đơn giản, hiệu qu…
- 02/03/2015 14:17 - Đau mỏi khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân & cách t…
- 02/03/2015 14:15 - Bệnh đau khớp háng và 3 cách chữa trị nhanh khỏi
- 02/03/2015 14:14 - Gai đôi cột sống s1 là gì? Nguyên nhân, cách điều …
- 02/03/2015 14:13 - Bệnh vảy nến có lây không, làm sao phòng ngừa?
- 02/03/2015 14:12 - Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân & cá…