Khi nói đến vi khuẩn HP, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những tác động xấu mà nó gây ra cho dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn HP chính là nguyên nhân phát sinh một số bệnh lí về dạ dày rất nguy hiểm.
Vi khuẩn HP có nguy cơ lây nhiễm rất cao chính vì thế mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng để nó tấn công. Mọi người chớ nên xem thường loại vi khuẩn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đáng lo ngại này. Để biết được những tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày, quý độc giả hãy theo dõi ngay bài viết sau.
Vi khuẩn HP gây ra nhiều tác hại cực nguy hiểm cho dạ dày
I. Một số bệnh lý vi khuẩn HP gây ra cho dạ dày cần hết sức chú ý
Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là một trong số rất ít vi khuẩn có thể sống được trong môi trường acid rất khắc nghiệt của dạ dày. Dựa vào khả năng phân hủy chất đạm có trong dạ dày mà vi khuẩn HP có khả năng tự tạo ra môi trường rất thuận lợi để có thể tồn tại. Sự hoạt động của vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày có thể gây ra một số bệnh lí nguy hiểm cần hết sức chú ý, phải kể đến đó là:
1. Viêm niêm mạc dạ dày
Bệnh lí đầu tiên phải kể đến mà vi khuẩn HP gây ra cho dạ dày đó chính là viêm niêm mạc dạ dày. Khi mới bắt đầu bị nhiễm vi khuẩn Hp, thường người bệnh sẽ rất khó để phát hiện bởi chưa có một biểu hiện gì nghiêm trọng, một số ít trường hợp sẽ xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như buồn nôn, đầy bụng, chán ăn… Ở giai đoạn này người bệnh thường rất chủ quan và dễ nhầm lẫn với các bệnh lí khác.
Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính thì vi khuẩn HP sẽ hoạt động ngày càng mạnh hơn khiến bệnh diễn biến phức tạp. Lúc này việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và người bệnh đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng chính là tình trạng tổn thương rất thường gặp do vi khuẩn HP gây ra. Cơ chế hoạt động của vi khuẩn HP chính là quá trình phân hủy chất đạm có trong dạ dày, tạo ra amoniac cùng với một loạt độc chất, bên cạnh đó chúng còn kích thích làm tăng tiết acid dạ dày. Chính vì thế khiến cho lớp chất nhầy và các tế bào ở niêm mạc dạ dày bị phá hủy gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng nếu không sớm phát hiện và điều trị
Những thống kê gần đây cho thấy, trong 100 trường hợp bị viêm loét dạ dày thì có khoảng từ 75 – 90 trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lí tương đối nguy hiểm nếu không sớm điều trị sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu trong, mất máu, thủng dạ dày…
3. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày được xếp vào top những chứng bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Nhiều tài liệu y khoa đã chỉ ra rằng, quá trình hoạt động của vi khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày đã tiết ra nhiều độc tố có thể làm thay đổi DNA của các tế bào niêm mạc dạ dày. Tình trạng này diễn biến dài ngày đã khiến cho dạ dày bị viêm teo, loạn sản và nguy hiểm nhất chính là ung thu dạ dày.
Các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã chỉ ra rằng, có tới khoảng gần 90% trường hợp biến chứng từ viêm loét dạ dày tá tràng chuyển sang ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP.
Như vậy, chắc hẳn mọi người có thể thấy rằng, vi khuẩn HP vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về dạ dày như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày… Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà còn đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong rất cao.
Tham khảo thêm: Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP
II. Nhiễm vi khuẩn HP phải làm sao?
Khi phát hiện cơ thể có một số biểu hiện lạ nghi ngờ là nhiễm vi khuẩn HP thì mọi người cần lập tức thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Ở đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hạn chế những tác hại mà vi khuẩn HP gây ra
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, để có quá trình điều trị tốt nhất, mọi người cần chú ý nhiều hơn tới việc xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt đảm bảo tính khoa học. Cụ thể như:
-
Cần ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no cũng như tránh để tình trạng bụng quá trống rỗng. Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày và giảm bớt lượng thức ăn của mỗi bữa xuống để dạ dày hoạt động tốt hơn.
-
Người bệnh cần tránh ăn các loại thức ăn chua, cay, nóng hay thức ăn có quá nhiều dầu mỡ. Những đồ ăn cứng, dai hay quá khô cũng sẽ gây ra những áp lực cho hệ tiêu hóa nên cần hạn chế.
-
Người bệnh cần ưu tiên bổ sung các loại đồ ăn mềm, loãng, khi chế biến nên nấu kỹ một chút để tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất.
-
Cần tránh các loại nước có gas, rượu bia, chất kích thích để bảo vệ dạ dày của bạn, hạn chế những tác hại mà vi khuẩn HP gây ra.
-
Người bệnh nên xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh làm việc quá sức, thức quá khuya nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
-
Trong quá trình điều trị những bệnh lí mà vi khuẩn HP gây ra, người bệnh cũng chú ý không nên sử dụng các thuốc uống dạng sủi bọt, vitamin C, acid folic hay các thuốc giảm đau…
Để hạn chế được những tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày, mọi người cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe bản thân. Luôn chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, thường xuyên thăm khám để nắm bắt tình hình sức khỏe. Không nên chủ quan để bệnh diễn biến nặng nề mới thăm khám, điều này sẽ cản trở rất nhiều đến việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguồn: https://vhea.org.vn/
- 30/03/2015 16:20 - Đau thượng vị về đêm triệu chứng không nên coi thư…
- 30/03/2015 16:19 - Bệnh viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là g…
- 30/03/2015 16:19 - 10 Triệu chứng trào ngược dạ dày dễ nhận biết
- 30/03/2015 16:18 - Mắc bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng ăn các thực p…
- 30/03/2015 16:15 - Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trong ăn uống và…
- 30/03/2015 16:14 - Những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần trán…
- 30/03/2015 16:12 - Đau dạ dày có nên uống nước cam?
- 02/03/2015 14:17 - 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi đơn giản, hiệu qu…
- 02/03/2015 14:17 - Đau mỏi khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân & cách t…
- 02/03/2015 14:16 - Đau khớp ngón tay - Nguyên nhân, dấu hiệu & cách đ…