• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

Bệnh trĩ ngoại có chữa được không hay phải phẫu thuật?

  • PDF.

 

Chào chuyên mục! Tôi tên Nguyễn Đình Trọng, năm nay 45 tuổi. Xin cho tôi hỏi mắc bệnh trĩ ngoại có chữa được không hay phải thực hiện phẫu thuật mới khỏi được ? Tôi bị bệnh trĩ ngoại độ 2 thì chữa như thế nào cho hiệu quả ? Hiện giờ tôi đang uống thuốc do bác sĩ ở bệnh viện kê đã hơn tuần nay rồi nhưng vẫn chưa thấy bệnh có tiến triển mấy. Rất mong nhận được sự tư vấn từ chuyên mục!

Tôi xin cảm ơn!

Bệnh trĩ ngoại có chữa được không

 

Mắc bệnh trĩ ngoại có chữa được không?

Anh Trọng thân mến! Chắc hẳn anh đang cảm thấy rất bất tiện trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày do sự xuất hiện của búi trĩ ở bên ngoài hậu môn đúng không ạ. Như anh cũng biết ban đầu các búi trĩ thường chỉ có kích thước rất nhỏ nhưng do không được điều trị ngay nên chúng sẽ ngày càng sưng to hơn và tiết dịch gây đau đớn, ngứa ngáy và nhiễm trùng hậu môn.

 

Về vấn đề anh đang thắc mắc “Bệnh trĩ ngoại có chữa được không?” thì anh có thể yên tâm là căn bệnh này hoàn toàn có thể được chữa trị khỏi bằng nhiều biện pháp khác nhau. Việc sớm phát hiện ra bệnh và có những biện pháp can thiệp ngay sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả trong thời gian nhanh hơn, bệnh nhân cũng không phải tốn kém quá nhiều chi phí cho việc trị bệnh.

Bệnh trĩ ngoại có nhất thiết phải phẫu thuật?

Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ ngoại đều nghĩ rằng cần phải phẫu thuật mới có thể khỏi bệnh. Thậm chí có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tuy chỉ mới bị trĩ nhẹ nhưng vẫn tự yêu cầu bác sĩ cho được phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng, mặc dù phẫu thuật có thể giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi bệnh trĩ ngoại nhất nhưng đây không phải là phương pháp tối ưu bởi những tác động từ dao kéo có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của hậu môn trực tràng và có thể để lại sẹo. Thêm vào đó sau phẫu thuật nếu người bệnh vẫn giữ thói quen ăn uống và lề lối sinh hoạt thiếu khoa học thì bệnh trĩ ngoại vẫn có thể tái phát trở lại. Do vậy phương pháp ngoại khoa này chỉ được cất nhắc sau cùng khi tất cả những phương pháp khác không đạt được hiệu quả.

Tùy theo từng giai đoạn, mức độ nặng nhẹ của của bệnh trĩ ngoại mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Căn bệnh này được chia làm 4 giai đoạn với những đặc điểm và cách chữa trị như sau:

Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại

Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại

 

– Bệnh trĩ ngoại giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Lúc này các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bắt đầu có sự phình giãn quá mức làm xuất hiện búi trĩ nhưng còn rất nhỏ. Lúc này cảm giác đau chưa rõ ràng nhưng người bệnh thường bị ngứa ngáy, cộm ở hậu môn và thỉnh thoảng còn bị đi ngoài ra máu.

 

Các chuyên gia gọi đây là giai đoạn vàng trong điều trị bệnh trĩ ngoại bởi lúc này nếu phát hiện và tìm cách chữa bệnh ngay thì mọi việc sẽ rất đơn giản và dễ dàng. Ở giai đoạn này bác sĩ thường cho bạn dùng thuốc trợ tĩnh mạch giúp tăng cường sức bền cho thành mạch, ngăn chặn không cho búi trĩ phát triển thêm. Ngoài ra chỉ cần kết hợp thêm các biện pháp tự nhiên như chống táo bón, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, luyện tập nhẹ nhàng, tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, khiêng vác vật nặng… Bệnh sẽ từ từ được khắc phục hoàn toàn mà không phải dùng quá nhiều thuốc.

– Bệnh trĩ ngoại giai đoạn 2:

Lúc này bệnh trĩ đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh, búi trĩ phình to hơn và gây vướng víu , đau đớn cho bệnh nhân mỗi khi đi ngoài. Có máu xuất hiện nhiều hơn trong phân và đôi khi máu bị mất khi đi ngoài nhỏ thành giọt hay bắn thành tia.

Giai đoạn 2 được xem là bước chuyển giữa bệnh trĩ ngoại nhẹ và nặng. Bệnh vẫn còn dễ chữa nhưng người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp như thuốc trợ tĩnh mạch, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau dạng kem thoa ngoài hậu môn… Các biện pháp điều trị bệnh trĩ ngoại tự nhiên như ở giai đoạn 1 vẫn cần thiết được tiến hành. Lẽ dĩ nhiên việc điều trị bệnh sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên trì, quyết tâm của người bệnh.

 

Đọc thêm: Bệnh trĩ ngoại độ 2 và cách điều trị

 

– Bệnh trĩ ngoại giai đoạn 3:

Bắt đầu từ giai đoạn 3, bệnh trĩ ngoại được xếp vào giai đoạn nặng. Lúc này búi trĩ thường xuyên ở trạng thái sưng to , số lượng máu bị mất và dịch tiết ra ở hậu môn cũng nhiều hơn.

Trong giai đoạn này các biện pháp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng tự nhiên gần như không có kết quả. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc một thời gian nếu không có kết quả thì sẽ được chỉ định các phương pháp ngoại khoa như thắt trĩ bằng dây thun, phẫu thuật cắt trĩ…

 

Đọc thêm: Trĩ ngoại độ 3 có nguy hiểm không? Có cần phẫu thuật?

 

– Bệnh trĩ ngoại giai đoạn 4: 

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất của bệnh. Trong giai đoạn 4, búi trĩ sưng to và không có dấu hiệu thu nhỏ lại được. Bệnh nhân không chỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, tâm lý và công việc hàng ngày mà còn có nguy cơ gặp rất nhiều biến chứng như áp xe hậu môn, hoại tử búi trĩ, ung thư hậu môn trực tràng… Phẫu thuật là phương án điều trị cần thiết và là sự lựa chọn duy nhất mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Như vậy trường hợp của anh Trọng, hiện giờ bệnh của anh mới ở giai đoạn 2 nên còn rất dễ chữa. Anh nên tích cực dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để mau lành bệnh. Việc điều trị bệnh trĩ ngoại không phải trong một sớm một chiều là khỏi mà cũng cần phải có thời gian và đòi hỏi sự kiên trì hợp tác tốt từ phía bệnh nhân.

Chúc anh sớm điều trị khỏi căn bệnh khó nói này!

 

>> Tìm hiểu thêm về bệnh trĩ tại https://vhea.org.vn/benh-tri-1989.html

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại: Bệnh nào nguy hiểm hơn?

  • PDF.

Hiện nay có rất nhiều người là ‘nạn nhân’ của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, điều mọi người phân vân là bị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thì cái nào nguy hiểm hơn?. Hãy cùng các chuyên gian, phân tích, tìm hiểu để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại: Cái nào nguy hiểm hơn?

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại: Cái nào nguy hiểm hơn?

 

Bạn Hoàng Đình An – Hà Nội lo lắng: “Em bị bệnh trĩ cũng khá lâu rồi. Tìm hiểu thì em có thể nhận dạng đó là triệu chứng bệnh trĩ nội. Dạo này nghe báo đài nói nhiều về căn bệnh này quá, nếu không chữa trị sớm thì sau này khó chữa khỏi hơn lại tốn kém và đau đớn nữa nên tính sang tuần đi khám thử. Liệu trĩ nội hay trĩ ngoại có khác nhau? Em bị bệnh trĩ nội thì có nguy hiểm hơn không?”

 

Đó cũng là băn khoăn của chị Trần Thị Thùy – Đà Nẵng: “Tôi phát hiện triệu chứng bệnh trĩ cách đây khoảng hơn một tháng rồi. Không biết bị bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nữa vì tôi thấy có cả biểu hiện của 2 dạng trĩ này. Nghe nhiều người nói bệnh trĩ nội nguy hiểm hơn trĩ ngoại, vì bệnh trĩ ngoại bên ngoài dễ chữa hơn có phải không? Nếu thế thật thì tôi mong mình bị bệnh trĩ ngoại. Ngại đi khám nên tôi đang tự chữa bệnh trĩ tại nhà theo thang thuốc của một ông lang nọ …”

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?

Theo Bs Hoàng Trung Hiếu – Bệnh viện Đại học Y dược: Muốn biết bệnh trĩ nộibệnh trĩ ngoại: Cái nào nguy hiểm hơn? nên hiểu rõ về 2 dạng bệnh trĩ này.

Cần biết: Trĩ nội là do các tĩnh mạch ở phía bên trên đường lược bị giãn ra quá mức, bề mặt trĩ là lớp niêm mạc ống hậu môn, không có thần kinh cảm giác nên thường không gây đau. Triệu chứng bệnh trĩ nội điển hình là đi cầu ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ và sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ ở giai đoạn nặng.

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị sớm

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị sớm

Còn bệnh trĩ ngoại là do đám rối của tĩnh mạch phía dưới đường lược giãn quá mức, ta có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Khác với trĩ nội, búi trĩ ngoại luôn nằm bên ngoài không thể đưa búi trĩ sa vào bên trong hậu môn, trĩ ngoại thường sẽ không có biểu hiện chảy máu cho đến khi bệnh chuyển nặng. Bên cạnh đó, người bệnh trĩ ngoại thường xuyên chịu đau đớn do ở đây tồn tại thần kinh cảm giác.

 

Như vậy, bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều có bản chất giống nhau là sự căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch. Để khẳng định bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn cần dựa vào mức độ bệnh, thời điểm chữa trị. Bệnh trĩ tiến triển qua 4 giai đoạn, nếu để bệnh trĩ nặng rồi mới chữa thì mức độ nguy hiểm của trĩ nội hay trĩ ngoại là như nhau, bởi có khác chăng chỉ là vị trí xuất hiện búi trĩ mà thôi.

 

Đọc thêm: Các cấp độ của bệnh trĩ và mức độ nguy hiểm

Đừng chủ quan, cần điều trị bệnh trĩ sớm

Cũng theo Bs Hiếu: Nhiều người nghĩ bệnh trĩ nội/ngoại mình mắc phải là ít nguy hiểm nên giấu bệnh, chịu đựng và tự chữa trị tại nhà. Vì thế đa số các bệnh nhân bị bệnh trĩ đến thăm khám thường ở cấp độ nặng, thường là ở cấp độ 3 – 4; hoặc búi trĩ nội và ngoại đã liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp; cũng nhiều trường hợp bệnh trĩ có biến chứng: Viêm nhiễm, tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, thậm chí là hoại tử,… Vì thế việc chữa trị thường mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí và khó phục hồi như ban đầu.

Do đó, tốt nhất là khi phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại, bệnh nhân cũng nên thăm khám sớm để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Tuân thủ theo chỉ định bác sĩ, bệnh trĩ sẽ không mất nhiều thời gian để chữa khỏi.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Bệnh viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào?

  • PDF.

Chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra.

 

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc ở trong thành dạ dày bị tổn thương gây loét. Khi mắc bệnh người bệnh thường có những triệu chứng như xuất hiện các cơn đau sau khi ăn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Việc hiểu rõ bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kê, bệnh viêm loét dạ dày ở Việt Nam chiếm đến 26% dân số và đang dẫn đầu ở trong số những căn bệnh có liên quan tới đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày được hiểu là hiện tượng lớp niêm mạc ở trong thành dạ dày tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những vết tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày hoặc tá tràng bị thủng và mô bên dưới lộ ra.

Viêm loét dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, các yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày có thể là do: Ăn uống không hợp lý, uống quá nhiều bia rượu, sử dụng thuốc không đúng cách, yếu tố thần kinh, vi khuẩn Hp. Khi mắc bệnh người bệnh thường có những triệu chứng như: Đau bụng khó chịu, đầy hơi, ợ chua, kém ăn, nôn, giảm cân.

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không

Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

→ Theo các bác sĩ, viêm loét dạ dày là căn bệnh rất nguy hiểm, khó chữa trị dứt điểm, dễ tái phát. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Hẹp môn vị: Đây được xem là một trong những biến chứng đầu tiên và khá nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày. Tình trạng hẹp môn vị là do viêm nhiễm ở dạ dày kéo theo tình trạng phù nề niêm mạc gây chít hẹp lòng tá tràng, môn vị. Khi viêm loét dạ dày gây biến chứng hẹp môn vị, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau bụng dữ dội, chảy máu, mất nước, lúc này người bệnh cần thăm khám ngay.

 

– Chảy máu dạ dày: Viêm loét dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến chảy máu dạ dày. Những lúc này người bệnh có dấu hiệu đau bụng quặn thắt, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, kèm theo đó là đau đầu, chóng mặt, da xanh xao. Xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mất máu và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

– Thủng dạ dày: Viêm loét dạ dày lâu ngày có thể gây ra thủng dạ dày rất nguy hiểm. 

 

Những vết thủng này có thể khiến các dịch dạ dày, thức ăn lọt vào khoang bụng và gây nên tình trạng nhiễm trùng, thậm chí có mủ bên trong. Khi bị thủng dạ dày người bệnh cần được cấp cứu ngay nếu không có thể dẫn đến viêm phúc mạc và gây nên hiện tượng sốc và tử vong rất nguy hiểm.

 

– Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày khi không được điều trị sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính và cuối cùng là ung thư dạ dày. Khi bị ung thư dạ dày người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng như sưng bụng bất thường sau khi ăn, chán ăn, khó nuốt, ợ nóng, giảm cân nhanh chóng, có máu trong phân. Nếu không được chữa trị sớm tỉ lệ tử vong là rất cao.

Mắc bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ, viêm loét dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí có thể gây chết người.

Đọc thêm: Biến chứng của viêm loét dạ dày nặng

Khuyến cáo cho người bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy nếu thấy những triệu chứng bất thường của cơ thể thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám và có biện pháp xử lý đúng đắn. Ngoài ra, người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý thực hiện tốt những điều sau:

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Người bệnh viêm loét dạ dày cần tuyệt đối kiêng rượu bia

+ Cần tuân thủ uống thuốc và điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

+ Luôn tạo cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi vì chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn.

+ Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, đồ chua như hành muối, giấm, dưa muối, tương ớt.

+ Kiêng rượu bia, thức uống có cồn, vì chúng sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến các vết loét nặng hơn.

+ Hạn chế đồ ăn chiên xào, rán, nướng, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn. Tốt nhất người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các thức ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, nấu canh.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Trên đây là giải đáp thắc mắc bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không và một số khuyến cáo cho người bệnh viêm loét dạ dày. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ về căn bệnh này để từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày từ chuyên gia dinh dưỡng

  • PDF.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày cần lưu ý tới các yếu tố sau: Ăn uống điều độ, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, hạn chế thực phẩm gây hại cho dạ dày, bổ sung những thực phẩm tốt có tác dụng điều trị bệnh.

 

Bệnh viêm loét dạ dày thường có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng rất quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ. Người bệnh cần thực hiện theo đúng chế độ ăn viêm dạ dày sau để hỗ trợ quá trình chữa bệnh tốt hơn.

Chế độ ăn cho người viêm dạ dày tốt nhất

Việc ăn uống đối với người mắc bệnh loét viêm dạ dày rất quan trọng, ăn uống đúng cách có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn, cụ thể người bệnh cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng sau:

1. Ăn uống điều độ, đúng cách

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng rõ ràng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa và giúp hạn chế các triệu chứng cũng như giúp quá trình điều trị bệnh tốt nhất. Ăn uống điều độ bằng cách thực hiện tốt các vấn đề sau:

Chế độ ăn cho người viêm dạ dày

Ăn uống đúng giờ, đủ lượng tốt cho người viêm dạ dày

– Ăn đúng giờ, đủ lượng: Chế độ ăn viêm loét dạ dày tốt nhất là người bệnh cần ăn đủ 3 bữa/ ngày và ăn đúng giờ cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá no hoặc quá đói vì lúc này các acid có trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

 

– Ăn chậm nhai kỹ: Đây cũng là một trong những yếu tố người bệnh viêm dạ dày cần chú ý. Điều này nhằm để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, khi chúng ta nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn, rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

 

– Ăn chín uống sôi: Ăn chín uống sôi là một trong những nguyên tắc ăn uống mà người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý. Ăn chín uống sôi sẽ giúp hạn chế các loại vi khuẩn có hại tấn công và giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

>> Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì để giảm đau

2. Kiêng thực phẩm có hại cho dạ dày

Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày đúng cách là phải chú ý kiêng những những thực phẩm có hại cho dạ dày, cụ thể như:

 

– Hạn chế thực phẩm chiên rán: Vì những thức ăn này thường gây khó khăn cho việc tiêu hóa, điều này làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa khiến bệnh viêm dạ dày thêm nặng hơn, thậm chí có thể khiến máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe.

Chế độ ăn viêm dạ dày

Chế độ ăn viêm dạ dày nên kiêng thực phẩm muối chua

 

– Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Người bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn các thực phẩm chua như cà, dưa muối, mắm, cá khô. Vì những thực phẩm này chứa nhiều muối sẽ khiến cho dạ dày hoạt động nhiều hơn trong việc xử lý thức ăn. Không những vậy, những thức ăn này còn chứa nhiều chất nitric gây ung thư nguy hiểm.

– Hạn chế đồ sống, lạnh: Chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần loại bỏ những thực phẩm lạnh, đồ ăn tươi sống. Vì những thực phẩm này có thể gây kích thích mạnh với niêm mạc đường tiêu hóa dễ gây tiêu chảy hoặc khiến triệu chứng viêm dạ dày thêm nặng nề hơn.

 

– Tránh các chất kích thích: Người bệnh viêm dạ dày cần tuyệt đối kiêng thuốc lá, rượu bia, vì những thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm và từ đó các triệu chứng bệnh nặng hơn.

Đọc thêm: Viêm loét dạ dày nặng và cách trị

3. Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày

Ngoài những thực phẩm cần tránh, thì chế độ ăn cho người viêm dạ dày đúng cách cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm giúp làm lanh vết thương, thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị, cụ thể như:

 

– Bổ sung nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa: Khi bị viêm dạ dày thường chức năng của cơ quan này sẽ bị suy yếu. Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho dạ dày. Những thực phẩm mà người bệnh viêm dạ dày nên ăn như: Tim lợn, thị nạc thăn, cá, thịt ngan, rau xanh.

Chế độ ăn viêm dạ dày

Rau xanh, thực phẩm người bệnh viêm dạ dày nên bổ sung

 

– Bổ sung thực phẩm giúp làm lành vết thương: Khi bị viêm dạ dày khả năng hấp thụ các dưỡng chất của người bệnh kém đi. Vì vậy, chế độ ăn viêm dạ dày cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm cần bổ sung như: Rau củ quả tươi có màu xanh đậm, đỏ, vàng như cải, cà rốt, bí đỏ. Chúng có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, khi ăn nên chế biến thành các món hấp, luộc, hạn chế chiên xào.

 

– Ăn các thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Nhóm thực phẩm này bao gồm đường, mật ong, bánh mỳ, bánh quy là những món ăn mà người bệnh viêm dạ dày nên ăn. Bởi vì, chúng có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày.

– Ăn các thực phẩm giúp trung hòa acid: Sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng là những thực phẩm giúp trung hòa acid dịch vị rất tốt, đặc biệt là sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại cho dạ dày. Vì vậy đây chính là một trong những lưu ý trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày bạn cần biết.

 

– Bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, đồng thời tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả, nhưng lưu ý nên hạn chế ăn các thực phẩm có vị chua cao.

 

Ngoài ra, người bệnh viêm dạ dày cũng nên chú ý cách uống nước, tốt nhất nên uống vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn.

 

Trên đây là hướng dẫn chế độ ăn cho người viêm dạ dày tốt nhất từ các chuyên gia, mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay để từ đó hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Đau thượng vị về đêm triệu chứng không nên coi thường

  • PDF.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, tỷ lệ người đau vùng thượng vị về đêm có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh chủ yếu tập trung ở người trưởng thành. Đau thượng vị về đêm khiến cho người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

 

Đây có thể do rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng này người bệnh cần phải hết sức cảnh giác.

Đau thượng vị về đêm có nguy hiểm không?

Nếu chỉ nghe nói đau vùng thượng vị về đêm thì chưa thể kết luận được chính xác bệnh gì. Tuy nhiên, với triệu chứng này có thể bạn đang mắc phải một số chứng bệnh nguy hiểm sau đây:

 

Đau dạ dày, viêm đại tràng: Vào ban đêm các hệ tiêu hóa này sẽ hoạt động chậm lại gây ra tình trạng đầy hơi, tức bụng đó chính là lý do bạn cảm thấy đau vùng thượng vị vào ban đêm.

 

– Trào ngược dịch vị dạ dày: Các vấn đề về tiêu hoá thường được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau thượng vị về đêm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày được kể đến như: Ăn quá nhiều, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo, cay, chiên, uống rượu, bia quá mức.

Đau thượng vị về đêm

Đau thượng vị về đêm có thể do đau dạ dày

 

Hội chứng ruột kích thích: Các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường dễ bị đau vùng thượng vị vào ban đêm. Bởi vì, sau khi ăn người bệnh thường xuyên có những triệu chứng của bệnh như đầy hơi, khó tiêu dẫn đến đau vùng thượng vị.

 

– Bệnh lý về túi mật: Chứng bệnh này thường có những triệu chứng cụ thể như đau vùng thượng vị về đêm kèm theo triệu chứng ói mửa, sốt cao liên tục.

 

Viêm tụy: Viêm tụy cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau thượng vị về đêm. Chứng đau thượng vị thường lan tỏa dần ra sau lưng, khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, tinh thần suy giảm nghiêm trọng.

– Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Chứng bệnh này gây ra những cơn đau bụng, đau vùng thượng vị kèm, mật: Các bệnh về gan được kể đến như viêm gan, áp xe gan, u gan hay bệnh của mật như sỏi, áp xe đường dẫn mật, túi mật cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị, đặc biệt là về đêm. Áp xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau vùng thượng vị.

 

– Bệnh Celiac: Là chứng bệnh dị ứng với gluten hay còn gọi là không dung nạp gluten. Triệu chứng của bệnh Celiac thường thấy là tiêu chảy, kèm theo phân lỏng sẫm màu, thường có mùi hôi, đau vùng thượng vị khó chịu.

 

– Nhiễm giun sán: Nhiễm giun hoặc ký sinh trùng cũng là lý do khiến bạn cảm thấy đau thượng vị vào ban đêm. Bởi vì, thời gian về đêm chính là thời gian ký sinh trùng, giun sán hoạt động mạnh nhất gây ra các cơn đau vùng thượng vị khó chịu.

 

Khi bị đau vùng thượng vị về đêm kéo dài kèm theo một số triệu chứng như: Sốt, khó thở, sút cân nhanh đột ngột, đau quặn vùng bụng, vàng da và mắt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt là nôn mửa máu, máu trong phân, đau xảy ra trong thai kỳ, đau khớp và cơ thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

 

Tìm hiểu thêm: Tại sao thường bị đau dạ dày trong đêm?

Biện pháp phòng tránh chứng đau thượng vị về đêm hiệu quả

Để hạn chế tình trạng đau vùng thượng vị về đêm quấy rầy mình. Mỗi chúng ta cần lưu ý và cần tuân thủ những điều cơ bản sau đây:

Đau thượng vị về đêm triệu chứng không nên coi thường

Hạn chế rượu bia, thuốc lá phòng ngừa đau thượng vị

+ Nên hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

+ Không nên ăn những thức ăn khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay chua, đồ ăn không đảm bảo.

+ Thực hiện lối sống khoa học, không thức khuya, ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, stress.

+ Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức để tăng sức đề kháng.

+ Có chế độ ăn uống phù hợp, chú ý ăn nhiều rau xanh hoa quả, những đồ ăn dễ tiêu hóa, uống nhiều nước.

 

Đau vùng thượng vị là triệu chứng thường hay gặp ở nhiều người, đây không chỉ là dấu hiệu của những chứng bệnh về đường tiêu hóa bình thường, mà có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số chứng bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, những lúc này bạn cần đến bệnh viện thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

You are here Tin tức