• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

11 cách chữa bệnh chàm (eczema) tại nhà hiệu quả

  • PDF.

Chúng ta có thể áp dụng cách trị bệnh chàm tại nhà đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc. Nhiều người cảm thấy bất ngờ khi các triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể sau một thời gian áp dụng.

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh eczema là một trong những căn bệnh ngoài da mà chúng ta rất dễ mắc phải do nhiều nguyên nhân. Nếu không được chữa sớm thì nguy cơ chuyển qua mãn tính là rất cao. Vậy tại sao bạn không chữa bệnh ngay từ đầu với những cách điều trị tại nhà mà chúng tôi gợi ý ngay sau đây.

chữa bệnh chàm tại nhàCách chữa bệnh chàm tại nhà không nên bỏ qua

Tại sao nên áp dụng các cách chữa bệnh chàm ngay tại nhà ?

Khi mắc bệnh chàm, bệnh nhân thường hay bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở bất kì vị trí nào trên bề mặt da. Bệnh được chia thành rất nhiều thể loại khác nhau như: chàm cấp tính, chàm bán cấp, chàm mãn tính…

Những triệu chứng bệnh có thể kéo dài trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của bệnh nhân. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp điều trị sớm là hết sức cần thiết. Việc dùng các biện pháp tại nhà được ưu tiên trong điều trị bệnh chàm do các lý do sau:

triệu chứng bệnh chàmCác triệu chứng bệnh chàm sẽ được khắc phục bởi những cách đơn giản

  • Các nguyên liệu tại nhà phần lớn là nguyên liệu tự nhiên nên có tính an toàn cao, có thể dùng trong thời gian dài mà không sợ tác dụng phụ.

  • Việc áp dụng các cách điều trị tại nhà thì thường dùng nguyên liệu có sẵn, ít tốn kém, tiết kiệm được chi phí điều trị.

Phương pháp điều trị mang lại hiệu quả lại có quá nhiều lợi ích thì quả thật chúng ta nên thử ngay khi bắt đầu phát hiện triệu chứng bệnh.

 

>>  Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm ở trẻ em và cách điều trị

11 cách trị bệnh chàm tại nhà đơn giản - dân gian áp dụng

Có rất nhiều nguyên liệu được minh chứng có khả năng chữa eczema tại nhà. Nhưng chúng tôi chỉ xin tổng hợp lại và gửi đến bạn đọc những cách đơn giản nhất như sau:

1/ Dùng lá ổi

Không chỉ dân gian mà các nhà khoa học cũng đã công nhận hiệu quả của lá ổi trong điều trị bệnh chàm. Theo đông y thì nguyên liệu này có vị đắng, tính ấm có khả năng giải độc khá hiệu quả. Còn theo các nhà khoa học thì trong lá ổi có chứa tinh dầu, axit guajavalic, limonen, vitamin K beta-sitosterol… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị các triệu chứng do bệnh chàm gây ra khá hiệu quả.

lá ổi chữa bệnh chàmTinh chất trong lá ổi có khả năng khắc phục các triệu chứng khá hiệu quả

Bạn có thể kiểm định bằng cách tiến hành điều trị theo các bước như sau:

  • Lấy một nắm lá ổi rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi lên khoảng 10 phút cho tinh chất tan ra trong nước.

  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để ngâm vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Nhớ kết hợp lấy bã lá ổi chà xát lên vùng da bị bệnh.

  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần trước khi đi ngủ.

2/ Hướng dẫn dùng lá trà xanh chữa bệnh chàm

Không chỉ là nguyên liệu có khả năng thanh nhiệt, giải độc mà lá trà xanh còn giúp điều trị các triệu chứng bệnh eczema khá hiệu quả. Trong thành phần của trà xanh có chứa hoạt chất polyphenol có khả năng kích thích oxi hóa chất béo, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời làm giảm các triệu chứng bệnh chàm khá tốt.

Muốn dùng nguyên liệu này để điều trị bệnh, bạn chỉ cần tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh là 1 ít muối hạt.

  • Lá trà xanh rửa thật sạch, vò nát rồi bỏ vào nồi nấu sôi lên. Nhớ thêm muối vào để tăng công dụng diệt khuẩn.

  • Dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm khi còn ấm, lấy bã lá chà xát để tăng thêm công dụng.

  • Áp dụng cho đến khi nước nguội hẳn thì ngừng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh eczema có lây không, làm sao phòng ngừa?

3/ Cách chữa eczema bằng cây đàn hương

Đây được xem là một trong những cách chữa bệnh tại nhà mà bạn không thể bỏ qua. Trong thành phần của cây đàn hương có chứa hoạt chất beta – santalol có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả. Hơn nữa hoạt chất này còn giảm cảm giác lo lắng mà người bệnh thường gặp phải.

chữa bệnh chàm bằng cây đàn hươngDùng cây đàn hương là cách chữa bệnh chàm hiệu quả

Bạn có thể áp dụng bằng các bước như sau:

  • Chuẩn bị: một lượng bột cây đàn hương vừa đủ và nước sôi để nguội.

  • Pha hỗn hợp bột với nước để tạo hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên vùng da mắc bệnh.

  • Để yên trong 15 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.

  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.  

4/ Cách dùng cây núc nác chữa bệnh chàm

Hiệu quả của nguyên liệu này được cả dân gian và các nhà khoa học công nhận. Theo quan niệm của y học cổ truyền thì cây núc nác có vị ngọt, tính mát có khả năng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng hiệu quả. Còn các nhà khoa học thì tìm thấy trong vỏ cây núc nác có các thành phần như: Alcaloid, Tanin, Oroxylin, Flavonoid,… có khả năng ức chế các phản ứng viêm khá hiệu quả.

chữa bệnh chàm bằng cây núc nácTận dụng cây núc nác để chữa bệnh chàm

Dân gian vẫn truyền tai nhau bài thuốc bôi từ cây núc nác như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 40g vỏ cây núc nác, 30g sài đất và 30g sâm đại hành.

  • Dùng 3 nguyên liệu nấu chung với nước cho cô đặc lại thành cao.

  • Mỗi ngày bôi một ít lên da cho đến khi lành bệnh.

5/ Cách dùng rau sam chữa eczema

Việc dùng cây rau sam để chữa bệnh cũng đã giúp khá nhiều bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này. Bạn chỉ cần tiến hành điều trị theo các bước như sau:

dùng cây sam chữa bệnh chàmKhá nhiều bệnh nhân khỏi bệnh nhờ dùng cây rau sam

  • Lấy một nắm rau sam rửa thật sạch, để ráo nước.

  • Đem rau sam đi giã nát cùng một chút muối rồi đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút.

  • Mỗi ngày áp dụng khoảng 3 lần thì các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.

6/ Đừng bỏ qua lá bàng tươi khi muốn chữa eczema tại nhà

Theo các thầy thuốc dân gian thì lá bàng có chứa nhiều chất chống oxi hóa, có khả năng sát trùng cao, chính vì vậy mà chúng ta nên tận dụng trong việc điều trị bệnh chàm. Bạn có thể tiến hành theo các bước như sau:

  • Lấy khoảng 9 đến 10 lá bàng còn non và không bị sâu rửa thật sạch.

  • Cho vào cối giã nát cùng một chút muối.

  • Vệ sinh da thật sạch rồi bôi lá bàng lên vùng da bị bệnh.

  • Áp dụng 2 lần mỗi ngày thì các triệu chứng sẽ được cải thiện.

7/ Bất ngờ khi dùng nha đam chữa eczema

Với cách này, bạn chỉ cần dùng gel nha đam bôi lên vùng da bị chàm mỗi ngày, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện theo thời gian.

Theo lý giải của các nhà khoa học thì trong tinh chất của nha đam có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, nhờ đó làm giảm các triệu chứng bệnh khá hiệu quả.

8/ Hướng dẫn dùng nghệ chữa bệnh chàm

Không chỉ có tác dụng làm đẹp mà nghệ còn được tận dụng khá nhiều trong các công thức điều trị các bệnh ngoài da. Do thành phần curcumin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị các triệu chứng bệnh trên da khá hiệu quả.

Bạn chỉ cần dùng củ nghệ tươi, rửa sạch giã nát rồi bôi lên da mỗi ngày 1 lần. Tinh chất trong nghệ sẽ từ từ thẩm thấu và phát huy công dụng điều trị bệnh.

9/ Mẹo dùng khoai tây chữa eczema

Chúng ta vẫn biết củ khoai tây có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng có lẽ ít ai biết đến khả năng điều trị bệnh chàm của nó. Trong thành phần của khoai tây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng một lượng ẩm dồi dào. Chính do vậy mà khoai tây không chỉ có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà còn duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm ngứa hiệu quả.

Chữa bệnh chàm bằng khoai tâyCách dùng khoai tây chữa eczema hiệu quả

Bạn có thể tiến hành điều trị bệnh chàm bằng khoai tây theo các bước như sau:

  • Lấy một củ khoai  tây rửa thật sạch, bỏ nguyên vỏ rồi trần qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn.

  • Vớt khoai tây ra ngoài rồi thái thành từng lát mỏng, tiếp tục bỏ vào cối giã thật mịn.

  • Vệ sinh da rồi đắp lên vùng da bị bệnh chàm, nhớ băng lại rồi để qua đêm.

  • Áp dụng vài ngày sẽ thấy có cải thiện rõ rệt.

10/ Tinh dầu cám gạo chữa bệnh chàm

Theo các nhà khoa học thì trong thành phần của dầu cám gạo có các hoạt chất tocotrienol, tocopherol, các ester của axit ferul,… có khả năng chống oxi hóa, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm cũng như các tác nhân gây hại cho da. Đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng làn da, điều trị những tổn thương do bệnh chàm gây ra.

Mỗi lần dùng dầu cám gạo, bạn có thể tiến hành như sau:

  • Vệ sinh da thật sạch rồi nhỏ vài giọt ra tay, xoa đều rồi thoa lên vùng da bị bệnh.

  • Massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thấm đều.

  • Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và vệ sinh lại vào sáng hôm sau.

11/ Dùng dầu dừa chữa bệnh chàm

Hiện nay có khá nhiều người đang dùng dầu dừa để chữa bệnh chàm và thấy có khá nhiều khả quan sau một thời gian áp dụng. Trong dầu dừa có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có nhiều vitamin có khả năng dưỡng ẩm, giúp da mềm hạn chế được tình trạng sừng hóa khi mắc bệnh chàm.

Việc dùng dầu dừa thường được tiến hành như sau:

  • Vệ sinh da thật sạch rồi bôi dầu dừa lên vùng da bị bệnh.

  • Chú ý massage nhẹ nhàng cho dầu dừa thẩm thấu vào tốt hơn.

  • Để yên trong 15 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.

  • Áp dụng từ 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

Bạn cần kiên trì áp dụng theo các cách mà chúng tôi đã hướng dẫn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn cũng như sinh hoạt khoa học thì bệnh mới nhanh chóng có biến chuyển tốt.

Hy vọng rằng với những mẹo trị bệnh chàm tại nhà mà chúng tôi chia sẻ bạn đã nắm được rõ và biết mình cần phải làm gì khi mắc bệnh. Ngay từ khi có dấu hiệu bệnh hãy áp dụng ngay một trong những cách điều trị bệnh. Bạn càng chần chừ thì cơ hội chữa lành bệnh sẽ càng ít dần đi.

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/cach-tri-benh-cham-theo-dan-gian-7651.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:01

5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa hiệu quả

  • PDF.

Ngoài các phương pháp Đông y và Tây y thì chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. 

 

Tuy gọi là phương pháp dân gian nhưng các bài thuốc này đều có cơ sở và hiệu quả. Nếu bạn đã mệt mỏi với việc bệnh viêm da cơ địa bị tái đi tái lại nhiều lần khi điều trị bằng Tây y thì còn ngại gì nữa mà không tìm về các bài thuốc dân gian, an toàn mà lại hiệu quả. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa dễ kiếm mà chắc bạn sẽ không muốn bỏ qua.

I. Dùng thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?

Ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm và môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề nên tình trạng viêm da cơ địa rất phổ biến, cả ở nam và nữ. Đặc thù của bệnh viêm da cơ địa lại rất dễ tái phát và khó điều trị một cách dứt điểm nếu người bệnh không kiên trì chữa bệnh và kèm theo một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.

Các biện pháp Tây y hiện nay thường chú trọng vào việc điều trị bên ngoài, làm thuyên giảm các triệu chứng nhưng lại quên không quan tâm đến nguồn gốc của căn bệnh dẫn đến việc cứ ngưng sử dụng thuốc thì bệnh lại tái phát. Tuy nhiên, chữa bệnh viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian thì tính an toàn cao lại đảm bảo hiệu quả vì các bài thuốc dân gian thường tìm rõ nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh để điều trị bệnh viêm da cơ địa một cách dứt điểm. Bệnh viêm da sẽ dứt nhanh hay chậm tùy theo cơ địa của từng người bệnh.

Trong vô số các bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa trong dân gian, hôm nay sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, tôi xin phép được tổng hợp 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa dễ kiếm nhất.

II. 5 bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa

Để điều trị bệnh viêm da cơ địa nhiều người từng chữa trị qua nhiều bác sĩ, bệnh viện khác nhau nhưng cũng không khỏi. Luôn nằm trong tình trạng cứ dừng thuốc thì tái lại bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống và người xung quanh. Hãy thử các cách sau:

#1. Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là lá tướng quân, lá đơn tía, cây bông trang, mặt quỷ, hồng bối hay quế hoa là loại cây phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và Malaysia, Ở nước ta thường hay mọc hoang ở vùng trung du, đồi núi, thường hay mọc xen kẽ với cây sim. Cây thường nhỏ, cao chừng 1 mét. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu đỏ tía, ngoài mép có răng cưa. Hoa mọc thành chùm, màu đỏ, mọc thành chùm ở nách lá. Quả nang ba khía. Hạt hình cầu. Cây ra hoa vào mùa hè. Nhiều gia đình thường trồng cây này trong sân nhà để trưng làm cảnh và cũng sử dụng như một vị thuốc.

Theo y học cổ truyền, lá đơn đỏ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, các tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, trừ phong, giảm đau. Có thể dùng độc vị của lá đơn đỏ để chữa trị các bệnh ung nhọt, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,… Đối với bệnh nhân viêm da cơ địa cây lá đơn đỏ có tác dụng rất tốt trong việc giảm ngứa ngoài da, kháng lại các nguyên nhân gây bệnh từ bên trong. Thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo lại lớp biểu bì bên ngoài.

Có 2 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ phổ biến là nấu nước để tắm và sắc như thuốc để uống.

  • Dùng là đơn đỏ nấu nước để tắm: Lấy khoảng 100 gram cây lá đơn đỏ, bao gồm cả phần thân và lá rửa thật sạch rồi đem nấu với nước sôi để lửa nhỏ khoảng 10 phút thì lấy ra tắm như bình thường, chú ý ngâm rửa thật kỹ những chỗ bị viêm nặng, ngứa ngáy để có hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn ngứa ngáy khó chịu ngay sau vài lần thực hiện.

  • Bài thuốc uống để chữa tận gốc viêm da cơ địa từ bên trong: tùy vào từng đối tượng mà sử dụng liều lượng cây lá đơn đỏ khác nhau. Đối với trẻ em thì sử dụng khoảng 3 đến 5 lá tươi, rửa thật sạch rồi nấu với một chén nước trắng, để sôi khoảng 5 phút, để nguội thì cho bé uống, ngày uống hai lần. Đối với người lớn thì sử dụng 7 đến 9 lá đơn đỏ, rửa sạch rồi sắc kỹ với 3 chén nước trắng, sắc đến khi còn 1 chén, để nguội, uống ngày hai lần.

Sau khoảng 1 đến 2 tháng sử dụng đều đặn, kèm với việc vệ sinh thân thể sạch sẽ, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp thì bệnh viêm da cơ địa sẽ khỏi dần.

#2. Lá khế điều trị bệnh viêm da cơ địa

Cây khế hay còn gọi là ngũ liễm, có tên khoa học là Averrhoa carambola, thuộc họ me chua.. Khế là một loại cây quen thuộc được biết đến và trồng rộng rãi ở Đông Nam Á. Khế thường có lá kép dài khoảng 5cm, hoa màu tím, quả màu vàng khi chín và xanh khi còn non thường có 5 múi.

Theo sách Đông y dân tộc, lá khế vị chát tính lạnh, tính mát, giúp giảm nhiệt, giảm ngứa vùng bị viêm da cơ địa. Lá khế là phương thuốc dân gian hiệu quả, được nhiều người sử dụng, các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng. Nhiều người chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá khế chia sẻ dấu hiệu bệnh giảm nhanh và không thấy tái phát trở lại.

Cách dùng lá khế điều trị viêm da cơ địa:

Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch, cho vào nồi, lửa vừa phải đun kỹ từ 15 đến 20 phút, sau đó để nước lá khế bớt nóng, dùng để tẩy rửa các vùng da bị viêm da cơ địa. Nếu vùng da bị viêm là cánh tay, bàn chân  hoặc tình trạng nặng lan ra toàn thân thì người bệnh có thể ngâm mình hoặc tắm bằng nước lá khế để có kết quả tốt hơn. Trong lúc tắm, hoặc chà rửa người bệnh có thể lấy lá khế chà xát nhẹ lên vùng da bị viêm để giảm ngứa, và có hiệu quả nhanh hơn.

Nên thực hiện thường xuyên biện pháp này, tuy nhiên người bệnh không nên ngâm mình quá lâu trong nước lá khế sẽ dễ dẫn đến cảm lạnh, nhiễm nước vào phổi. Người bệnh cũng không nên chà xát các vết viêm quá mạnh tay vì sẽ làm trầy xước da, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

#3. Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa

Cây vòi voi còn được gọi là cẩu trùng vĩ hay đại vĩ đạo có tên khoa học là Heliotropium indicum thuộc họ vòi voi. Cây thường mọc hoang ở khắp nơi, dân gian thường hái về phơi khô hoặc dùng tươi như một vị thuốc.

Vòi voi là cây thảo dược sống lâu năm, cao khoảng 25 đến 40 cm. Thân cây khỏe, cứng, có nhiều lông nhám, lá có hình bầu dục dài, nhăn nheo, mép lá có hình răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, không có đài hoa, hoa mọc xếp chồng lên nhau thành hai hàng kéo dài.

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì vòi voi có công dụng chủ yếu là chống viêm, giảm sưng, giảm đau, tiêu mủ giúp làm liền vết thương nhanh hơn nên cây vòi voi là một bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa được nhiều người biết đến.

Cây vòi voi được dùng để trị viêm da cơ địa theo cách sau:

Lấy khoảng 50 gram đến 70 gram lá cây vòi voi tươi đem đi rửa sạch rồi giã nhỏ, dùng để đắp lên vùng da bị viêm da cơ địa. Để yên như vậy trong khoảng 30 đến 45 phút thì bỏ ra.

Thực hiện mỗi ngày 1 đến hai lần liên tục trong 1 tuần thì các vết viêm mủ sẽ khô lại, da non sẽ được kéo lại. Sau một tuần thì dãn số lần đắp ra, cách 1 ngày đắp một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, không còn thấy viêm mủ hay ngứa nữa thì dứt hẵn việc đắp cây vòi voi trị viêm da cơ địa.

Lưu ý: Ngoài việc đắp nước cốt cây vòi voi thì vẫn có thể nấu nước cây vòi voi để dùng uống như thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của Viện y học dân tộc, đã phát hiện ra một số cây thuộc họ vòi voi có độc tính gây hại cho gan và hủy hoại tổ chức gan, có thể gây đau bụng, xuất huyết nội. Cho nên khuyến cáo không nên lạm dụng uống nước cây vòi voi để chữa viêm da cơ địa.

#4. Lá trầu không chữa viêm da cơ địa

Trầu không hay gọi tắc là trầu là một cây gia vị hay cây thuốc quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là một loại dây leo và sống lâu năm, lá có hình trái tim với mặt bóng có hoa văn đuôi sóc màu trắng. Loại cây này có nguồn  gốc từ Đông Nam Á, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia,…

Vào năm 1956 theo nghiên cứu của Bộ môn ký sinh  trường đại học y dược Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các chất gây nhiễm trùng, vi khuẩn tụ cầu.

Đến năm 1961, tại phòng Đông y thực nghiệm của viện vi trùng học đã có nghiên cứu và kết luận tinh dầu trong lá trầu không có thể giảm cảm giác ngứa rát và làm lành vết thương của các bệnh ngoài da, mẩn đỏ, viêm da cơ địa.

Lá trầu không được dân gian sử dụng để điều trị viêm da cơ địa an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân. Cách thực hiện và tìm nguyên liệu cũng không quá khó khăn.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không đơn giản theo 2 cách như sau:

  • Nấu nước tắm bằng lá trầu không: Chỉ cần lấy 3 – 4 lá trầu không tươi hoặc phơi khô đều được, rửa sạch, sau đó cho vào nồi để nấu nước tắm. Có thể áp dụng hàng ngày để nhận thấy sự khác biệt trong việc điều trị viêm da cơ địa.

  • Chà xát lá trầu không: lấy 3 đến 4 lá trầu không, rửa sạch, ngâm trong nước muối 5 phút. Sau khi vệ sinh sa sạch sẽ, lấy lá trầu không đã rửa sạch, ngâm muối, vò nát và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Nếu bạn không muốn chà xát, bạn có thể giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh đều được và có công hiệu như nhau. Để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch, mỗi ngày làm 2 lần.

Lưu ý: Không nên đun lá trầu không quá đặc, không cho muối vào, không tắm nước quá nóng vì nước nóng dễ làm khô rát da, sưng tấy.

#5.Cây ngải dại

Cây ngải dại có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thoạt nhìn bên ngoài rất giống cây ngải cứu, nhưng khi quan sát kỹ thì cây ngải dại có màu xanh lục nhạt, mặt dưới thân và lá ít lông và có màu xám nhạt, trong khi đó lá cây ngải  cứu thường có màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Cây ngải dại xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái,…

Theo sách Những vị thuốc quanh nhà của giáo sư Trần Thành Nam cho biết: Ngải dại có vị đắng, mùi rất thơm, tính ấm được dùng nhiều để giảm đau nhức, cầm máu, sát trùng, sát khuẩn, trị ghẻ lở, viêm da, di ứng, và còn có công dụng đuổi côn trùng do có thành phần tinh dầu cao.

Đối với bệnh viêm da cơ địa, người bệnh có thể dùng cây ngải dại chữa bệnh như sau: Lấy một nắm cây ngải dại, rửa thật kỹ, sau đó cho vào nồi đun sôi với lửa vừa trong vòng 15 đến 20 phút là được. Đợi nước nguội dùng để rửa vùng da bị bệnh, nếu tình trạng viêm da cơ địa đã lan ra toàn thân, thì người bệnh có thể dùng nước lá trên như nước tắm hàng ngày.

Lưu ý: Khi thực hiện bài thuốc từ cây ngải dại để chữa viêm da cơ địa, người bệnh nên thực hiện đều đặn, bệnh sẽ khỏi trong một thời gian ngắn. Chú Sáu (người dân tỉnh Điện Biên) chia sẻ: Càng ngâm nhiều lần thì bệnh càng nhanh khỏi và không thấy triệu chứng bệnh quay trở lại. Do vậy, người bệnh nên kiên trì và tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh mà bản thân mình lựa chọn và thực hiện.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả

Lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa

  • Hạn chế cào, gãi làm xước da.

  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các dưỡng chất phù hợp, tránh dùng sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh, dễ kích ứng da làm bệnh nặng hơn.

  • Bảo vệ da dưới những tác nhân gây hại bên ngoài, môi trường khói bụi.

  • Không hút thuốc lá và chủ động tránh xa người hút thuốc lá hoặc nơi có khói thuốc lá.

  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, cũng như hiểu biết về bệnh viêm da cơ địa bên ăn gì.

  • Chúc các bạn sức khỏe và nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này nhé.

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/chua-viem-da-co-dia-bang-cay-thuoc-nam-5035.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:00

3 cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi (tỏi ta + tỏi đen)

  • PDF.

Chắc bạn còn khá lạ lẫm với cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen vì thật sự loại tỏi này có giá thành khá mắc. Nhưng nếu áp dụng bạn sẽ thấy được mức độ điều trị hiệu quả mà nó có thể mang lại.

Tỏi ta và tỏi đen có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, có thể trị khá nhiều bệnh, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Nhưng chúng ta phải biết cách mới có thể phát huy được công dụng của nó. Hướng dẫn cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi dưới đây là thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn trong bài viết hôm nay.

Tỏi đen chữa viêm da cơ địaDùng tỏi đen chưa viêm da cơ địa  

Cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi có thật sự hiệu quả

Chúng ta có thể mắc bệnh viêm da cơ địa do rất nhiều nguyên nhân: di truyền, thời tiết, sử dụng thuốc… Thông thường khi mắc bệnh này hay có các triệu chứng: khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa… gây ra nhiều cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp chữa trị là hết sức cần thiết.

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đenViêm da cơ địa sẽ hết nhờ tỏi đen?

Chúng ta vẫn hay dùng tỏi thường nên khá nhiều người lạ tai khi nhắc đến tỏi đen. Vì thực chất 2 loại tỏi này rất khác nhau. Tỏi đen chỉ trồng được ở một vài vùng nhất định nên có giá thành mắc hơn rất nhiều nhưng lại có nhiều giá trị vượt trội hơn. Theo nhiều nhà khoa học thì tỏi đen có thể điều trị được rối loạn tiêu hóa, điều chỉnh được lượng đường trong máu. Theo nhiều chuyên gia thì tỏi đen là một trong những nguyên liệu chữa viêm da cơ địa khá hiệu quả. Trong tỏi đen có chứa nhiều hoạt chất Allicin có khả năng chống lại các siêu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời tiêu diệt hàng loạt các vi khuẩn. Nhờ đó khi dùng tỏi đen sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa rõ rệt.

So với các phương pháp khác thì việc dùng tỏi đen có nhiều lợi ích hơn. Không chỉ có hiệu quả được dân gian và khoa học chứng minh mà còn mang tính an toàn cao. Vì tỏi đen là nguyên liệu tự nhiên nên hạn chế được khá nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh.

Hướng dẫn 3 cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi nhanh khỏi

Những ai đã và đang mắc bệnh viêm da cơ địa mới thấm thía được nỗi khổ sở khi mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy việc điều trị bệnh dù mắc tiền hay tốn nhiều thời gian đến mấy thì nhiều bệnh nhân vẫn cố gắng đầu tư.

# Cách 1: Ăn tỏi đen

Việc ăn trực tiếp sẽ giúp tận dụng tối đa được tinh chất có trong tỏi đen, nhờ đó mà giúp tinh chất tác động lên các tổn thương của người bị viêm da cơ địa. Đây cũng là cách điều trị từ bên trong, giúp nâng cao sức đề kháng, cũng như tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan. Do vậy mà việc điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bạn có thể tiến hành chữa bệnh bằng tỏi đen theo các bước như sau:

Ăn tỏi đen chữa viêm da cơ địaDùng tỏi đen để ăn

  • Chọn củ tỏi to và đẹp rồi bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài đi.

  • Bỏ vào thay nhựa rồi rứa bia lên theo tỉ lệ 1 kg tỏi thì 1 lon bia.

  • Ngâm trong khoảng 30 phút rồi để hỗn hợp trong giấy bạc bọc kín lại.

  • Bỏ vào lò vi sóng, ngâm cho nóng lển rồi dùng để ăn.

  • Trung bình mỗi ngày nên ăn từ 3-4 tép, không nên ăn nhiều vì không tốt cho sức khỏe.

# Cách 2: Dùng rượu tỏi đen bôi lên da

Ngoài việc dùng tỏi đen trực tiếp thì chúng ta cũng có thể dùng rượu tỏi đen bôi lên da cũng có hiệu quả khá tốt. Tinh chất của tỏi sẽ thấm trực tiếp qua da, phát huy khả năng điều trị viêm da cơ địa.

chữa viêm da cơ địa nhờ tỏi đenDùng tỏi đen chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Việc làm được rượu tỏi đen cũng là cả một quá trình, vì chúng ta cần phải đảm bảo được đủ nồng độ thì mới phát huy được công dụng điều trị bệnh. Bạn có thể tiến hành ngâm rượu theo những gì mà chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.

  • Chuẩn bị: 200g  tỏi đen và khoảng 1 lít rượu trắng

  • Bóc tỏi đen chỉ để lại phần thịt bên trong.

  • Cho tỏi đen vào bình rồi đổ rượu vào ngập bình

  • Đậy thật chặt rồi ngâm trong khoảng 4 đến 1 tuần cho tinh chất của tỏi ra ra trong rượu. Nhớ là khoảng từ 2-3 ngày thì nên lắc đều để tinh chất ngấm đều hơn.

Đã có sẵn rượu tỏi đen thì bạn có thể bảo quản để dùng dần. Khi chữa viêm da cơ địa, bạn chỉ cần vệ sinh da thật sạch rồi bôi rượu tỏi lên da. Đều đặn hàng ngày thì các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ giảm rõ rệt.

# Cách 3: Rượu tỏi chữa viêm da cơ địa

Chữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏiChữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏi

Chuẩn bị: 200-300g tỏi, 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện: Bóc bỏ phần vỏ tỏi và rửa thật sạch, để ráo nước. Cho tỏi và rượu vào bình thủy tinh đậy nắp kín ngâm trong 1 tuần. Sau đó, dùng rượu tỏi thoa đều lên vùng da bị bệnh và để như vậy trong 20 phút. Hoặc có thể bôi trước khi ngủ và để qua đêm. Rượu tỏi có thể giúp xoa dịu cảm giác ngứa da do viêm da cơ địa, sát khuẩn, chống viêm.

Lưu ý: Khi mới bôi rượu tỏi có thể cảm thấy đau rát do hoạt chất trong tỏi và rượu gây ra. Lắc đều trước khi sử dụng và đậy nắp kín sau khi sử dụng.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm da cơ địa

  • Phải thật sự kiên trì thì mới thấy được hiệu quả điều trị bệnh.

  • Vệ sinh da thường xuyên để tránh sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra cũng nên dưỡng ẩm hàng ngày để tránh khô da và giảm ngứa.

  • Chú ý hơn trong chế độ ăn để có thể hỗ trợ tối đa quá trình điều trị bệnh. Cụ thể là nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế đồ cay nóng, dễ dị ứng, rượu bia và các chất kích thích.

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tiến hành các bước điều trị bằng nguyên liệu này ngay tại nhà. Nhưng nếu áp dụng một thời gian mà không thấy tiến triển thì nên gặp bác sĩ để áp dụng các biện pháp hữu hiệu hơn.

Nguồn:https://vimed.org/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:00

4 cách trị mề đay bằng muối giúp giảm nhanh khó chịu

  • PDF.

Nếu bạn đã từng thử áp dụng cách trị mề đay bằng muối thì chắc hẳn đã biết được hiệu quả của cách dùng nguyên liệu này. Nhưng quan trọng là nó có điều trị dứt điểm và chúng ta đã thật sự áp dụng đúng cách chưa?

 

Câu hỏi của bạn đọc: “Chuyên gia ơi cho em hỏi là có nên dùng cách chữa mề đay bằng muối không ạ. Em hay bị nổi mề đay mà mỗi lần dùng nước muối thì thấy đỡ hẳn. Chuyên gia tư vấn giúp em với ạ.” (Thùy Mai – Kon Tum)

dùng muối chữa bệnh mề đayLiệu có nên dùng muối để chữa bệnh mề đay?

Điều mà bạn Thùy Mai muốn hỏi có liên quan tới cách trị mề đay bằng muối mà nhiều bạn gửi câu hỏi cho chúng tôi trong thời gian gần đây. Xin gửi đến bạn những thông tin giải đáp như sau:

Công dụng của muối trong điều trị nổi mề đay

Có lẽ những biểu hiện của bệnh mề đay không còn quá xa lạ với chúng ta. Việc tiếp xúc với hóa chất, dùng thực phẩm lạ, thay đổi thời tiết… đều có thể khiến cho bệnh mề đay xuất hiện bất cứ lúc nào. Tuy không nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như tâm lý người bệnh. Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp bệnh mề đay chuyển qua giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Bích (Bệnh viện Da  Liễu Trung Ương): “Nhiều người chủ quan khi có các biểu hiện của bệnh mề đay. Nhưng chỉ có ít trường hợp bệnh có thể tự khỏi còn phần lớn là do điều trị và áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học. Trong khi đó, nếu phát hiện bệnh sớm thì chỉ cần dùng các biện pháp dân gian là có thể khỏi bệnh.”

muối chữa bệnh mề đayMuối giúp ức chế các triệu chứng bệnh mề đay khá hiệu quả

Bác sĩ Bích cũng chỉ ta tác dụng của việc dùng muối để điều trị bệnh mề đay. Cụ thể do muối có tính kháng khuẩn, chống viêm nên điều trị khá tốt các triệu chứng bệnh. Đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, không làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

4 cách chữa trị mề đay bằng muối hữu dụng

Muối có công dụng tốt nhưng quan trọng là chúng ta tận dụng hiệu quả của nó như thế nào. Bạn nên tiến hành theo những gì mà chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.

1. Sử dụng nước muối chữa bệnh mề đay

Đây có lẽ là cách dùng muối chữa mề đay đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng. Chúng ta chỉ cần dùng muối pha loãng với nước ấm rồi dùng để tắm hàng ngày. Những triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi trong thời gian ngắn.

pha nước muối chữa mề đayDùng nước muối để tắm chữa bệnh mề đay

2. Kết hợp muối và mướp đắng để chữa mề đay

Ngoài ra việc kết hợp muối với mướp đắng cũng có thể làm ức chế các triệu chứng của bệnh mề đay khá hiệu quả. Trong thành phần của mướp đắng có các tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị những tổn thương do bệnh mề đay gây ra. Việc kết hợp với muối sẽ càng gia tăng công dụng trong điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cách trị nổi mề đay bằng lá hẹ

chữa mề đay bằng muốiKết hợp muối và mướp đắng chữa bệnh mề đay

Việc kết hợp 2 nguyên liệu này được tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: một nắm lá mướp đắng cùng 1 thìa muối hạt

  • Lấy lá mướp đắng rửa thật sạch rồi đem vào giã nhuyễn cùng với muối.

  • Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị mắc bệnh.

  • Dùng trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.

  • Áp dụng khoảng 2 lần trong ngày cho đến khi lành bệnh.

3. Chườm muối nóng giảm mề đay mẩn ngứa

Với những trường hợp mề đay do nhiễm lạnh hoặc do thức ăn có tính hàn, bạn có thể áp dụng cách chườm muối nóng lên da để tiêu sẩn đỏ, giảm ngứa và khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Rang nóng khoảng 100g muối

  • Sau đó cho vào túi vải và đợi muối nguội bớt

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị và chườm túi muối ấm lên da

Dùng muối rang nóng trị mề đay có thể giảm ngứa và tiêu sẩn nhanh. Tuy nhiên bạn nên tránh áp dụng cách chữa này lên những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ và bụng.

4. Giã đắp muối và lá ngải cứu

Giã đắp muối và lá ngải cứu là một trong những mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam được nhiều người bệnh áp dụng. Ngoài tác dụng của muối, lá ngải cứu cũng có nhiều công dụng hữu ích đối với làn da nói chung và bệnh mề đay mẩn ngứa nói riêng.

Theo nghiên cứu hiện đại, tinh dầu trong lá ngải cứu có tác dụng giảm mẩn ngứa, tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng nhẹ. Do đó kết hợp thảo dược này và muối có thể làm giảm tổn thương da và các triệu chứng cơ năng của bệnh mề đay.

Giã đắp muối với lá ngải cứu giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu tươi

  • Sau đó cho vào chảo rang nóng cùng với 50g muối

  • Cho tất cả vào túi vải thô và để nguội bớt

  • Chườm lên lòng bàn tay, bàn chân,… để giảm ngứa

Tương tự như biện pháp chườm muối nóng, mẹo chữa này có khả năng kích ứng cao nên cần tránh áp

Dùng muối chữa mề đay cần chú ý vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng với lượng vừa đủ vì muối quá nhiều có thể làm cho da bị khô, dễ bị kích ứng. Cách tốt nhất là nên mua nước muối sinh lý có nồng độ sẵn để sử dụng.

  • Khi ngứa thì không được gãi có thể làm da bị trầy xước và dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên để duy trì lớp bảo vệ tự nhiên, hạn chế kích ứng và giảm ngứa hiệu quả.

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học với các loại thực phẩm có lợi cho việc điều trị: dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế các thực phẩm làm da dễ bị kích ứng: sữa, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn… (xem thêm: Người bị nổi mề đay cần kiêng gì?)

  • Tập thể thao để tinh thần luôn được thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ nhanh chóng có được kết quả hơn.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ về cách trị mề đay bằng muối sẽ giúp bạn có thêm một hướng đi khi có biểu hiện của bệnh mề đay. Nhưng khi sử dụng cần phải hết sức thận trọng. Và nếu áp dụng vài lần mà không có tiến triển hoặc bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa bệnh hiệu quả hơn

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:59

Cách trị mề đay bằng lá khế đơn giản - hiệu quả

  • PDF.

Dùng là khế ngọt chữa mề đay là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Đây là một trong những bài thuốc dân gian chữa mề đay hiệu quả nhất mà nhiều người tin dùng. Đã có nhiều người áp dụng bài thuốc này và đã thành công.

 

Chúng ta hãy cùng nghe những người đã từng sử dụng lá khế ngọt trị mề đay chia sẻ kinh nghiệm và cách thực hiện như sau:

Công dụng của lá khế

Một số công dụng của lá khế chữa mề đay như sau:

  • Theo đông y lá khế ngọt có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, làm giảm mệt mỏi, chữa các chứng dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay rất tốt.

  • Một khi gan có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn cho quá trình thải khí độc, mà khi mắc bệnh mề đay lại sinh ra nhiều độc tố, 2 nguyên nhân này tác động vào nhau khiến miễn dịch, đề kháng suy yếu. Lúc này, khí độc sẽ tích tụ dưới da sinh ra mụn nhọt, ngứa ngáy. Trong khi đó, lá khế ngọt lại có vị chát tính lạnh, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, làm cho quá trình bài tiết các độc tố, bã nhờn tốt hơn.

  • Theo tây y trong lá khế ngọt có chứa các chất kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ngứa da, dị ứng. Bên cạnh đó, lá khế ngọt còn giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, chữa mề đay cực tốt.

Cách dùng lá khế ngọt chữa nổi mề đay

Dưới đây là 3 cách chữa mề đay bằng lá khế ngọt hiệu quả nhất. Các bạn cùng theo dõi và đừng bỏ sót những bài thuốc hay này nhé.

#1. Lá khế ngọt sao nóng- chữa mề đay hữu hiệu

Một trong những cách dùng lá khế ngọt chữa mề đay thường được dân gian mách sử dụng nhất chính là sao nóng lá khế.

Sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức nhưng đem lại cho bạn một bài thuốc thật sự có giá trị.

Sao vàng lá khế ngọt giúp chiết ra được những dưỡng chất và dễ hấp thụ hơn, hiệu quả chữa bệnh cũng được gia tăng.

Chuẩn bị: Một nắm lá khế ngọt tươi

♦ Cách thực hiện: 

  • Ngâm lá khế ngọt khoảng 5 phút trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch

  • Để lá khế ngọt thật ráo nước hoặc phơi dưới nắng để lá nhanh khô hơn.

  • Đem lá khế ngọt đi sao nóng, đảo cho đều tay, đến khi tất cả các lá đều co rúm lại thì tắt bếp.

  • Đợi lá khế nguội bớt nhưng vẫn còn giữ được độ nóng thì chà lên lên vùng da bị mề đay.

Thực hiện nhiều lần trong ngày/ tuần để các vùng mề đay nhanh chóng lặn đi.

Lưu ý: Không dùng lá khế khi còn quá nóng để đắp lên da sẽ khiến da bị bỏng, tăng tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Trong khi chà lá khế cũng cần nhẹ tay, mạnh tay quá cũng khiến da dễ bị bong tróc, tổn thương.

#2. Lá khế ngọt đun nước tắm – mề đay “bay” đi mất

Bài thuốc này dành cho những ai không có quá nhiều thời gian vì cách thực hiện rất đơn giản, không tốn thời gian là bao nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nước tắm là khế ngọt và muối sẽ tiêu diệt những vi khuẩn, làm quá trình tiêu diệt mề đay diễn ra nhanh hơn

Hãy lưu ý cách thực hiện như sau:

♦ Chuẩn bị:

  • 200g lá khế ngọt tươi

  • 1/2 thìa cà phê

♦ Cách thực hiện: 

  • Ngâm lá khế ngọt khoảng 5 phút trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch

  • Đem lá khế ngọt nấu với nửa thìa cà phê muối và cho thêm 3 lít nước

  • Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút thì tắt bếp là được.

  • Dùng nước thuốc này để tắm.

Thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được các triệu chứng nổi mề đay tái phát.

Lưu ý: Khi sử dụng nước lá khế ngọt để tắm bạn cần để nguội rồi hãy dùng, hoặc có thể pha nước lá khế sao cho vừa đủ ấm, không quá lạnh, cũng không quá lạnh. Trong khi tắm, có thể dùng bã lá khế chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay.

#3.  Kết hợp lá khế ngọt với vỏ và rễ

Theo đông y, muốn tiêu trừ mề đay phải đi từ việc giải độc, tán nhiệt, hòa huyết, bình can. Sử dụng là khế ngọt làm kết hợp cùng vỏ và rễ của nó thanh nhiệt giải độc thì quả là một bài thuốc quý. Muốn mề đay mau chóng khỏi hẳn thì không những trị ngoài da mà còn diệt tận gốc từ bên trong bằng cách uống thuốc.

 

Kết hợp lá khế ngọt cùng vỏ và rễ của nó để có bài thuốc chữa mề đay hiệu quả nhất

Ghi chú lại ngay bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế ngọt này như sau:

Chuẩn bị: Lá khế, vỏ và rễ với lượng bằng nhau

♦ Cách thực hiện: 

  • Đem các nguyên liệu đi rửa sạch

  • Cho vào ấm đun lấy nước uống

Sử dụng nước lá khế ngọt uống nhiều lần trong ngày sẽ mang lại cho bạn hiệu quả ngoài mong đợi.

Lưu ý: Những người mang thai khi sử dụng bài thuốc này cần phải tìm hiểu kỹ và tốt nhất nên hỏi các lương y có sử dụng được không, cách dùng ra sao cho an toàn

Ngoài 3 bài thuốc trên thì người mắc bệnh mề đay cũng có thể dùng lá ngọt kết hợp với lá thanh hao, lá long não để lấy nước tắm. Hoặc có thể kết hợp với lá sả, lá ổi, lá chanh để xông. 2 bài thuốc này cũng rất hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng lá khế chữa mề đay:

Lá khế tuy an toàn, dùng được cho nhiều đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,… và phòng ngừa tái phát nhưng lá khế cũng có những nhược điểm. Đặc biệt với những người bị các bệnh về thận hoặc sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, với hàm lượng cao axit oxalic trong khế sẽ làm sỏi thận dễ tái phát.

Lá khế ngọt dễ tìm lại ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, tiêu trừ mề đay nhanh chóng, trả lại cho bạn một sức khỏe và cuộc sống tốt hơn. Chúc bạn sẽ thành công!

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:59

You are here Tin tức