• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Tin tức – sự kiện

Những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh

  • PDF.

Thói quen ăn uống cũng là một trong những yếu tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và sức khỏe của bạn mà ít ai ngờ đến. Có rất nhiều trường hợp bị đau dạ dày do thói quen ăn uống không lành mạnh, không khoa học. Do đó, dưới đây là tổng hợp các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh dạ dày bạn cần biết.

Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm loét dạ dày

 

Bệnh không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm; Do sử dụng thuốc, do quá trình xạ trị; Do chấn thương trong dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày: Do lối sống thiếu lành mạnh trong đó có thói quen ăn uống. Dưới đây là các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh.

11 thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bạn cần tránh

1. Ăn uống không đúng giờ

Ăn uống không đúng giờ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày. Công việc quá bận rộn khiến cho bạn quên ăn uống, chỉ đến khi thấy bụng sôi cồn cào thì mới nhớ đến bữa ăn. Chính những điều này khiến cho tỉ lệ mắc chứng đau dạ dày ngày càng tăng cao.

Ăn uống không đúng giờ gây hại cho dạ dày

Ăn uống không đúng giờ có thể gây hại cho dạ dày

Ăn không đúng giờ là một thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bởi vì khi axit dạ dày và enzim có trong dịch vị không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất. Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc căn bệnh đau dạ dày nguy hiểm.

 

2. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh là một thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Ăn quá nhanh không tốt cho dạ dày

Ăn quá nhanh là một thói quen không tốt cho dạ dày

Chính điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày, là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày nguy hiểm.

 

3. Ăn uống không vệ sinh

Việc ăn uống không vệ sinh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn. Nhất là vào những ngày hè nóng nực, cũng chính là lúc các vi khuẩn, vi rút sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh, thực phẩm, đồ ăn uống rất dễ bị biến chất, ôi thiu.

Ăn uống không vệ sinh dễ gây đau dạ dày

Ăn uống không vệ sinh ngoài hàng quán gây ảnh hưởng đến dạ dày

Việc ăn uống các loại thực phẩm không tươi mới sẽ khiến cho bạn dễ mắc các chứng về đường ruột, trong đó có dạ dày. Chính vì vậy, vào những ngày nắng nóng bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn các thực phẩm để tránh mắc phải những chứng bệnh nguy hiểm này.

 

4. Ăn quá nhiều vào buổi tối

Ăn quá nhiều vào buổi tối cũng là một trong những yếu tố gây hại cho dạ dày của bạn. Công việc quá bận rộn, mệt mỏi khiến bạn quên ăn vào các buổi sáng, buổi trưa. Để rồi đến tối bạn lại ăn thật nhiều trước khi đi ngủ, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu.

Ăn quá nhiều vào buổi tối không tốt cho dạ dày

Ăn quá nhiều vào ban đêm sẽ không tốt cho dạ dày

Ăn quá no vào buổi tối là một thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bởi vì việc ăn tối quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ không chỉ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải. Điều này, khiến cho dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần sẽ dẫn đến các căn bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

 

5. Ăn quá no hoặc quá đói

Thói quen ăn quá no hoặc quá đói đều không tốt cho dạ dày, thậm chí tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho dạ dày. Khi ăn quá đói axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, nếu đói, khi ăn cần phải ăn một cách từ từ không nên ăn quá nhanh hoặc quá nhiều nếu không dạ dày của bạn lại phải làm việc quá sức, gây hại cho dạ dày.

Ăn quá no hoặc quá đói sẽ gây hại cho dạ dày

Thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ có thể gây đau dạ dày

Còn trường hợp ăn quá no lại dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Chính vì vậy, ăn quá no hoặc quá đói cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày bạn nên biết và dừng lại càng sớm càng tốt.

 

6. Ăn nhiều món ăn cay

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng quá nhiều chất cay nóng trong một thời quá dài có thể gây hại cho dạ dày. Đặc biệt là việc sử dụng ớt đỏ, nếu ớt bị nhuộm màu có thể chứa chất sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.

Ăn nhiều món ăn cay gây đau dạ dày

Ăn nhiều món ăn cay có thể gây thủng niêm mạc dạ dày

Đối với những người có hội chứng đại tràng kích thích hay viêm loét dạ dày – tá tràng, vị cay của ớt có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.

 

> >Tham khảo thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất

 

7. Ăn đồ cứng, nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều axit

Việc thường xuyên ăn các thực phẩm cứng, chứa nhiều chất xơ hoặc thực phẩm chứa nhiều axit cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày mà chúng cần tránh càng sớm càng tốt.

thực phẩm chứa nhiều axit không tốt cho dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều axit không tốt cho dạ dày

Để giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều, tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai. Vì những thực phẩm này sẽ gây cọ xát với niêm mạc dạ dày hoặc bắt dạ dày phải co bóp để nghiền nhiều gây tổn thương. Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho dạ dày, mọi người cũng không nên ăn quá nhiều các thức ăn chế biến dạng chiên, xào, nướng, trộn hay những thức ăn chứa nhiều chất xơ như măng, rau cần, những thực phẩm chứa tính axit cao, chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, sữa chua, đặc biệt là không nên ăn khi bụng đói.

 

8. Thói quen uống rượu, bia, thức uống có cồn

Theo nghiên cứu khoa học, các thức uống chứa cồn có tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, để phòng ngừa đau dạ dày bạn hãy cố gắng tránh xa hoặc sử dụng rượu bia, thức uống có cồn cực kỳ hạn chế, hoặc trước khi uống rượu bia nên ăn lót dạ để giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.

 

ĐỌC THÊM: Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

 

9. Không ăn quá nóng hoặc lạnh

Ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày cần tránh. Nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể kích thích dạ dày tiết axit hoặc gây tổn thương dạ dày.

 

Ăn uống thực phẩm lạnh không tốt cho dạ dày

Uống quá nhiều đá lạnh có thể gây đau dạ dày

Trường hợp ăn quá nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, còn ăn quá lạnh làm cho nhiệt độ trong dạ dày giảm xuống, các mạch máu trong dạ dày co lại làm giảm co bóp cũng như tiết men để tiêu hóa thức ăn. Tốt nhất, nên ăn những thức ăn có nhiệt độ khoảng 40-45 độ.

 

Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì?

 

10. Vừa ăn vừa uống nước

Thông thường, chúng ta có thói quen vừa ăn vừa uống nước, điều này giúp cho bạn cảm thấy dễ ăn hơn. Nhưng đây lại là một trong những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày chúng ta cần tránh. Các chuyên gia cho rằng, đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Bởi vì, khi cùng lúc có nhiều thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày thì việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ. Vì vậy, dù là nước lọc hay nước trái cây cũng đều gây hại cho dạ dày.

Thói quen vừa ăn vừa uống có thể gây đau dạ dày

Thói quen vừa ăn vừa uống không hề tốt cho dạ dày

Ngoài ra, có nhiều người có thói quen chan canh cùng với cơm để dễ ăn hơn cũng là vấn đề đáng lo ngại. Thói quen này sẽ khiến bạn lười nhai và nuốt nhanh hơn. Thức ăn chưa được tiêu hóa kịp, vẫn còn ở dạng cứng nên dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát thức ăn, tình trạng này duy trì lâu dài sẽ kéo theo các cơn đau dạ dày mãn tính rất nguy hiểm.

 

11. Sử dụng điện thoại khi ăn

Ít ai ngờ rằng thói quen lướt điện thoại khi ăn cũng là một trong những yếu tố gây nguy hiểm đến dạ dày. Trong bữa ăn sử dụng điện thoại sẽ làm cho khả năng tập trung vào việc ăn uống giảm đi, bạn sẽ không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn. Đồng thời, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tiết axit và enzim để tiêu hóa thức ăn và khiến dạ dày của bạn gặp nhiều rắc rối.

 

Trên đây là tổng hợp 11 thói quen ăn uống có hại cho dạ dày mà ít ai biết đến. Chính vì vậy để góp phần phòng ngừa bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả chúng ta hãy từ bỏ những thói quen xấu gây bệnh trên đây, thay vào đó là thực hiện lối sống lành mạnh và hiện đại.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Đau dạ dày có nên uống nước cam?

  • PDF.

Không chỉ là một thức uống thơm ngon, nước cam còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, ung thư, cải thiện hệ miễn dịch nếu tiêu thụ đúng cách. Vì vậy, những lúc mệt mỏi hay bị đau ốm chúng ta hay uống nước cam. Vậy thì, đối với người bệnh đau dạ dày có nên uống nước cam? Hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học hơn, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

 

Đau dạ dày hay còn có tên gọi khác là đau bao tử, các cơn đau dạ dày xuất hiện có thể là do những vết viêm và vết loét niêm mạc dạ dày gây ra. Hoặc hiểu đơn giản hơn là khi niêm mạc dạ dày có vết loét, nếu người bệnh ăn uống không đúng cách, ăn những thực phẩm có tính kích thích mạnh sẽ khiến cho tình trạng viêm nặng hơn, từ đó khiến cho cơn đau tăng dữ dội.

Đau dạ dày có nên uống nước cam?

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng – Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho hay: Đối với người bệnh đau dạ dày có thể ăn hoặc uống nước cam. Tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, ăn vào lúc sau khi ăn tầm 30 phút đến 1 tiếng để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không nên ăn cam, uống nước cam thường xuyên, đặc biệt là khi bụng đói, bởi vì như vậy sẽ gây phản tác dụng, khiến bệnh thêm nặng hơn, đau nhiều hơn.

 

Để giải thích cho điều này, bác sĩ Vân Hồng nói thêm: Thông thường, chế độ ăn uống của người bệnh đau dạ dày rất nghiêm ngặt, một trong những điều cần lưu ý đó chính là nên kiêng hoặc hạn chế bổ sung thực phẩm làm tăng tính acid, đồ ăn có tính chua như cam, quýt, chanh. Như vậy, trong nước cam có chứa hàm lượng acid rất lớn, nếu như sử dụng cam thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ acid dịch vị dạ dày, từ đó gây kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, gây đau nặng hơn.

Khi bị đau dạ dày có thể uống nước cam

 

>> Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?

Tuy nhiên, lượng vitamin C có trong nước cam lại có khả năng bảo vệ thành mạch rất tốt và đây cũng là một chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn có thể ăn cam ngọt cũng sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn với bệnh. Ngoài việc bổ sung cam vào thực đơn ăn uống, người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách sử dụng viên nén vitamin C, loại vitamin này không gây hại đến dạ dày mà còn giúp làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, nhất là sự tấn công của vi khuẩn Hp, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.

 

Sử dụng ở mức độ vừa phải không những có tác dụng giúp bảo vệ dạ dày mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể sẽ không bị thiếu chất.

 

Một bí quyết nữa giúp bạn bổ sung vitamin C cho cơ thể mà không lo sợ ảnh hưởng tới dạ dày đó là: Nên ăn những loại rau củ quả như giá đỗ, bông cải trắng, bông cải xanh, rau dền, ớt chuông, dưa hấu, hành tây…đây đều là những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C rất lớn nhưng lại không có tính acid cao, không gây ảnh hưởng đến dạ dày, bạn có thể yên tâm sử dụng.

 

Tham khảo thêm: Thuốc trị đau dạ dày tốt nhất

Lời khuyên hữu ích cho người bệnh đau dạ dày

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng, ngoài việc nên bổ sung cam theo đúng liều lượng, đúng cách thì người bệnh đau dạ dày nên lưu ý những điều sau:

Bị bệnh đau dạ dày có nên ăn và uống nước cam

Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái phòng ngừa đau dạ dày

+ Nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày.

+ Nên ăn đúng giờ, đúng giấc, không được bỏ bữa, cũng không nên ăn quá đói hoặc quá no.

+ Tránh xa các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc.

+ Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, nếu trường hợp bắt buộc sử dụng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

+ Tránh căng thẳng, stress, thức khuya, vì những yếu tố này sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thay vào đó, nên tạo cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ, ngủ đúng giờ giấc để tốt cho sức khỏe.

Trên đây là giải đáp thắc mắc khi bị bệnh đau dạ dày có nên ăn và uống nước cam không và một số lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh đau dạ dày. Mong rằng, qua đây mọi người sẽ hiểu rõ hơn và tạo cho mình một thực đơn ăn uống, sinh hoạt khoa học, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Nguồn: http://vhea.org.vn/

 

5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi đơn giản, hiệu quả

  • PDF.

Trong trường hợp thương tổn da có mức độ nhẹ đến trung bình, bạn có thể áp dụng cách chữa tổ đỉa bằng tỏi để hỗ trợ làm tiêu mụn nước, giảm ngứa ngáy và sát trùng da. Chủ động phối hợp mẹo chữa này với các biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và dự phòng các biến chứng do bệnh tổ đỉa phát sinh.

Cách chữa tổ đỉa bằng tỏiCách chữa tổ đỉa bằng tỏi giúp tiêu mụn nước và cải thiện tình trạng ngứa ngáy

Tác dụng chữa bệnh tổ đỉa của tỏi

Tỏi là loại gia vị phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng, tỏi giúp cân bằng hương vị món ăn, giảm mùi tanh và kích thích vị giác. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn được tận dụng để chữa các chứng bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và da liễu.

Trong đó cách dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa được lưu truyền và áp dụng phổ biến trong phạm vi nhân dân. Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một thể đặc biệt của bệnh chàm, đặc trưng bởi tình trạng da nổi mụn nước sâu ở lòng bàn tay/ bàn chân kèm ngứa ngáy và nóng rát.

Các mụn nước do tổ đỉa gây ra thường có xu hướng tự tiêu biến sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên do tính chất ngứa nhiều và xảy ra ở những vị trí có tần suất tiếp xúc cao (lòng bàn tay, bàn chân) nên các mụn nước này có thể bị vỡ, gây lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Để làm tiêu mụn nước nhanh và cải thiện tình trạng ngứa, nhân dân thường sử dụng tỏi đơn lẻ hoặc có thể phối hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác.

Cách chữa tổ đỉa bằng tỏiChỉ dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa trong trường hợp bệnh có mức độ nhẹ đến trung bình

Theo một số nghiên cứu từ y học hiện đại, hoạt chất allicin trong tỏi thực sự có hiệu quả giảm viêm, sưng và cải thiện ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó dịch ép từ thảo dược này còn ức chế virus, nấm, vi khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm da.

Tổ đỉa là bệnh lành tính và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Vì vậy bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm giảm tổn thương da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu da xuất hiện mụn nước lớn và có dấu hiệu tụ mủ, sưng nóng và viêm đỏ nặng nề, cần thăm khám để được bác sĩ trích rạch mủ và chỉ định thuốc điều trị đặc hiệu.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Hướng dẫn 5 cách chữa tổ đỉa bằng tỏi giảm ngứa nhanh

Để giảm các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra, bạn có thể áp dụng một số cách chữa từ tỏi sau:

1. Chữa tổ đỉa bằng dịch ép tỏi

Dịch ép từ tỏi không chỉ có tác dụng giảm ngứa ngáy và tiêu mụn nước mà còn giúp ức chế virus, vi khuẩn và một số loại nấm men thường gây nhiễm trùng da. Vì vậy bạn có thể tận dụng dịch ép từ tỏi để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.

chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏiSử dụng dịch ép tỏi lên vùng da bị ảnh hưởng giúp giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ 1 củ tỏi, sau đó đập dập tép tỏi và ép lấy nước

  • Hòa thêm 1 thìa cà phê nước sôi để nguội

  • Làm sạch vùng da cần điều trị và thoa dịch ép lên da

  • Để trong khoảng 5 – 10 phút và rửa lại với nước sạch

2. Kết hợp tỏi và mật ong

Nếu mụn nước đã tiêu biến và vùng da bị bệnh có dấu hiệu bong tróc và khô ráp, bạn có thể kết hợp tỏi với mật ong. Tỏi có tác dụng giảm ngứa, sát trùng và kháng viêm. Trong khi đó, mật ong giúp dưỡng ẩm, làm dịu vùng da tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.

Áp dụng mẹo chữa tổ đỉa từ tỏi và mật ong có thể tăng cường sức đề kháng cho da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa sẹo thâm.

chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏiMẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi và mật ong còn giúp dưỡng ẩm và giảm thâm sẹo

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ khoảng 100g tỏi và chuẩn bị 150ml mật ong

  • Cho tỏi vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào

  • Để trong khoảng 15 – 20 ngày là dùng được

  • Mỗi lần dùng 1 thìa mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng

  • Để trong 10 phút và rửa lại bằng nước ấm

3. Chữa tổ đỉa bằng cách đắp gừng và tỏi

Mẹo đắp gừng và tỏi thích hợp với trường hợp tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tập trung và chất lượng giấc ngủ. Tương tự như tỏi, gừng có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm mạnh, giúp làm tiêu mụn nước và cải thiện các triệu chứng cơ năng do bệnh tổ đỉa gây ra.

Thực hiện biện pháp đắp gừng và tỏi vào lòng bàn chân/ bàn tay trước khi đi ngủ có thể hạn chế tình trạng ngứa ngáy bùng phát vào ban đêm, từ đó tác động tích cực đến giấc ngủ và thể trạng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Giã nát ½ củ gừng và 1 – 2 tép tỏi

  • Làm sạch vùng da cần điều trị

  • Đắp trực tiếp gừng và tỏi lên da

  • Để trong khoảng 5 phút và rửa lại với nước sạch

Đắp gừng và tỏi có thể gây xót và rát da. Vì vậy bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa này khi mụn nước mới khởi phát và da không có vết thương hở.

4. Ngâm tay/ chân với nước tỏi ấm

Nếu gặp phải tình trạng xót và nóng rát khi đắp gừng và tỏi, bạn có thể thực hiện mẹo giảm ngứa bằng cách ngâm tay/ chân với nước tỏi ấm. Biện pháp này không chỉ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu mà còn hỗ trợ làm mềm da, cải thiện tình trạng thô ráp và bong tróc.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước

  • Đập 3 – 4 tép tỏi tươi và cho vào nước sôi

  • Sau đó cho thêm 1 thìa muối biển vào

  • Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm chân và tay

5. Bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng

Tỏi không chỉ là loại gia vị đơn thuần mà còn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Các thành phần trong tỏi giúp tiêu trừ gốc tự do, nâng cao thể trạng và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch.

chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏiCó thể bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và thể trạng

Theo một số nghiên cứu, cơ chế hình thành chàm tổ đỉa có liên quan đến rối loạn chức năng nội tạng, miễn dịch và thần kinh. Vì vậy tiến triển của bệnh lý này có thể được cải thiện khi thể trạng và sức đề kháng được nâng cao.

Khi bổ sung các món ăn từ tỏi vào chế độ dinh dưỡng, bạn nên phối hợp với một số thực phẩm lành mạnh như cá, thịt gà, trứng, rau xanh,… Đồng thời hạn chế kết hợp với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, thịt bò, các loại đậu và nấm.

Dùng tỏi trị tổ đỉa cần lưu ý điều gì?

Sử dụng tỏi chữa bệnh tổ đỉa là mẹo chữa tận dụng dược tính tự nhiên nhằm cải thiện thương tổn da và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên tỏi có vị cay nồng và có thể gây nóng rát, kích ứng khi dùng trên da. Vì vậy khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏiNên phối hợp mẹo chữa từ tỏi với các biện pháp điều trị khác

  • Tránh áp dụng mẹo chữa từ tỏi đối với người có làn da mỏng và nhạy cảm.

  • Chỉ dùng tỏi chữa tổ đỉa khi triệu chứng có mức độ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp da bị bội nhiễm hoặc có triệu chứng nặng nề, cần thăm khám và điều trị y tế.

  • Nên vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng trước khi áp dụng mẹo chữa từ thiên nhiên để giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng.

  • Nếu da bị ngứa ngáy dữ dội, nổi sẩn và phát ban sau khi thực hiện mẹo chữa từ tỏi, cần ngưng áp dụng để tránh tình trạng chuyển biến xấu.

  • Để rút ngắn thời gian điều trị và dự phòng biến chứng, cần áp dụng mẹo chữa này với việc sử dụng thuốc và chăm sóc khoa học.

  • Tuyệt đối không gãi và chà xát mạnh lên da. Với những mụn nước lớn, nên tìm gặp bác sĩ để được trích rạch dẫn lưu dịch và sử dụng dung dịch sát khuẩn. Tự ý thực hiện biện pháp này tại nhà có thể để lại thâm sẹo và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

  • Trong thời gian điều trị, cần hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn thực phẩm dễ dị ứng và tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích.

Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi có thể giảm nhẹ thương tổn da và các triệu chứng cơ năng của bệnh. Tuy nhiên hiệu quả của biện pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh lý. Vì vậy cần phối hợp đồng thời với các biện pháp chuyên sâu và chế độ chăm sóc khoa học nhằm kiểm soát tiến triển và biến chứng của bệnh.

Nguồn: https://vcep.vn/cach-chua-to-dia-bang-toi-223.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:05

Đau mỏi khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân & cách trị

  • PDF.

Không chỉ những người cao tuổi, bệnh viêm khớp gối đang dần tấn công vào những người trẻ tuổi. Những hệ lụy mà căn bệnh gây ra khiến các bạn trẻ không khỏi hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Để biết rõ vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi ở bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở những người trẻ tuổi

Khớp gối là một trong những bộ phận trên cơ thể con người, thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị tổn thương. Ở người lớn tuổi, đau khớp gối xảy ra khi lớp sụn bị thoái hóa. Điều này khiến cho phần đầu gối đau nhức, gây khó khăn trong việc đi lại, di chuyển. Riêng với những người trẻ tuổi, triệu chứng đau khớp gối xuất hiện do nhiều tác động khác nhau, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

1 – Đau nhức gối do chấn thương

Hầu hết những người trẻ tuổi thường xuyên vận động và hoạt động khớp gối nhiều sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm đau khớp gối. Khớp gối là bộ phận rất nhạy cảm với các chấn thương. Chỉ một chấn thương do tai nạn hoặc vận động cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, dịch khớp quanh gối, khớp gân, sụn, khiến đầu gối bị đau nhức.

Bên cạnh đó, những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót cũng rất dễ gây ra tình trạng chấn thương ở vùng khớp gối, khiến cho khớp bị đau và nhức mỏi. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể thao, hãy cẩn thận để tránh phần khớp gối bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, không nên mang vác các vật nặng, không đúng tư thế, khiến phần sụn khớp phải chịu một lực quá nặng, gây tổn thương khớp gối.

2 – Viêm vùng khớp gối

  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Bao hoạt dịch là bộ phận sợi xơ mềm bên trong các bao khớp. Đây là bộ phận giữ chức năng tiết ra các chất dịch làm trơn và giúp nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ nhanh chóng gây ra các cơn đau nhức và làm cứng khớp gối.

  • Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè là một trong những bộ phận có chức năng quan trọng đối với hoạt động của đôi chân. Tình trạng viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển, gây ra tình trạng đau nhức khớp gối .

  • Viêm khớp gối: Nếu đau khớp gối kèm theo các triệu chứng sưng, đỏ thì có thể thấy, bạn đang có dấu hiệu của bệnh viêm khớp gối.

3 – Tổn thương tại khớp gối

  • Sụn hoặc xương bị vỡ: Các tổn thương hoặc quá trình thoái hoá khớp gối, xương sụn có thể làm một mảnh xương, sụn bị vỡ ra, tạo thành dị vật khớp khiến khớp gối bị kẹt gây đau nhức khi cử động.

  • Trật xương bánh chè: Khi xương bánh chè trật khỏi vị trí ban đầu sẽ gây ra các cơn đau nhức khớp gối, khiến người bệnh khó khăn khi hoạt động.

  • Bệnh gout: Với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường xuyên do các khối acid uric lắng đọng ở các khớp xương chèn ép dây thần kinh cảm giác, gây ra cơn đau khớp.

Cách điều trị bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi

1 – Điều trị bằng phương pháp hiện đại

# Sử dụng thuốc Tây Y

Hầu hết những loại thuốc Tây được áp dụng cho bệnh nhân bị đau khớp gối ở mức độ nhẹ và khớp gối ít bị tổn thương nghiêm trọng. Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm, có tác dụng ức chế cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Với trường hợp khớp gối bị do tình trạng viêm gây ra, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ,… Tuy các loại thuốc Tây có thể dễ dàng làm giảm cơn đau tức thì nhưng nếu người dùng lạm dụng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là dạ dày.

# Xoa bóp bấm huyệt

Đây cũng là một trong những phương pháp có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau khớp gối. Bệnh nhân bị đau khớp gối có thể thực hiện một số bài tập xoa bóp chữa đau khớp gối như sau:

+ Bài tập 1:

  • Bước 1: Tiến hành gập đầu gối.

  • Bước 2: Bạn dùng đầu ngón tay giữa ấn vào chỗ lõm phía dưới phần xương bánh chè.

  • Bước 3: Bạn vừa thở hơi ra từ từ, vừa bấm mạnh vào phần xương bánh chè trong 6 giây.

Với bài tập đơn giản này bạn nên làm 3 lần mỗi ngày ở cả hai bên đầu gối, mỗi bên ấn 10 cái.

+ Bài tập 2:

  • Day khớp gối: Bạn ngồi trên giường, đồng thời duỗi chân thẳng, hai bàn tay úp lên hai phía xương bánh chè. Sau đó, bạn day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần và day theo chiều ngược lại tiếp 20 lần.

  • Vận động khớp gối: Bạn ngồi trên giường, cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm lấy một bên khớp gối co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Sau đó, bạn nên thực hiện tiếp với chân còn lại.

2 – Điều trị bằng Y học cổ truyền

# Sử dụng thuốc Đông Y

Các nhà Đông Y cho rằng thuốc Đông Y có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm khớp gối. Với các loại thảo dược có từ tự nhiên, những bài thuốc Đông Y khá an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh đau khớp gối điều trị bằng thuốc Đông Y phải trải qua một quá trình uống thuốc lâu dài. Người bệnh sẽ phải mất rất nhiều thời gian để sắc thuốc.

Bài thuốc Đông Y điều trị bệnh viêm khớp gối:

  • Nguyên liệu: Độc hoạt, Phòng phong, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh địa, Đẳng sâm; Tang ký sinh,Quế chi, Phục linh, Tế tân; Đỗ trọng, Bạch thược , Đương quy, Tần giao; Cam thảo.

  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

  • Công dụng: Bài trừ phong thấp, chữa đau khớp, bổ can, khí huyết.

# Sử dụng các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp gối này được bào chế dựa trên sự kết hợp giữa các thảo dược tự nhiên có dược tính cao trong điều trị các vấn đề về xương khớp.

+ Cách chữa bệnh đau khớp gối bằng lá lốt

  • Công dụng: Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm với tác dụng trừ phong tán hàn, giảm đau nhức, sưng gối và các chứng tê buốt tay chân. Vì vậy, dùng lá lốt có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp gối rất tốt.

  • Cách chữa: Bạn dùng 30g lá lốt, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ cây bưởi bung và 30g rễ cây vòi voi đem rửa sạch. Sau đó sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Bạn chia ra uống 3 lần/ngày giúp bệnh nhân giảm đau đầu gối rõ rệt. Bạn cứ thực hiện liên tục như vậy trong vòng một tuần để bệnh nhanh khỏi.

+ Cách chữa viêm khớp gối từ rễ cây gối hạt

  • Công dụng: Rễ cây gối hạt có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm khớp, phong thấp, sưng đau khớp xương.

  • Cách chữa: Lấy 20g rễ gối hạc khô đem sắc nước uống hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp thêm với một số vị thuốc khác theo bài thuốc: 12g rễ gối hạc, 8g rễ cỏ xước, 12g rễ cốt khí củ, 8g hy thiêm, 4g uy linh tiên và 4g hạt cau già đem sao vàng rồi sắc uống trong ngày.

Trên đây là những thông tin cụ thể về căn bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi, cũng như cách điều trị căn bệnh này. Với những người trẻ, khi có những dấu hiệu bị đau nhức khớp chân, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn: https://ihs.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:04

Đau khớp ngón tay - Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

  • PDF.

Đau khớp ngón tay – Một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải 6 căn bệnh nguy hiểm như viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay, thiếu hụt canxi, loạn dưỡng cơ bắp, hội chứng De Quervain.

Đau khớp ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Đây là triệu chứng phổ biến ở nhiều người, với mọi độ tuổi khác nhau. Đau khớp ngón tay không chỉ khiến người bệnh đau nhức khó chịu mà còn gây khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt ngón tay,…

Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Tình trạng đau khớp ngón tay rất dễ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày và gây cho người bệnh không ít phiền toái. Ngón tay người bệnh có thể bị tê nhức, sưng tấy. Cơn đau thường  tăng nhanh khi người bệnh tiến hành thực hiện các chức năng vận động như co duỗi, gấp, cầm nắm các đồ vật,… Tuy nhiên, nếu chụp phim X-quang, hình ảnh cho thấy khớp ngón tay bình thường nhưng cũng có lúc xuất hiện hình ảnh hư biến của khớp.

Đau viêm khớp ngón tay là triệu chứng thường gặp ở những bệnh lý về xương khớp. Cơn đau khớp ngón tay cho thấy bạn đang mắc phải 6 bệnh lý nguy hiểm như sau:

1/ Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay khiến cho phần sụn khớp suy yếu dần và nứt vỡ và làm cho khớp bị thoái hóa dần.

Bệnh thoái hóa khớp gây đau khớp ngón tay

Bên cạnh đó, phần bao khớp nhanh chóng bị bong tróc, sưng viêm. Đồng thời, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai. Chính điều này đã gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc gây mất khả năng vận động khớp ở người bệnh.

Ngoài ra, một số bệnh lý thoái hóa khớp khác cũng có khả năng gây đau khớp ngón tay dữ dội như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Những người bị thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày làm cho mạch máu nuôi dưỡng các cơ bị gián đoạn. Với tình trạng khớp cổ bị thoái hóa, các khớp chi dưới cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến tình trạng đau viêm ở các khớp ngón tay.

  • Thoái hóa khớp ngón tay: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Người bị thoái hóa khớp ngón tay sẽ nhanh chóng gặp phải các triệu chứng như tay bị tê cứng, đau nhức, sưng tấy ở khớp.

 

2/ Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương ở các khớp tay. Đây là căn bệnh thấp khớp mạn tính. Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi,…

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây đau khớp ngón tay

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như đau khớp, các khớp bị sưng đỏ. Cơn đau có thể đến đột ngột và khiến cho người bệnh bị sốt nhẹ. Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các dây thần kinh ở cổ tay, cánh tay của bệnh nhân nhanh chóng bị chèn ép. Điều này gây ra những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cánh tay và bàn tay.

 

Hầu hết bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, phần khớp có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng hoặc biến dạng. Hai bàn tay trở nên run rẩy, không thể cầm nắm được các vật dụng và gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân có triệu chứng này, người bệnh nên thận trọng với bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

3/ Bệnh thiếu hụt canxi

Với những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau khớp ngón tay khá cao. Ở lứa tuổi này, lượng canxi trong cơ thể của con người bị thiếu hụt trầm trọng, khiến người bệnh đứng trước tình trạng loãng xương. Một khi xương khớp ngón tay không được chắc khỏe, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau khớp ngón tay.

Đau khớp ngón tay do bệnh thiếu hụt canxi

Khi lượng canxi trong xương bị thiếu hụt sẽ rất dễ khiến cho phần xương dưới sụn bị loang lổ. Chính điều này đã hình thành nên các gai xương, khiến cho người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay của mình bị tê, khó cử động. Nhiều trường hợp bệnh nhân có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.

 

Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa khớp cổ tay

4/ Bệnh loạn dưỡng cơ bắp

Đây là căn bệnh di truyền do các sợi cơ trong cơ thể của con người dễ bị tổn thương. Tình trạng này đã khiến cho các cơ xương của người bệnh yếu dần. Từ đó, bệnh nhân sẽ rất dễ bị đau khớp ngón tay. Khi bệnh nhân mắc bệnh loạn dưỡng cơ bắp, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc vận động.

Bệnh loạn dưỡng cơ bắp gây đau khớp ngón tay

Bệnh loạn dưỡng cơ bắp có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những người ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Theo thống kê, nữ giới chiếm 2/3 số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

5/ Hội chứng ống cổ tay

Đây là căn bệnh thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, sử dụng máy tính với những thao tác trên bàn phím và chuột liên tục trong thời gian dài. Điều này khiến bệnh nhân dễ xuất hiện những cơn đau khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khủy tay hay vai,…

Sở dĩ người bệnh bị đau nhức ở các khớp ngón tay là do dây thần kinh ở các khớp này bị tổn thương gây ra. Một khi các khớp ngón tay phải vận động liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ gây ra hiện tượng cứng khớp.

Hội chứng ống cổ tay gây đau khớp ngón tay

Ngoài những cơn đau khớp ngón tay, người bệnh còn gặp phải triệu chứng tê bì các đầu ngón tay và việc co duỗi các ngón cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm, đánh máy,… của bệnh nhân.

6/ Hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là căn bệnh do phần bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái bị sưng viêm. Đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hai gân và chi phối vận động của ngón cái.

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường sẽ rất dễ gặp phải các triệu chứng như đau khớp cổ tay, cẳng tay và cả ngón tay cái. Vì người bệnh sử dụng cổ tay để tiến hành thực hiện những động tác như cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều lần nên dễ bị đau khớp ngón tay. Đây là căn bệnh thường gặp nhất là ở những bà nội trợ.

 Hội chứng De Quervain gây đau khớp ngón tay

Một số trường hợp xương ở khớp ngón tay bị biến dạng, gây xơ cứng ngón tay. Chính điều này khiến người bệnh dần dần mất khả năng hoạt động của bàn tay.

Ngoài 6 căn bệnh điển hình được chúng tôi chia sẻ ở trên, dấu hiệu bị đau khớp ngón tay còn cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý phức tạp khác như loãng xương, bệnh đa xơ cứng, khối u,…

 

Ngoài ra, những bệnh nhân bị chấn thương bàn tay do té ngã khi vui chơi, tai nạn lao động,… cũng khiến cho phần xương ngón tay bị gãy, trật khớp hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Mặc dù tình trạng chấn thương đã lành lại, đồng thời bệnh nhân có thể cử động được các ngón tay nhưng người bệnh vẫn có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra. Điều này là do di chứng và hậu quả sau tình trạng chấn thương gây ra.

Những cách chữa đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay có thể gây ra hàng loạt các biến chứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Để sớm kiểm soát được tình trạng đau khớp ngón tay, người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp điều trị bệnh khác nhau. Dưới đây là 3 cách chữa đau khớp ngón tay phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo.

1/ Chữa đau khớp ngón tay bằng phương pháp tây y

# Điều trị nội khoa (Sử dụng thuốc Tây)

Mục đích của việc điều trị nội khoa là giảm các triệu chứng đau khớp ngón tay và cải thiện chức năng vận động khớp. Với những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị.

Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để tiến hành điều trị bệnh đau khớp ngón tay bao gồm:

Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc tây

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, tramadol

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Aspirin, ibuprofen và naproxen. Các thuốc này dùng theo đường uống hoặc dạng kem/gel bôi ngoài da. Việc sử dụng thuốc NSAIDs phải có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc Corticosteroid: Được bác sĩ chỉ đụng dùng theo đường uống hoặc có thể tiêm trực tiếp vào khớp đau để giảm viêm và giảm đau cho bệnh nhân.

# Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị bệnh ngoại khoa chỉ được áp dụng khi việc sử dụng thuốc tây không có chuyển biến tích cực. Nếu tình trạng bệnh nhân ngày càng trầm trọng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét đến các phương pháp phẫu thuật để giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động khớp. Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh vận động khớp tay và có thể sinh hoạt như bình thường được.

Phẫu thuật chữa đau khớp ngón tay

Mặc dù phương pháp phẫu thuật mang lại nhiều tích cực trong việc điều trị bệnh đau khớp ngón tay nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân.

2/ Chữa đau khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của khớp, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cải thiện tầm vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp để tăng cường khả năng chịu lực. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân khó vận động thì có thể mang nẹp hoặc niềng.

Chữa đau khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu

Ngoài tập vật lý trị liệu thì phương pháp châm cứu, bấm huyệt cũng được áp dụng với những bệnh nhân bị đau và viêm khớp mạn tính để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm khả năng viêm, sưng nơi các khớp ngón tay. Đồng thời, kích thích các khớp ngón tay nhanh chóng sinh ra chất nhầy để cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn khớp.

3/ Chữa đau khớp ngón tay bằng Đông y

Các nhà Đông y chú trọng chữa đau khớp ngón tay từ sâu bên trong, tức là tìm ra căn nguyên gây bệnh và tiến hành chữa trị. Với các loại thảo dược lành tính, các bài thuốc Đông y rất an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

Chữa đau khớp ngón tay bằng Đông y

Một trong những bài thuốc chữa đau khớp ngón tay bằng Đông y được nhiều người áp dụng:

Thành phần:

  • Thục địa, ngũ gia bì, cam thảo: Mỗi vị 12 gram

  • Xuyên khung, thiên niên kiện, trần bì: Mỗi vị 10 gram

  • Nhục quế: 8 gram

  • Rễ bưởi bung: 20 gram

  • Rễ cây xấu hổ, kê huyết đằng, rễ cỏ xước, nam tục đoạn, rễ cây gấc, củ đinh lăng, đương quy, độc lực: Mỗi vị 16 gram.

Thực hiện:

  • Đem tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm và sắc lấy nước uống.

  • Người bệnh tiến hành chia làm 3 phần và chia ra uống 3 buổi/ngày.

  • Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì để bệnh nhanh chóng khỏi.

Mặc dù thuốc Đông y có thể cải thiện được tình trạng đau khớp ngón tay và an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh của thuốc Đông y khá chậm, không phải người bệnh nào áp dụng cũng đạt được hiệu quả như mong đợi. Do đó, bệnh nhân có thể cân nhắc trước khi áp dụng.

Các bài tập luyện tốt cho người bị đau khớp ngón tay

Bên cạnh việc sử dụng các cách chữa trị bệnh trên, người bệnh đau khớp ngón tay có thể áp dụng thêm một số bài tập để hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp ngón tay. Những bài tập này có thể làm tăng được sức mạnh của cơ. Nếu người bệnh áp dụng thường xuyên sẽ giúp cơ tay vận động linh hoạt hơn.

Bệnh nhân bị đau khớp ngón tay có thể áp dụng một số bài tập như sau:

# Động tác 1: Khởi động

  • Đầu tiên, người bệnh tiến hành khởi động các khớp ngón tay.

  • Nếu ngón tay của bạn bị đau và cứng, hãy cố gắng làm ấm trước khi tập.

  • Bạn có thể chườm ấm hay cho tay vào nước ấm trong khoảng 10 phút.

  • Tiếp đến, bạn có thể xoa ít dầu ăn vào tay, mang găng cao su.

  • Đồng thời nhúng tay vào nước ấm để có cảm giác ấm sâu.

→ Tác dụng:

  • Làm thư giãn cơ tay, giúp các khớp tay thích nghi với việc vận động.

  • Khớp tay bớt cứng và giảm được tình trạng đau nhức các khớp.

Các bài tập cho người bị đau khớp ngón tay

# Động tác 2: Nắm tay

  • Người bệnh nhẹ nhàng nắm chặt các ngón tay lại.

  • Bạn có thể thực hiện từ từ, bắt đầu từ ngón út và cuối cùng là ngón cái.

  • Hãy giữ động tác này trong vòng 30-60 giây.

  • Sau đó, bạn có thể bung rộng các ngón tay cho đến khi cảm thấy các ngón tay căng ra nhưng không đau.

  • Bạn có thể thực hiện động tác này ở cả 2 bàn tay và lặp lại 4 lần.

  • Tiếp đến, bạn có thể úp bàn tay xuống bàn hoặc mặt phẳng bất kỳ một cách tự nhiên nhất (không dùng lực tác động lên các khớp ngón tay, cổ tay).

  • Động tác này bạn cũng giữ trong vòng 30-60 giây, lặp lại ít nhất 4 lần với mỗi tay.

→ Tác dụng:

  • Giúp làm tăng sức mạnh bàn tay và các ngón tay.

  • Cải thiện khả năng vận động của bàn tay, giảm đau nhức khớp ngón tay.

Để hiểu rõ hơn về các bài tập chữa viêm đau khớp ngón tay, mời bạn đọc hãy theo dõi video sau đây.

Các biện pháp phòng tránh đau khớp ngón tay

Để phòng tránh mắc bệnh đau khớp ngón tay, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây.

  • Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Một trong những thành phần rất tốt cho xương khớp là canxi. Hãy tích cực bổ sung chúng mỗi ngày để có hệ xương khớp chắc khỏe nhất.

  • Khi thực hiện các công việc hàng ngày, bạn không nên dồn lực về một vị trí như ngón tay trỏ vì rất dễ gây ra tình trạng đau nhức khớp.

Không được sử dụng chỉ một ngón tay cái gây đau khớp ngón tay

  • Bạn nên hạn chế làm việc với máy tính. Bấm máy tính quá nhiều sẽ khiến bạn đứng trước nguy cơ bị đau khớp ngón tay khá cao.

  • Một số chấn thương có thể gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Do đó, bạn cần chú ý đến vấn đề này.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.

  • Nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh ngay lập tức, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế độ ăn uống khoa học cho người bị đau khớp ngón tay

Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân trong việc điều trị bệnh. Riêng bệnh đau khớp ngón tay, người bệnh cần phải chú ý hơn một số thành phần dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Cụ thể:

Bổ sung vitamin tốt cho người đau khớp ngón tay

  • Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt, bắp cải,… Chúng sẽ rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh đau khớp ngón tay.

  • Các loại thực phẩm giàu canxi cũng hỗ trợ rất tốt cho người bệnh trong việc chữa đau khớp ngón tay. Bệnh nhân có thể uống sữa mỗi ngày để bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa axit omega 3 như cá hồi, cá thu,… Những loại thực phẩm này có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và chống viêm hiệu quả.

  • Bên cạnh đó, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm như thịt  chó, canh cua và các loại cà. Chúng không tốt cho việc chữa trị bệnh đau khớp ngón tay.

Đau khớp ngón tay luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm. Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyên rằng, để phòng tránh những bệnh lý về xương khớp, chúng ta nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho hệ xương khớp. Đồng thời thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe của cơ xương. Đây cũng là cách giúp bạn tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Nguồn: https://ihs.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:04

You are here Tin tức