• Phone: 02353.852.635
  • Hotline:02353.852.635
  • Thông tin:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Thông tin y học

3 cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi (tỏi ta + tỏi đen)

  • PDF.

Chắc bạn còn khá lạ lẫm với cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen vì thật sự loại tỏi này có giá thành khá mắc. Nhưng nếu áp dụng bạn sẽ thấy được mức độ điều trị hiệu quả mà nó có thể mang lại.

Tỏi ta và tỏi đen có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, có thể trị khá nhiều bệnh, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Nhưng chúng ta phải biết cách mới có thể phát huy được công dụng của nó. Hướng dẫn cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi dưới đây là thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn trong bài viết hôm nay.

Tỏi đen chữa viêm da cơ địaDùng tỏi đen chưa viêm da cơ địa  

Cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi có thật sự hiệu quả

Chúng ta có thể mắc bệnh viêm da cơ địa do rất nhiều nguyên nhân: di truyền, thời tiết, sử dụng thuốc… Thông thường khi mắc bệnh này hay có các triệu chứng: khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa… gây ra nhiều cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp chữa trị là hết sức cần thiết.

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đenViêm da cơ địa sẽ hết nhờ tỏi đen?

Chúng ta vẫn hay dùng tỏi thường nên khá nhiều người lạ tai khi nhắc đến tỏi đen. Vì thực chất 2 loại tỏi này rất khác nhau. Tỏi đen chỉ trồng được ở một vài vùng nhất định nên có giá thành mắc hơn rất nhiều nhưng lại có nhiều giá trị vượt trội hơn. Theo nhiều nhà khoa học thì tỏi đen có thể điều trị được rối loạn tiêu hóa, điều chỉnh được lượng đường trong máu. Theo nhiều chuyên gia thì tỏi đen là một trong những nguyên liệu chữa viêm da cơ địa khá hiệu quả. Trong tỏi đen có chứa nhiều hoạt chất Allicin có khả năng chống lại các siêu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời tiêu diệt hàng loạt các vi khuẩn. Nhờ đó khi dùng tỏi đen sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa rõ rệt.

So với các phương pháp khác thì việc dùng tỏi đen có nhiều lợi ích hơn. Không chỉ có hiệu quả được dân gian và khoa học chứng minh mà còn mang tính an toàn cao. Vì tỏi đen là nguyên liệu tự nhiên nên hạn chế được khá nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh.

Hướng dẫn 3 cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi nhanh khỏi

Những ai đã và đang mắc bệnh viêm da cơ địa mới thấm thía được nỗi khổ sở khi mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy việc điều trị bệnh dù mắc tiền hay tốn nhiều thời gian đến mấy thì nhiều bệnh nhân vẫn cố gắng đầu tư.

# Cách 1: Ăn tỏi đen

Việc ăn trực tiếp sẽ giúp tận dụng tối đa được tinh chất có trong tỏi đen, nhờ đó mà giúp tinh chất tác động lên các tổn thương của người bị viêm da cơ địa. Đây cũng là cách điều trị từ bên trong, giúp nâng cao sức đề kháng, cũng như tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan. Do vậy mà việc điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bạn có thể tiến hành chữa bệnh bằng tỏi đen theo các bước như sau:

Ăn tỏi đen chữa viêm da cơ địaDùng tỏi đen để ăn

  • Chọn củ tỏi to và đẹp rồi bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài đi.

  • Bỏ vào thay nhựa rồi rứa bia lên theo tỉ lệ 1 kg tỏi thì 1 lon bia.

  • Ngâm trong khoảng 30 phút rồi để hỗn hợp trong giấy bạc bọc kín lại.

  • Bỏ vào lò vi sóng, ngâm cho nóng lển rồi dùng để ăn.

  • Trung bình mỗi ngày nên ăn từ 3-4 tép, không nên ăn nhiều vì không tốt cho sức khỏe.

# Cách 2: Dùng rượu tỏi đen bôi lên da

Ngoài việc dùng tỏi đen trực tiếp thì chúng ta cũng có thể dùng rượu tỏi đen bôi lên da cũng có hiệu quả khá tốt. Tinh chất của tỏi sẽ thấm trực tiếp qua da, phát huy khả năng điều trị viêm da cơ địa.

chữa viêm da cơ địa nhờ tỏi đenDùng tỏi đen chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Việc làm được rượu tỏi đen cũng là cả một quá trình, vì chúng ta cần phải đảm bảo được đủ nồng độ thì mới phát huy được công dụng điều trị bệnh. Bạn có thể tiến hành ngâm rượu theo những gì mà chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.

  • Chuẩn bị: 200g  tỏi đen và khoảng 1 lít rượu trắng

  • Bóc tỏi đen chỉ để lại phần thịt bên trong.

  • Cho tỏi đen vào bình rồi đổ rượu vào ngập bình

  • Đậy thật chặt rồi ngâm trong khoảng 4 đến 1 tuần cho tinh chất của tỏi ra ra trong rượu. Nhớ là khoảng từ 2-3 ngày thì nên lắc đều để tinh chất ngấm đều hơn.

Đã có sẵn rượu tỏi đen thì bạn có thể bảo quản để dùng dần. Khi chữa viêm da cơ địa, bạn chỉ cần vệ sinh da thật sạch rồi bôi rượu tỏi lên da. Đều đặn hàng ngày thì các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ giảm rõ rệt.

# Cách 3: Rượu tỏi chữa viêm da cơ địa

Chữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏiChữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏi

Chuẩn bị: 200-300g tỏi, 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện: Bóc bỏ phần vỏ tỏi và rửa thật sạch, để ráo nước. Cho tỏi và rượu vào bình thủy tinh đậy nắp kín ngâm trong 1 tuần. Sau đó, dùng rượu tỏi thoa đều lên vùng da bị bệnh và để như vậy trong 20 phút. Hoặc có thể bôi trước khi ngủ và để qua đêm. Rượu tỏi có thể giúp xoa dịu cảm giác ngứa da do viêm da cơ địa, sát khuẩn, chống viêm.

Lưu ý: Khi mới bôi rượu tỏi có thể cảm thấy đau rát do hoạt chất trong tỏi và rượu gây ra. Lắc đều trước khi sử dụng và đậy nắp kín sau khi sử dụng.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm da cơ địa

  • Phải thật sự kiên trì thì mới thấy được hiệu quả điều trị bệnh.

  • Vệ sinh da thường xuyên để tránh sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra cũng nên dưỡng ẩm hàng ngày để tránh khô da và giảm ngứa.

  • Chú ý hơn trong chế độ ăn để có thể hỗ trợ tối đa quá trình điều trị bệnh. Cụ thể là nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế đồ cay nóng, dễ dị ứng, rượu bia và các chất kích thích.

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tiến hành các bước điều trị bằng nguyên liệu này ngay tại nhà. Nhưng nếu áp dụng một thời gian mà không thấy tiến triển thì nên gặp bác sĩ để áp dụng các biện pháp hữu hiệu hơn.

Nguồn:https://vimed.org/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 17:00

4 cách trị mề đay bằng muối giúp giảm nhanh khó chịu

  • PDF.

Nếu bạn đã từng thử áp dụng cách trị mề đay bằng muối thì chắc hẳn đã biết được hiệu quả của cách dùng nguyên liệu này. Nhưng quan trọng là nó có điều trị dứt điểm và chúng ta đã thật sự áp dụng đúng cách chưa?

 

Câu hỏi của bạn đọc: “Chuyên gia ơi cho em hỏi là có nên dùng cách chữa mề đay bằng muối không ạ. Em hay bị nổi mề đay mà mỗi lần dùng nước muối thì thấy đỡ hẳn. Chuyên gia tư vấn giúp em với ạ.” (Thùy Mai – Kon Tum)

dùng muối chữa bệnh mề đayLiệu có nên dùng muối để chữa bệnh mề đay?

Điều mà bạn Thùy Mai muốn hỏi có liên quan tới cách trị mề đay bằng muối mà nhiều bạn gửi câu hỏi cho chúng tôi trong thời gian gần đây. Xin gửi đến bạn những thông tin giải đáp như sau:

Công dụng của muối trong điều trị nổi mề đay

Có lẽ những biểu hiện của bệnh mề đay không còn quá xa lạ với chúng ta. Việc tiếp xúc với hóa chất, dùng thực phẩm lạ, thay đổi thời tiết… đều có thể khiến cho bệnh mề đay xuất hiện bất cứ lúc nào. Tuy không nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như tâm lý người bệnh. Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp bệnh mề đay chuyển qua giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Bích (Bệnh viện Da  Liễu Trung Ương): “Nhiều người chủ quan khi có các biểu hiện của bệnh mề đay. Nhưng chỉ có ít trường hợp bệnh có thể tự khỏi còn phần lớn là do điều trị và áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học. Trong khi đó, nếu phát hiện bệnh sớm thì chỉ cần dùng các biện pháp dân gian là có thể khỏi bệnh.”

muối chữa bệnh mề đayMuối giúp ức chế các triệu chứng bệnh mề đay khá hiệu quả

Bác sĩ Bích cũng chỉ ta tác dụng của việc dùng muối để điều trị bệnh mề đay. Cụ thể do muối có tính kháng khuẩn, chống viêm nên điều trị khá tốt các triệu chứng bệnh. Đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, không làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

4 cách chữa trị mề đay bằng muối hữu dụng

Muối có công dụng tốt nhưng quan trọng là chúng ta tận dụng hiệu quả của nó như thế nào. Bạn nên tiến hành theo những gì mà chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.

1. Sử dụng nước muối chữa bệnh mề đay

Đây có lẽ là cách dùng muối chữa mề đay đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng. Chúng ta chỉ cần dùng muối pha loãng với nước ấm rồi dùng để tắm hàng ngày. Những triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi trong thời gian ngắn.

pha nước muối chữa mề đayDùng nước muối để tắm chữa bệnh mề đay

2. Kết hợp muối và mướp đắng để chữa mề đay

Ngoài ra việc kết hợp muối với mướp đắng cũng có thể làm ức chế các triệu chứng của bệnh mề đay khá hiệu quả. Trong thành phần của mướp đắng có các tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị những tổn thương do bệnh mề đay gây ra. Việc kết hợp với muối sẽ càng gia tăng công dụng trong điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cách trị nổi mề đay bằng lá hẹ

chữa mề đay bằng muốiKết hợp muối và mướp đắng chữa bệnh mề đay

Việc kết hợp 2 nguyên liệu này được tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: một nắm lá mướp đắng cùng 1 thìa muối hạt

  • Lấy lá mướp đắng rửa thật sạch rồi đem vào giã nhuyễn cùng với muối.

  • Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị mắc bệnh.

  • Dùng trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.

  • Áp dụng khoảng 2 lần trong ngày cho đến khi lành bệnh.

3. Chườm muối nóng giảm mề đay mẩn ngứa

Với những trường hợp mề đay do nhiễm lạnh hoặc do thức ăn có tính hàn, bạn có thể áp dụng cách chườm muối nóng lên da để tiêu sẩn đỏ, giảm ngứa và khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Rang nóng khoảng 100g muối

  • Sau đó cho vào túi vải và đợi muối nguội bớt

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị và chườm túi muối ấm lên da

Dùng muối rang nóng trị mề đay có thể giảm ngứa và tiêu sẩn nhanh. Tuy nhiên bạn nên tránh áp dụng cách chữa này lên những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ và bụng.

4. Giã đắp muối và lá ngải cứu

Giã đắp muối và lá ngải cứu là một trong những mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam được nhiều người bệnh áp dụng. Ngoài tác dụng của muối, lá ngải cứu cũng có nhiều công dụng hữu ích đối với làn da nói chung và bệnh mề đay mẩn ngứa nói riêng.

Theo nghiên cứu hiện đại, tinh dầu trong lá ngải cứu có tác dụng giảm mẩn ngứa, tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng nhẹ. Do đó kết hợp thảo dược này và muối có thể làm giảm tổn thương da và các triệu chứng cơ năng của bệnh mề đay.

Giã đắp muối với lá ngải cứu giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu tươi

  • Sau đó cho vào chảo rang nóng cùng với 50g muối

  • Cho tất cả vào túi vải thô và để nguội bớt

  • Chườm lên lòng bàn tay, bàn chân,… để giảm ngứa

Tương tự như biện pháp chườm muối nóng, mẹo chữa này có khả năng kích ứng cao nên cần tránh áp

Dùng muối chữa mề đay cần chú ý vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng với lượng vừa đủ vì muối quá nhiều có thể làm cho da bị khô, dễ bị kích ứng. Cách tốt nhất là nên mua nước muối sinh lý có nồng độ sẵn để sử dụng.

  • Khi ngứa thì không được gãi có thể làm da bị trầy xước và dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên để duy trì lớp bảo vệ tự nhiên, hạn chế kích ứng và giảm ngứa hiệu quả.

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học với các loại thực phẩm có lợi cho việc điều trị: dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế các thực phẩm làm da dễ bị kích ứng: sữa, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn… (xem thêm: Người bị nổi mề đay cần kiêng gì?)

  • Tập thể thao để tinh thần luôn được thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ nhanh chóng có được kết quả hơn.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ về cách trị mề đay bằng muối sẽ giúp bạn có thêm một hướng đi khi có biểu hiện của bệnh mề đay. Nhưng khi sử dụng cần phải hết sức thận trọng. Và nếu áp dụng vài lần mà không có tiến triển hoặc bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa bệnh hiệu quả hơn

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:59

Cách trị mề đay bằng lá khế đơn giản - hiệu quả

  • PDF.

Dùng là khế ngọt chữa mề đay là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Đây là một trong những bài thuốc dân gian chữa mề đay hiệu quả nhất mà nhiều người tin dùng. Đã có nhiều người áp dụng bài thuốc này và đã thành công.

 

Chúng ta hãy cùng nghe những người đã từng sử dụng lá khế ngọt trị mề đay chia sẻ kinh nghiệm và cách thực hiện như sau:

Công dụng của lá khế

Một số công dụng của lá khế chữa mề đay như sau:

  • Theo đông y lá khế ngọt có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, làm giảm mệt mỏi, chữa các chứng dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay rất tốt.

  • Một khi gan có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn cho quá trình thải khí độc, mà khi mắc bệnh mề đay lại sinh ra nhiều độc tố, 2 nguyên nhân này tác động vào nhau khiến miễn dịch, đề kháng suy yếu. Lúc này, khí độc sẽ tích tụ dưới da sinh ra mụn nhọt, ngứa ngáy. Trong khi đó, lá khế ngọt lại có vị chát tính lạnh, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, làm cho quá trình bài tiết các độc tố, bã nhờn tốt hơn.

  • Theo tây y trong lá khế ngọt có chứa các chất kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ngứa da, dị ứng. Bên cạnh đó, lá khế ngọt còn giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, chữa mề đay cực tốt.

Cách dùng lá khế ngọt chữa nổi mề đay

Dưới đây là 3 cách chữa mề đay bằng lá khế ngọt hiệu quả nhất. Các bạn cùng theo dõi và đừng bỏ sót những bài thuốc hay này nhé.

#1. Lá khế ngọt sao nóng- chữa mề đay hữu hiệu

Một trong những cách dùng lá khế ngọt chữa mề đay thường được dân gian mách sử dụng nhất chính là sao nóng lá khế.

Sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức nhưng đem lại cho bạn một bài thuốc thật sự có giá trị.

Sao vàng lá khế ngọt giúp chiết ra được những dưỡng chất và dễ hấp thụ hơn, hiệu quả chữa bệnh cũng được gia tăng.

Chuẩn bị: Một nắm lá khế ngọt tươi

♦ Cách thực hiện: 

  • Ngâm lá khế ngọt khoảng 5 phút trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch

  • Để lá khế ngọt thật ráo nước hoặc phơi dưới nắng để lá nhanh khô hơn.

  • Đem lá khế ngọt đi sao nóng, đảo cho đều tay, đến khi tất cả các lá đều co rúm lại thì tắt bếp.

  • Đợi lá khế nguội bớt nhưng vẫn còn giữ được độ nóng thì chà lên lên vùng da bị mề đay.

Thực hiện nhiều lần trong ngày/ tuần để các vùng mề đay nhanh chóng lặn đi.

Lưu ý: Không dùng lá khế khi còn quá nóng để đắp lên da sẽ khiến da bị bỏng, tăng tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Trong khi chà lá khế cũng cần nhẹ tay, mạnh tay quá cũng khiến da dễ bị bong tróc, tổn thương.

#2. Lá khế ngọt đun nước tắm – mề đay “bay” đi mất

Bài thuốc này dành cho những ai không có quá nhiều thời gian vì cách thực hiện rất đơn giản, không tốn thời gian là bao nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nước tắm là khế ngọt và muối sẽ tiêu diệt những vi khuẩn, làm quá trình tiêu diệt mề đay diễn ra nhanh hơn

Hãy lưu ý cách thực hiện như sau:

♦ Chuẩn bị:

  • 200g lá khế ngọt tươi

  • 1/2 thìa cà phê

♦ Cách thực hiện: 

  • Ngâm lá khế ngọt khoảng 5 phút trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch

  • Đem lá khế ngọt nấu với nửa thìa cà phê muối và cho thêm 3 lít nước

  • Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút thì tắt bếp là được.

  • Dùng nước thuốc này để tắm.

Thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được các triệu chứng nổi mề đay tái phát.

Lưu ý: Khi sử dụng nước lá khế ngọt để tắm bạn cần để nguội rồi hãy dùng, hoặc có thể pha nước lá khế sao cho vừa đủ ấm, không quá lạnh, cũng không quá lạnh. Trong khi tắm, có thể dùng bã lá khế chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay.

#3.  Kết hợp lá khế ngọt với vỏ và rễ

Theo đông y, muốn tiêu trừ mề đay phải đi từ việc giải độc, tán nhiệt, hòa huyết, bình can. Sử dụng là khế ngọt làm kết hợp cùng vỏ và rễ của nó thanh nhiệt giải độc thì quả là một bài thuốc quý. Muốn mề đay mau chóng khỏi hẳn thì không những trị ngoài da mà còn diệt tận gốc từ bên trong bằng cách uống thuốc.

 

Kết hợp lá khế ngọt cùng vỏ và rễ của nó để có bài thuốc chữa mề đay hiệu quả nhất

Ghi chú lại ngay bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế ngọt này như sau:

Chuẩn bị: Lá khế, vỏ và rễ với lượng bằng nhau

♦ Cách thực hiện: 

  • Đem các nguyên liệu đi rửa sạch

  • Cho vào ấm đun lấy nước uống

Sử dụng nước lá khế ngọt uống nhiều lần trong ngày sẽ mang lại cho bạn hiệu quả ngoài mong đợi.

Lưu ý: Những người mang thai khi sử dụng bài thuốc này cần phải tìm hiểu kỹ và tốt nhất nên hỏi các lương y có sử dụng được không, cách dùng ra sao cho an toàn

Ngoài 3 bài thuốc trên thì người mắc bệnh mề đay cũng có thể dùng lá ngọt kết hợp với lá thanh hao, lá long não để lấy nước tắm. Hoặc có thể kết hợp với lá sả, lá ổi, lá chanh để xông. 2 bài thuốc này cũng rất hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng lá khế chữa mề đay:

Lá khế tuy an toàn, dùng được cho nhiều đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,… và phòng ngừa tái phát nhưng lá khế cũng có những nhược điểm. Đặc biệt với những người bị các bệnh về thận hoặc sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, với hàm lượng cao axit oxalic trong khế sẽ làm sỏi thận dễ tái phát.

Lá khế ngọt dễ tìm lại ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, tiêu trừ mề đay nhanh chóng, trả lại cho bạn một sức khỏe và cuộc sống tốt hơn. Chúc bạn sẽ thành công!

Nguồn tham khảo: https://ihs.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:59

3 cách giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà hiệu quả

  • PDF.

Hướng dẫn vài mẹo giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà rất đơn giản cho mọi người tham khảo. Đau thần kinh tọa khiến người bệnh thường xuyên chịu sự đau đớn do bệnh hành hạ. Với những mẹo này, người bệnh có thể tự khắc phục được cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giúp giảm đau nhất thời, muốn bệnh khỏi hẳn thì phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau thần kinh tọa là các cơn đau từ sống lưng xuống chi dưới, ngoài các cơn đau, người bệnh còn hay có biểu hiện kèm theo là tê rần cẳng chân, đau nhức dọc thần kinh tọa, nóng rát và khó chịu. Khi vận động mạnh cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Nếu thấy cơn đau xuất hiện thì nên nghỉ ngơi và áp dụng một trong các mẹo mà bài viết hướng dẫn.

Mẹo giảm đau dây thần kinh tọa hiệu quả

1. Bài thuốc ngâm chân giúp giảm đau dây thần kinh tọa

Đây là mẹo chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng chữa bệnh. Ngâm chân bằng thảo dược là cách giúp thư giãn gân cốt, thư giãn đầu óc, chữa bệnh mất ngủ và cải thiện được làn da. Ngoài ra, ngâm chân trong thảo dược còn có tác dụng quan trọng là giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, chữa được các chứng bệnh xương khớp.

Ngâm chân với gừng, muối và lá lốt là bài thuốc giảm đau dây thần kinh tọa rất hay. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, đả thông kinh mạch. Lá lốt có khả năng chống viêm, tiêu sưng. Muối làm nhiệm vụ sát trùng làm sạch da, diệt khuẩn.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 1 củ gừng tươi

+ 1 nắm lá lốt tươi

+ 1 muỗng muối

– Cách thực hiện:

+ Hòa muỗng muối vào thau nước ấm khoảng 40 độ. Gừng rửa sạch, đập giập cho vào nước, lá lốt rửa sạch, giã nát hòa vào nước.

+ Ngồi trên đòn hoặc ghế thấp, ngâm chân vào thau nước thảo dược 15 phút, thỉnh thoảng dùng tay massage chân.

+ Sau 15 phút thì rửa sơ chân lại với nước ấm. Cách này có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần hoặc vào những lúc cơn đau tái phát.

2. Bài tập thể dục giảm đau thần kinh tọa

Đây là mẹo giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà vừa đơn giản lại không tốn kém. Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra 10-20 phút tập các bài thể dục đơn giản này để cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa như:

Bài tập cúi người:

Động tác đứng thẳng khép hai chân, từ từ gập người, dùng 2 tay chạm vào 2 mũi chân, giữ yên tư thế 10 giây sau đó quay lại tình trạng ban đầu. Tập động tác này 15-20 lần mỗi ngày là cách giảm đau thần kinh tọa rất hiệu quả.

Bài tập giúp làm giãn cơ lưng và chân, dây thần kinh tọa được đàn hồi tốt hơn.

Bài tập kéo chân về phía ngực:

Bài tập này người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng, dùng tay kéo 1 bên đầu gối về phía ngực, kéo hết mức có thể, giữ yên 20 giây rồi thả chân về. Đổi chân bên kia thực hiện tương tự, làm xen kẽ mỗi bên chân 10 lần là được.

Bài tập này thực hiện mỗi ngày nhằm cải thiện sự linh hoạt của lưng dưới, giảm sức ép lên dây thần kinh tọa.

Tìm hiểu thêm: Các bài vật lý trị liệu chữa đau dầy thần kinh tọa

3. Nghỉ ngơi và chườm lạnh

Đây là biện pháp giúp giảm đau thần kinh tọa nhất thời rất tốt. Dây thần kinh tọa đau nhiều khi di chuyển, còn khi chúng ta nghỉ ngơi thì các cơn đau sẽ dần hạ xuống. Chườm lạnh đồng thời gây tê liệt các dây thần kinh, làm mất cảm giác đau quanh vùng thần kinh tọa.

Cách thực hiện:

Nghỉ ngơi trên giường hoặc ghế êm, kê gối vừa phải, hít thở sâu cho cơn đau giảm bớt. Dùng 1 túi vải sạch bọc các viên đá bi, chườm dọc vùng thần kinh tọa 5-10 phút. Cách này có thể thực hiện vài lần mỗi ngày.

Nguồn tham khảo: https://vhea.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:58

4 cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu đơn giản

  • PDF.

Ngải cứu là một trong những nguyên liệu từ tự nhiên, có khả năng chữa trị bệnh đau mỏi vai gáy khá an toàn. Chính vì vậy, trong dân gian, có rất nhiều người đã áp dụng cách chữa trị này để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vai gáy. Hãy tham khảo ngay 3 cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu dưới đây để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này hiệu quả nhất.

Chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu – Bài thuốc rất công hiệu không phải ai cũng biết

4 cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu

Ngải cứu là một trong những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau mỏi vai gáy. Theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, mùi hắc, tính ấm, không độc, có tác dụng trong việc ổn định khí huyết, giảm đau, trừ phong thấp, an thai, bổ máu, điều hòa kinh nguyệt. Để chữa đau mỏi vai gáy bằng lá ngải cứu, mọi người đã áp dụng một số phương pháp khác nhau như chườm nóng, uống hoặc đắp.

Bên cạnh đó, lá ngải cứu kết hợp với một số nguyên liệu khác cũng mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau mỏi vai gáy rất tốt. Nếu sử dụng cách chữa đau mỏi vai gáy thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng đau nhức vùng vai gáy dọc xuống thắt lưng. Dưới đây là 3 cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu, bạn đọc có thể tham khảo.

1/ Chườm nóng lá ngải cứu vào vùng vai gáy bị đau

Phương pháp chườm lá ngải cứu vào vùng vai gáy được rất nhiều người thực hiện để giảm nhanh những cơn đau nhức. Thông thường, những người trong dân gian sẽ sử dụng phương pháp chườm nóng. Chườm nóng lá ngải cứu là được thực hiện khá đơn giản, giúp giảm nhanh cơn đau và tránh được những tổn thương do vùng vai gáy chèn ép. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người bệnh không nên chườm quá nóng hoặc quá lạnh gây bỏng rát da vùng chườm.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá ngải cứu và muối hạt to.

  • Bạn đem lá ngải cứu rang cho thật khô. Nếu nhận thấy lá ngải cứu đã khô và nóng nóng ở nhiệt độ cao thì bạn tiến hành bỏ muối vào rang cùng.

  • Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp vào túi chườm, để cho nguội bớt rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.

  • Hãy áp dụng cách này 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy hiện tượng đau mỏi vai gáy được cải thiện đáng kể.

2/ Phương pháp chườm lạnh lá ngải cứu

Trong dân gian, phương pháp chườm lạnh lá cây ngải cứu được sử dụng ít phổ biến hơn. Việc chườm lạnh lá ngải cứu lên vùng vai gáy bị chấn thương sẽ có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, làm co mạch, cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời, cách làm này còn giúp làm giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương giúp giảm đau hiệu quả. So với cách chườm nóng thì chườm lạnh mang lại cảm giác dễ chịu hơn nhưng hiệu quả điều trị bệnh lại không bằng chườm nóng.

Dùng lá ngải cứu chườm lạnh sẽ giúp giảm đau mỏi vai gáy rất tốt

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm lá ngải cứu và đá lạnh (nhiệt độ nước đá khoảng 0 – 3 độ C)

  • Đầu tiên, bạn rửa thật sạch lá ngải cứu rồi để cho thật ráo nước.

  • Bỏ lá ngải cứu vào nồi rồi thêm khoảng 300 ml nước vào ngập phần lá ngải cứu và bạn nấu sôi lên trong vòng 10 phút.

  • Bạn có thể cho thêm một chút muối vào phần nước lá ngải cứu.

  • Sau đó, bạn đợi nước lá ngải cứu nguội đi và cho vào túi vải. 

  • Tiếp theo, bạn cho đá vào túi vải và tiến hành chườm lên vùng vai gáy bị đau. Bạn xoa nhẹ theo đường tròn đồng tâm trong 5 – 10 phút.

  • Cuối cùng, bạn lấy bọc đá ra và dùng khăn sạch lau khô vùng vai gáy. Bạn có thể bôi một lớp kem trung tính, vaselin,… lên vùng vai gáy vừa chườm để tránh nguy cơ bị tổn thương da do lạnh.

3/ Uống nước lá ngải cứu

Từ lâu, cách uống nước lá ngải cứu đã trở nên rất thông dụng với nhiều người. Phương pháp này không chỉ chữa trị bệnh đau vai gáy mà còn giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh khác như băng huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Nước lá ngải cứu có khả năng giúp lượng máu lưu thông dễ dàng, hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh. Chính vì vậy, ngoài cách chườm nóng, chườm lạnh, bạn có thể sử dụng lá ngải cứu để uống giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá ngải cứu rửa sạch và để ráo nước.

  • Sau đó, bạn cho lá ngải cứu vào xay nhuyễn lấy nước uống.

  • Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống một ly để giúp giảm đau nhức vai gáy.

  • Nếu kiên trì áp dụng, bệnh đau vai gáy sẽ giảm nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Bị đau mỏi vai gáy lâu ngày không khỏi phải làm sao?

4/ Đắp lá ngải cứu với lá lốt

Bên cạnh những cách làm trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá ngải cứu kết hợp với lá lốt để nhanh chóng giảm nhanh cơn đau. Lá lốt có tính kháng viêm khá cao, giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức vai gáy. Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng lá lốt và ngải cứu đắp trực tiếp vào vùng vai gáy bị đau nhức.

 

Ngải cứu kết hợp với lá lốt giúp giảm nhanh những cơn đau mỏi vai gáy

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá ngải cứu, lá lốt và muối hạt

  • Đem lá ngải cứu và lá lốt rửa thật sạch rồi để cho khô.

  • Cho tất cả nguyên liệu vào cối và giã nhuyễn.

  • Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau nhức.

  • Áp dụng mỗi ngày một lần bạn sẽ thấy được hiệu quả trong thời gian ngắn.

Với 4 cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu được chúng tôi hướng dẫn ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình điều trị bệnh. Những phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng đau mỏi vai gáy tạm thời chứ không điều trị căn bệnh này dứt điểm. Chính vì thế, nếu bạn áp dụng các cách trên mà tình hình bệnh vẫn không được cải thiện, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn:https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:58

You are here Tin tức Thông tin y học